Chu vi hình bình hành là đường bao quanh toàn bộ diện tích của hình. Đồng thời, đây là dạng kiến thức mà các em sẽ học trong chương trình toán lớp 4, xuất hiện trong các bài tập, đề thi và đặc biệt được ứng dụng trong thực tế rất nhiều. Vậy nên, nội dung bài viết này Wikihoc sẽ tổng hợp và phân tích rõ công thức tính chu vi của hình bình hành để các em tham khảo.

Công thức tính chu vi hình bình hành

Để tính chu vi hình bình hành, ta áp dụng công thức sau:

C = (a+b) x 2

Trong đó:

  • C: Chu vi hình bình hành

  • a và b: Hai cạnh bất kỳ của hình bình hành

Công thức tính chu vi của hình bình hành. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Ví dụ: Cho một hình bình hành ABCD có hai cạnh a và b lần lượt là 4 cm và 6 cm. Hỏi chu vi của hình bình hành ABCD bằng bao nhiêu?

Áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành ta có:

C = (a +b) x 2 = (4 + 6) x 2 =10 x 2 = 20 cm

Một số dạng bài tập tính chu vi hình bình hành phổ biến

Trong chương trình học toán lớp 4, với phần kiến thức về chu vi của một hình bình hành các em sẽ được làm quen với những dạng bài tập sau:

Có nhiều dạng bài tập liên quan tới chu vi của hình để các bé luyện tập. (ảnh: Sưu tầm internet)

Dạng 1: Cho độ dài các cạnh hình bình hành, tính chu vi

Phương pháp giải: Ta áp dụng đúng chuẩn công thức tính chu vi của hình sẽ bằng 2 lần tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ để tìm đáp án chính xác.

Tham khảo thêm:   Cách làm mì xào trứng cho bữa sáng cực nhanh nhưng vẫn đủ chất

Ví dụ: Một mảnh đất hình bình hành có 2 cạnh bất kỳ với độ dài lần lượt là 30m và 50m. Hỏi chu vi mảnh đất hình bình hành là bao nhiêu?

Giải:

Chu vi mảnh đất hình bình hành là:

(30 + 50) x 2 = 80 x 20 = 160 (m)

Đáp số: 160m

Dạng 2: Cho chu vi, tính độ dài các cạnh của hình bình hành

Phương pháp giải: Từ công thức tính chu vi của hình bình hành, ta sẽ suy ra cách tính độ dài cạnh bất kỳ. Cụ thể: C = (a + b) x 2 ==> b = C/2 – a hoặc a = C/2 – b

Ví dụ: Chu vi hình bình hành ABCD bằng 48 cm. Tính độ dài các cạnh của hình bình hành biết độ dài cạnh AB dài hơn độ dài cạnh ngắn BD 4 cm.

Hướng dẫn giải

Nửa chu vi của hình bình hành la:

48 : 2 = 24 cm

Độ dài cạnh dài của hình bình hành là:

(24 + 4) : 2 = 14 cm

Độ dài cạnh ngắn của hình bình hành la:

24 – 14 = 10 cm

Dạng bài tập 3: Kiến thức tổng hợp

Phương pháp giải: Với dạng bài tập này sẽ thiên về lý thuyết nhiều hơn, cũng như kết hợp thêm nhiều dạng khác nhau. Đòi hỏi các em cần phải đọc kỹ đề bài, phân tích từng dữ kiện để có thể đưa ra được đáp án chính xác nhất.

Bài tập về chu vi của hình bình hành để bé tự luyện

Dưới đây là một số bài tập liên quan đến công thức tính chu vi hình bình hành để các em cùng nhau luyện tập:

Bài 1: Tính chu vi hình bình hành ABCD ở trên biết AB = 7cm, BC = 5cm

Bài 2: Cho hình bình hành ABCD có chu vi là 26cm, cạnh a của hình ABCD = 6cm. Tính cạnh b của hình bình hành.

Bài 3: Tính chu vi của hình bình hành, biết :

a) Độ dài cạnh ngắn là 5dm, cạnh dài là 60cm;

b) Độ dài cạnh ngắn là 15m, cạnh dài là 1000cm;

Tham khảo thêm:   10+ mẫu thiệp chúc mừng sinh nhật vợ cực đẹp và ý nghĩa

c) Độ dài cạnh ngắn là 40cm, cạnh dài là 60cm;

d) Độ dài cạnh ngắn là 30dm, cạnh dài là 600cm;

Bài 4: Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b. Tính chu vi hình bình hành, biết:

a) a = 35cm; b = 12cm

b) a = 26dm; b = 4dm

c) a = 1km 200m; b = 750m

d) a = 12dm; b = 2m

Bài 5: Cho công thức tính chu vi hình bình hành là C = (a + b) x 2. Trong đó:

A. a là chu vi, b là độ dài cạnh ngắn, C là độ dài cạnh dài

B. C là độ dài cạnh ngắn, b là độ dài cạnh dài, a là chu vi

C. C là chu vi, a là độ dài cạnh ngắn, b là độ dài cạnh dài

Bài 6: Điều kiện để tính chu vi hình bình hành là:

A. có độ dài đáy, chiều cao

B. có chiều dài, chiều rộng

C. có độ dài một cạnh

D. có độ dài cạnh ngắn, độ dài cạnh dài cùng đơn vị đo

Bài 7: Một hình bình hành có cạnh dài bằng 40 cm, cạnh ngắn bằng 25 cm. Tính chu vi của hình bình hành đó?

Bài 8: Một hình bình hành có độ dài hai cạnh liên tiếp lần lượt là 7 cm và 15 cm. Tính chu vi hình bình hành đó

Bài 9: Chu vi hình bình hành bằng 48 cm. Tính độ dài các cạnh của hình bình hành biết độ dài cạnh dài hơn độ dài cạnh ngắn 4 cm.

Mẹo giúp bé làm bài tập tính chu vi hình vuông hiệu quả

Để giúp các bé dễ dàng nắm vững và chinh phục được kiến thức về hình bình hành này, dưới đây là một số bí quyết mà bố mẹ có thể áp dụng để hỗ trợ con.

Tạo niềm hứng thú khi học toán cho bé cùng Wikihoc Math

Toán học là bộ môn khá khô khan, nhất là toán hình thì càng dễ khiến trẻ nhàm chán hơn nếu không có cách học phù hợp. Vậy nên, để giúp bố mẹ giải quyết khó khăn này thì Wikihoc Math đã ra đời. Đây là ứng dụng dạy toán tư duy online bằng tiếng Anh dành cho trẻ mầm non và tiểu học, đang được hàng triệu phụ huynh tin tưởng lựa chọn.

Tham khảo thêm:   Tác phẩm Một người Hà Nội Sáng tác 1990, Nguyễn Khải

Với ứng dụng này sẽ cung cấp hơn 400 bài học, được bám sát vào hơn 60 chủ đề toán bao gồm cả hình học, các công thức tính toán,… Tất cả đều được giảng dạy dưới dạng video, hình ảnh hoạt họa ngộ nghĩnh, giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức và không bị nhàm chán khi học toán.

Nhiều hoạt động thú vị khi học toán cùng Wikihoc Math. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Chưa kể, Wikihoc Math còn xây dựng hơn 10.000 hoạt động tương tác như giải đố, trò chơi, thực hành cùng bố mẹ… Chính điều này giúp bé vừa học, vừa chơi để kích thích khả năng tư duy toán học, tăng khả năng ghi nhớ và đặc biệt là giúp bé có sự hứng thú hơn khi học toán so với học trên sách vở.

Ngoài ra, toàn thể nội dung bài học đều bám sát chương trình GDPT mới nhất để hỗ trợ việc học toán trên lớp của bé đạt kết quả tốt hơn. Đồng thời, còn là cơ hội để giúp bé vừa học toán, vừa học tiếng Anh dễ dàng, hiệu quả chỉ với 2000đ/ngày.

 

Nắm vững kiến thức cơ bản về hình bình hành

Để giải được bài tập về chu vi hình bình hành, đòi hỏi các em cần phải nắm vững các kiến thức cơ bản từ khái niệm đặc điểm của hình, công thức tính chu vi, diện tích hình bình hànhĐể có thể chinh phục các bài toán một cách dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bố mẹ nên thường xuyên kiểm tra kiến thức này của con để đảm bảo bé nắm chắc chúng, cũng như nếu bé quên hay sai phần nào có thể củng cố kịp thời cho con.

Luyện tập, thực hành thường xuyên là điều cần thiết

Sau khi đã nắm chắc được phần kiến thức lý thuyết, bố mẹ nên tạo điều kiện để có được luyện tập và thực hành thường xuyên. Như cùng con giải các bài tập trong SGK, sách bài tập, tìm kiếm thêm nhiều bài tập từ cơ bản đến nâng cao trên internet, học thêm nhiều kiến thức mới liên quan…

Chính việc được thực hành thường xuyên sẽ giúp nâng cao khả năng tư duy và hiệu quả tiếp thu kiến thức của trẻ tốt hơn thay vì chỉ học lý thuyết suông.

Cùng bé thực hành mỗi ngày nhé bố mẹ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Kết luận

Trên đây là tổng hợp những kiến thức cơ bản về công thức tính chu vi hình bình hành. Hy vọng với những chia sẻ trên của Wikihoc sẽ góp phần giúp nâng cao hiệu quả tiếp thu và chinh phục kiến thức toán này của bé đạt kết quả tốt nhất.

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *