Bạn đang xem bài viết Cua hợp và kỵ với những loại thực phẩm nào? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cua luôn được xem là một loại hải sản bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng cao cùng nhiều khoáng chất có lợi, cua là nguồn bổ sung các loại dưỡng chất tự nhiên và quý giá cho cơ thể, giúp tăng sức đề kháng, cải thiện trí nhớ, làm giảm nguy cơ đau tim, ung thư và cải thiện chứng lo âu, trầm cảm. Ngoài ra, hàm lượng protein trong thịt cua cũng giúp phục hồi tình trạng suy nhược cơ thể, rất tốt cho các trẻ nhỏ biếng ăn, người mới ốm dậy và những người bị suy dinh dưỡng.

Người ta thường chế biến và kết hợp cua với nhiều loại thực phẩm khác nhau để thay đổi khẩu vị và mang lại những lợi ích khác nhau. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào cũng có thể kết hợp với cua. Theo nghiên cứu được thông báo trên trang 24h, sau đây là danh sách các loại thực phẩm có thể và không thể kết hợp với cua.

Những thực phẩm hợp với cua

Cua hợp kỵ với những loại thực phẩm nào?

Tỏi: Chế biến cua với tỏi sẽ hỗ trợ dưỡng tích khí và giải độc tố bên trong cơ thể.

Tham khảo thêm:   Bỏ túi cách phân biệt sò lông và sò huyết chuẩn không cần chỉnh

Trứng gà: Trứng gà chứa nhiều protein và khi kết hợp cùng cua sẽ bổ trợ lẫn nhau, giúp cung cấp năng lượng và làm cơ thể khỏe mạnh.

Bí đao: Kết hợp cua và bí đao sẽ giúp cơ thể hấp thụ được nhiều vitamin và dưỡng chất cho cơ thể

Những thực phẩm kỵ với cua

Cua hợp kỵ với những loại thực phẩm nào?

Khoai lang – Khoai tây: Mặc dù khi tách riêng, cua, khoai lang và khoai tây đều là những thực phẩm có lợi cho cơ thể và chứa nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên, nếu sử dụng chung với nhau sẽ gây tác dụng ngược, điển hình như việc kết sỏi gây sỏi thận.

Các loại quả giàu Vitamin C: Theo báo Newsgd.com của Trung Quốc, các loại quả giàu Vitamin C như lê, cam, kiwi, hồng… thường chứa lượng lớn Axit tannic, ăn chung với cua sẽ làm chúng kết tủa, gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, tệ hơn có thể dẫn đến ngộ độc.

Nước đá và thức ăn lạnh: Cua có tính hàn vị mặn, khi ăn chung với đồ lạnh càng tăng tính hàn. Khi ăn cua mà uống nước đá hoặc ăn thêm kem sẽ làm giảm nhiệt độ trong dạ dày và dễ gây tiêu chảy. Cho nên sau khi ăn cua không nên ăn đồ lạnh.

Cần tây: Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, không tốt cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Phân tích phong cách nghệ thuật của Thạch Lam qua truyện Hai đứa trẻ Phong cách nghệ thuật của Thạch Lam

Cá chạch: Cua với cá chạch chức năng tương phản, nếu ăn chung sẽ gây trúng độc, hậu quả nghiêm trọng.

Mật ong: Mật ong sử dụng với cua sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, gây tiểu chảy và có thể dẫn đến ngộ độc.

Trên đây là một số loại thực phẩm hợp và kỵ với cua. Hãy lưu ý khi sử dụng để không gây tác dụng ngược khi sử dụng làm ảnh hưởng sức khỏe gia đình bạn nhé.

Nguồn: 24h

Chọn mua các sản phẩm tại Bách Hóa Xanh:

Bạn sẽ quan tâm:

  • Cách phân biệt cua khỏe và cua bệnh
  • Không ăn chung khổ qua với các loại thực phẩm này
  • Những thực phẩm kỵ nhau bạn nên biết để bảo vệ sức khoẻ gia đình

Đến siêu thị Wikihoc.com gần nhất chọn mua cua về làm món ngon cho gia đình.

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cua hợp và kỵ với những loại thực phẩm nào? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *