Bạn đang xem bài viết ✅ Công thức Vật lý 9 Tổng hợp kiến thức lớp 9 môn Vật lý ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trong chương trình môn Vật lý 9 có rất nhiều công thức khó nhớ, vì vậy trong bài viết dưới đây Wikihoc.com giới thiệu đến các bạn Tổng hợp kiến thức môn Vật lý lớp 9.

Tài liệu tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết và công thức Vật lý lớp 9 theo từng chương giúp các bạn dễ dàng tra cứu khi cần, học thuộc một cách nhanh chóng. Nội dung chương trình môn vật lý lớp 9 xoay quanh các chủ đề như: điện học, điện từ và quang học. Mời các bạn cùng theo dõi và tải tài liệu tại đây.

Tổng hợp kiến thức môn Vật lý lớp 9

I. ĐỊNH LUẬT ÔM – ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN

1- Định luật Ôm: Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây.

Công thức:

I = frac{U}{R}

Trong đó:

  • I: Cường độ dòng điện (A),
  • U Hiệu điện thế (V)
  • R Điện trở

Ta có: 1A = 1000mA và 1mA = 10-3A

*Chú ý:

– Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai dầu dây dẫn là đường thẳng đi qua gốc tọa độ (U = 0; I = 0)

Với cùng một dây dẫn (cùng một điện trở) thì: frac{U_1}{U_2}=frac{R_1}{R_2}

2- Điện trở dây dẫn:

Trị số R = frac{U}{I}không đổi với một dây dẫn được gọi là điện trở của dây dẫn đó

Đơn vị: Omega .1 mathrm{M} Omega=10^{3} mathrm{k} Omega=10^{6} Omega

*Chú ý:

  • Điện trở của một dây dẫn là đại lượng đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của dây dẫn đó.
  • Điện trở của dây dẫn chỉ phụ thuộc vào bản thân dây dẫn.
Tham khảo thêm:   Tất tần tật kinh nghiệm du lịch Pù Luông chi tiết từ A-Z

II- ĐỊNH LUẬT ÔM CHO ĐOẠN MẠCH CÓ CÁC ĐIỆN TRỞ MẮC NỐI TIẾP

1/ Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp

– Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm:

mathrm{I}=mathrm{I}_{1}=mathrm{I}_{2}=ldots=mathrm{I}_{mathrm{n}}

– Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần:

mathrm{U}=mathrm{U}_{1}+mathrm{U}_{2}+ldots+mathrm{U}_{mathrm{n}}

2/ Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp

a.  Điện trở tương đương (Rtđ) của một đoạn mạch là điện trở có thể thay thế cho các điện trở trong mạch, sao cho giá trị của hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch không thay đổi.

b. Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp bằng tổng các điện trở hợp thành:

mathrm{R}_{mathrm{td}}=mathrm{R}_{1}+mathrm{R}_{2}+ldots+mathrm{Rn}

3/ Hệ quả: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp (cùng I) hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó

frac{mathrm{U}_{1}}{mathrm{U}_{2}}=frac{mathrm{R}_{1}}{mathrm{R}_{2}}

III- ĐỊNH LUẬT ÔM CHO ĐOẠN MẠCH CÓ CÁC ĐIỆN TRỞ MẮC SONG SONG

1/ Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song

– Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ:

mathrm{I}=mathrm{I}_{1}+mathrm{I}_{2}+ldots+mathrm{I}_{mathrm{n}}

– Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ

mathrm{U}=mathrm{U}_{1}=mathrm{U}_{2}=ldots=mathrm{U}_{mathrm{n}}

2/ Điện trở tương đương của đoạn mạch song song

– Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song bằng tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ:

frac{1}{mathrm{R}_{mathrm{td}}}=frac{1}{mathrm{R}_{1}}+frac{1}{mathrm{R}_{2}}+ldots+frac{1}{mathrm{R}_{mathrm{n}}}

3/ Hệ quả

Mạch điện gồm hai điện trở mắc song thìR{ }_{mathrm{td}}=frac{mathrm{R}_{1} cdot mathrm{R}_{2}}{mathrm{R}_{1}+mathrm{R}_{2}}

– Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở (cùng U) tỷ lệ nghịch với điện trở đó: frac{I_1}{I_2}=frac{R_1}{R_2}

IV- ĐIỆN TRỞ DÂY DẪN PHỤ THUỘC VÀO CÁC YẾU TỐ CỦA DÂY

Tham khảo thêm:   Bộ đề ôn thi IOE lớp 3 Bài tập ôn thi Olympic tiếng Anh lớp 3

Điện trở dây dẫn tỷ lệ thuận với chiều dài của dây, tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn

Công thức tính điện trở của dây dẫn (điện trở thuần)

mathrm{R}=rho frac{1}{mathrm{S}} quad

Trong đó:

  • l là chiều dài dây dẫn
  • S tiết diện của dây
  • rho điện trở suất
  • R điện trở suất

Ý nghĩa của điện trở suất:

  • Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất liệu) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài là 1m và tiết diện là 1 m.2
  • Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt.

Chú ý:

– Hai dây dẫn cùng chất liệu, cùng tiết diện frac{mathrm{R}_{1}}{mathrm{R}_{2}}=frac{1}{12}

– Hai dây dẫn cùng chất liệu, cùng chiều dài frac{mathrm{R}_{1}}{mathrm{R}_{2}}=frac{mathrm{S}_{2}}{mathrm{S}_{1}}

– Hai dây dẫn cùng chất liệu: frac{R_{1}}{R_{2}}=frac{1}{1_{2}} cdot frac{S_{2}}{S_{1}}

– Công thức tính tiết diện của dây theo bán kính (R) và đường kính dây (d):

S=piR ^{2}=pi frac{d^{2}}{4} Rightarrow frac{S_{1}}{S_{2}}=left(frac{d_{1}}{d_{2}}right)^{2}

– Đổi đơn vị:

1mathrm{m}=100mathrm{cm}=1000mathrm{mm}

1 mathrm{mm}=10^{-1} mathrm{cm}=10^{-3} mathrm{m}

1 mathrm{mm}^{2}=10^{-2} mathrm{cm}^{2}=10^{-6} mathrm{m}^{2}

V- BIẾN TRỞ – ĐIỆN TRỞ DÙNG TRONG KỸ THUẬT

1/ Biến trở

Được dùng để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch.

– Các loại biến trở được sử dụng là: biến trở con chạy, biến trở tay quay, biến trở than (chiết áp). Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

– Kí hiệu trong mạch vẽ:

2/ Điện trở dùng trong kỹ thuật

– Điện trở dùng trong kỹ thuật thường có trị số rất lớn.

– Được chế tạo bằng lớp than hoặc lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp cách điện

– Có hai cách ghi trị số điện trở dùng trong kỹ thuật là:

  • Trị số được ghi trên điện trở.
  • Trị số được thể hiện bằng các vòng màu sơn trên điện trở (4 vòng màu).
Tham khảo thêm:   Lịch nghỉ lễ 30/4 1/5 năm 2024: Nghỉ 5 ngày liên tiếp

VI- CÔNG SUẤT ĐIỆN

1) Công suất điện: Công suất điện trong một đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện qua nó.

 Công thức:

P=U . I,

Trong đó:

  • P công suất (W);
  • U hiệu điện thế (V);
  • I cường độ dòng điện (A)

– Đơn vị:

  • Oắt (mathrm{W})
  • 1mathrm{MW}=1000mathrm{kW}=1.000.000mathrm{W}
  • 1mathrm{W}=10^3mathrm{kW}=10^{-6}mathrm{MW}

2) Hệ quả: Nếu đoạn mạch cho điện trở R thì công suất điện cũng có thể tính bằng công thức:

mathrm{P}=mathrm{I}^{2} cdot mathrm{R} quadhoặc  mathrm{P}=frac{mathrm{U}^{2}}{mathrm{R}} quadhoặc tính công suất bằng mathrm{P}=frac{mathrm{A}}{mathrm{t}}

3) Chú ý

– Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ khi nó hoạt động bình thường.

– Trên mỗi dụng cụ điện thường có ghi: giá trị hiệu điện thế định mức và công suất định mức.Trên mỗi dụng cụ điện thường có ghi: giá trị hiệu điện thế định mức và công suất định mức.

Ví dụ: Trên một bòng đèn có ghi 220V – 75W nghĩa là: bóng đèn sáng bình thường khi đựơc sử dụng với nguồn điện có hiệu điện thế 220V thì công suất điện qua bóng đèn là 75W.

– Trong đoạn mạch mắc nối tiếp (cùng I) thì: frac{mathrm{P}_{1}}{mathrm{P}_{2}}=frac{mathrm{R}_{1}}{mathrm{R}_{2}} (công suất tỉ lệ thuận với điện trở)

– Trong đoạn mạch mắc song song (cùng U) thì frac{mathrm{P}_{1}}{mathrm{P}_{2}}=frac{mathrm{R}_{2}}{mathrm{R}_{1}} (công suất tỉ lệ nghịch với điện trở)

– Dù mạch mắc song song hay nối tiếp thì P_{m}=P_{1}+P_{2}+ldots+P_{n}

………….

Tài liệu vẫn còn, mời bạn tải file để xem nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công thức Vật lý 9 Tổng hợp kiến thức lớp 9 môn Vật lý của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *