Giữa trọng lượng và khối lượng có mối quan hệ nhất định, được thể hiện bằng công thức. Vậy bài ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng, cách vận dụng công thức vào giải các bài tập liên quan. 

Mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng 

Đầu tiên chúng ta cùng nhau ôn lại về khối lượng là gì? 

Khối lượng là gì? 

Định nghĩa khối lượng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khối lượng là số đo lượng chất của một vật. Để đo được khối lượng của vật người ta có thể dùng cân. 

Đơn vị tiêu chuẩn để đo khối lượng là kg

Kí hiệu của khối lượng là m 

Ví dụ: khối lượng cơ thể của một người là 48 kg 

Trọng lượng là gì? 

Trọng lượng là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trọng lượng là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật thể. 

Đơn vị đo trọng lượng là Newton (N) 

Ví dụ: Trọng lượng của quả cân 100g là 1 N 

Mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng 

Do trọng lượng tác động lên mọi vật có khối lượng. Ta có mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng như sau: 

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (Dàn ý + 10 mẫu) Những bài văn hay lớp 12

Khối lượng của một vật tỉ lệ thuận với trọng lượng của vật đó. Khối lượng càng cao thì trọng lượng càng lớn. 

Mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng cũng được thể hiện qua công thức ở phần dưới đây. 

Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng    

Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng 

Ta có công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng hay công thức tính trọng lượng của vật dựa trên khối lượng như sau: 

P: Trọng lượng (N) 

m: Khối lượng (kg) 

Chú ý: Khi áp dụng công thức trên, ta cần biết được khối lượng của vật. Do khối lượng của vật tính bằng kg nên cần đổi khối lượng về đơn vị kg. 

Dưới đây là bảng quy đổi đơn vị đo khối lượng cần nhớ 

Bảnh quy đổi đơn vị đo khối lượng. (Ảnh: Wikihoc)

Mỗi đơn vị đứng trước lớn hơn đơn vị đứng sau liền kề 10 lần (Ví dụ 1 yến = 10 kg). Mỗi đơn vị đứng sau kém đơn vị đứng trước liền kề 10 lần (ví dụ 1kg = 1/10 yến).

Phương pháp giải bài tập về trọng lượng

Có hai dạng bài tập hay gặp về tính trọng lượng và khối lượng, dưới đây là cách chúng ta giải những bài tập liên quan. 

Dạng 1:  Cho khối lượng yêu cầu tính trọng lượng. 

Với dạng bài tập này, trước tiên ta cần xem khối lượng đã được quy đổi về đơn vị đo kg hay chưa? Tiếp theo ta áp dụng công thức tính P = 10.m (N) 

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 6: Kể về một chuyến ra thành phố (Dàn ý + 7 mẫu) Những bài văn hay lớp 6

Dạng 2: Cho trọng lượng yêu cầu tính khối lượng 

Cách giải: Ta áp dụng công thức m = P/10 (kg) 

Xem thêm: Các loại máy cơ đơn giản: Cấu tạo, công dụng & ví dụ chi tiết từng loại

Bài tập vận dụng công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng 

Bài 1: Một xe tải có khối lượng 3,2 tấn sẽ có trọng lượng bao nhiêu Niutơn? 

Đáp án: Ta có m = 3,2 tấn = 3,2 x 1000 = 3200kg. Vậy trọng lượng của xe tải là: P = 3200 x 10 = 32 000 N

Bài 2: Một vật có trọng lượng 15 N. Tính khối lượng của vật. 

Đáp án: Khối lượng của vật: m = P/10 = 15/10 = 1,5 (kg) 

Bài 3: Một bao gạo có khối lượng 0,5 tạ. Tính trọng lượng của bao gạo? 

Đáp án: Ta đổi 0,5 tạ = 50kg. Trọng lượng của bao gạo là: P = 50.10 = 500 N 

Bài 4: Điền số thích hợp vào ô trống 

Một ô tô tải có khối lượng 2,8 tấn sẽ nặng… niutơn?

Đáp án: 28.000 N

Bài 5: Từ nào trong dấu ngoặc là từ đúng?

a. Khi cân hàng hóa đem theo người lên máy bay thì ta quan tâm đến (trọng lượng, khối lượng, thể tích) của hàng hóa.

b. Khi cân một túi kẹo thì ta quan tâm đến (trọng lượng, khối lượng) của túi kẹo.

c. Khi một xe ôtô tải chạy qua một chiếc cầu yếu, nếu (trọng lượng, khối lượng) của ôtô quá lớn sẽ có thể gãy cầu.

Đáp án: 

a) Trọng lượng                              

Tham khảo thêm:   Cách tải và cài đặt Android N trên máy tính

b) Khối lượng                    

c) Trọng lượng

Bài 6: Câu nào không đúng trong các câu dưới đây ?

A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi

B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó

C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó

D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó.

Đáp án: D

Bài 7:  Một quyển vở có khối lượng 80g thì có trọng lượng bao nhiêu niutơn?

A. 0,08N

B. 0,8N

C. 8N

D. 80N

Đáp án: B 

Bài 8: Một cặp sách có trọng lượng 35N thì có khối lượng bao nhiêu gam ?

A. 3,5g

B. 35g

C. 350g

D. 3500g 

Đáp án: D

Qua bài viết trên, Wikihoc hy vọng rằng các bạn dễ dàng nhớ được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng. Ngoài những bài tập cơ bản luyện tập bên trên, bạn nên tìm thêm nhiều bài tập nâng cao để học chuyên sâu về kiến thức này. Wikihoc chúc các em học tốt. 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *