Bạn đang xem bài viết ✅ Công thức hóa học của xăng Thành phần hoá học của xăng ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Xăng là hợp chất hữu cơ nhẹ có chứa Hydrocarbon, cấu trúc mạch thẳng) với đặc tính nhẹ, dễ bay hơi, dễ cháy và là sản phẩm của quá trình chưng cất (Cracking) từ dầu thô.

Vậy công thức hóa học của xăng là gì? Thành phần hóa học của xăng như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé. Hy vọng qua bài viết này các bạn học sinh hiểu được khái niệm về xăng, công thức, thành phần hóa học của xăng và một số ứng dụng. Nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

I. Xăng là gì?

Xăng (tiếng Anh: gasoline) là một chất lỏng dễ cháy có nguồn gốc từ dầu mỏ, được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu trong hầu hết các động cơ đốt trong. Nó bao gồm chủ yếu là các hợp chất hữu cơ thu được từ quá trình chưng cất phân đoạn dầu mỏ, được tăng cường với nhiều loại phụ gia.

Tham khảo thêm:   Tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh Tác giả Lê Anh Trà

II. Thành phần hóa học của xăng

Xăng là hỗn hợp của các chất hydrocarbon không thơm (aliphatic hydrocarbon). Nói cách khác, xăng là nhóm hợp chất hữu cơ có công thức phân tử CnH2n+2, gồm mạch cacbon thẳng chứa từ 7 – 11 nguyên tử C, và các nguyên tử hyđrogen.

Khi chúng ta đốt xăng cháy hoàn toàn, trong điều kiện đủ oxigen, nó sẽ tạo ra khí cacbonic (CO2) từ các nguyên tử C, và hơi nước (H2O) từ các nguyên tử H, đồng thời phản ứng cháy này sẽ tỏa ra rất nhiều nhiệt.

III. Công thức hóa học của xăng

Công thức phân tử Cn H2n+2 ,

Gồm mạch cacbon thẳng chứa từ 7 – 11 nguyên tử C, và các nguyên tử hyđrogen.

IV. Nguồn gốc của xăng

Xăng là sản phẩm của quá trình chưng cất dầu thô.

Dầu thô được khoan và bơm lên từ lòng đất, là một chất lỏng hơi sệt, màu nâu sẫm, nó là một hỗn hợp của rất nhiều loại hyđrocarbon có công thức cấu tạo khác nhau.

Mỗi loại hydrocarbon có chiều dài và cấu tạo phân tử khác nhau sẽ có các tính chất hóa, lý khác nhau. Mạch cacbon càng dài, trọng lượng phân tử càng lớn hơn.

Hợp chất hydrocarbon có từ 1 đến 4 nguyên tử C như Metan (CH4), Etan (C2H6), Propan (C3H8), và Butan (C4H10) là các chất khí ở nhiệt độ thường. Với số nguyên tử C từ 5 – 18, là các hydrocarbon ở dạng lỏng.

Tham khảo thêm:   Hoá học 9 Bài 23: Thực hành Tính chất hóa học của nhôm và sắt Giải Hoá học lớp 9 trang 70

Với số nguyên tử C ≥ 19, hợp chất hydrocarbon là các chất rắn ở nhiệt độ thường. Tất nhiên chúng ta dễ suy luận là các hydrocarbon có mạch cacbon càng dài sẽ có độ sôi càng cao

V. Xăng A92 II là gì?

Ý nghĩa của II: nghĩa là từ viết trong trong quy chuẩn quốc gia QCVN 01: 2015 áp dụng qui định cho các loại xăng không chì RON 90, RON 92 và RON 95.

92 là hệ số chống kích nổ Octan (O = 92)

Còn chữ A thì là chữ viết đầu tiên trong cụm từ: ASTM (ASTM là một tên gọi của hệ thống tiêu chuẩn của Mỹ) ví dụ ở VN gọi hệ thống tiêu chuẩn bắt đầu bằng TCVN….

VI. Xăng A95 là gì

95 là hệ số chống kích nổ Octan (O = 95)

Còn chữ A thì là chữ viết đầu tiên trong cụm từ: ASTM (ASTM là một tên gọi của hệ thống tiêu chuẩn của Mỹ) ví dụ ở VN gọi hệ thống tiêu chuẩn bắt đầu bằng TCVN….

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công thức hóa học của xăng Thành phần hoá học của xăng của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *