Bạn đang xem bài viết Công dụng và tác hại của nước đá đối với sức khỏe tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Mùa hè nắng nóng, khi lao động, tập luyện, đi lại… mồ hôi ra nhiều làm cho chúng ta rất khát nước. Vừa nóng vừa khát nên ai cũng thích uống một cốc nước đá vì nghĩ là sẽ mát và đỡ khát. Tuy nhiên, sự thật có phải như vậy không?

Hè nắng nóng làm ta nhanh khát nước hơn. Một li nước đá giải khát, làm mát nhanh chóng là lựa chọn hoàn hảo vào ngày hè này. Thế nhưng uống nước liên tục vào ngày hè lại không tốt như bạn nghĩ. Cùng tìm hiểu vì sao nhé.

Lợi ích của nước đá

Lợi ích của nước đá

Nước đá giúp trẻ hóa làn da

Đá lạnh giúp làn da của bạn mịn màng và se khít lỗ chân lông hiệu quả, chống lão hóa, xóa nếp nhăn. Vì vậy hãy dùng những viên đá lạnh thoa đều lên da mặt mỗi ngày nhé.

Giải say rượu bia

Dùng nước đá day nhẹ vào huyệt 2 bên mang tai, giữa 2 đầu lông mày, và trán trong 5-10 phút giúp giải rượu nhanh chóng.

Hạ sốt nhanh chóng

Khi bị sốt cao, cần hạ nhiệt nhanh chóng, bạn có thể sử dụng nước đá để chườm lên trán sẽ giúp hạ nhiệt nhanh chóng. Tuy nhiên cách này chỉ làm hạ sốt tức thời chứ không có tác dụng hạ sốt lâu dài nhé.

Cầm máu nhanh chóng

Chườm nước đá lên vết thương chảy máu, nước lạnh sẽ làm chậm sự di chuyển của máu từ đó giúp cầm máu nhanh chóng.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Đóng vai cô kĩ sư kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa Dàn ý & 9 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

Lợi ích của nước đá

Đánh tan mỡ thừa

Nước đá tác động lên các vùng mỡ, cơ thể sẽ sử dụng năng lượng từ vùng da đó để làm ấm, từ đó làm đẩy nhanh quá trình đốt cháy mỡ hiệu quả.

Xóa thâm quầng mắt

Vùng mắt bị thâm quầng, bạn chỉ cần chườm đá lên trong khoảng 10 phút, các vết thâm quầng sẽ từ từ biến mất cho bạn đôi mắt sáng đẹp.

Rủi ro khi uống nước đá thường xuyên

Dù có nhiều lợi ích, tuy nhiên sử dụng nước đá cũng gây ra một vài rủi ro cho sức khỏe. Theo Healthline – chuyên trang báo điện tử về y tế uy tín của Mỹ, dưới đây là một số rủi ro khi uống nước đá thường xuyên mà bạn cần lưu ý.

Tăng khả năng bị viêm họng

Nước đá làm dịu họng, tuy nhiên nó lại là nguyên nhân làm cơ thể mất cảnh giác với các tác động khác như ô nhiễm môi trường, virus gây viêm họng… từ đó người uống nước đá thường xuyên dễ bị viêm họng hơn.

Làm tăng lượng đờm trong mũi

Theo các nghiên cứu khoa học, khi đang bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm lạnh, cúm nếu bạn uống nước đá sẽ làm tăng lượng đờm trong mũi, gây nghẹt mũi khó thở.

Làm tăng lượng đờm trong mũi

Gây mất cân bằng trong bữa ăn

Trong y học Trung Quốc, uống nước đá khi ăn tạo nên sự mất cân bằng, dễ gây ra các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng.

Đối với trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ uống đồ lạnh sẽ gây ra một số chứng bệnh như tiêu chảy, đau bụng, đau họng, ho… hơn nữa còn dễ gây bệnh viêm họng cấp tính, bệnh đường ruột…

Phụ nữ trong thời kì kinh nguyệt: Uống nhiều đồ lạnh sẽ khiến các mạch máu nhỏ ở khoang chậu co lại, từ đó phát sinh các hiện tượng như đau bụng kinh, thậm chí kiệt sức.

Tham khảo thêm:   Giấy khám sức khỏe Mẫu giấy chứng nhận sức khỏe

Phụ nữ mang thai và người già: Với những người này, hệ tiêu hóa bị giảm sút. Nếu uống nhiều nước lạnh, nhẹ thì sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, nặng hơn thì có thể gây ra một số bệnh về đường ruột.

Làm tăng lượng đờm trong mũi

Người bị bệnh về tiêu hóa: Nếu uống nước lạnh hoặc dùng đồ uống lạnh sẽ làm cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột co thắt lại, dẫn đến niêm mạc thiếu máu, từ đó làm giảm chức năng tiêu hóa và khả năng sát khuẩn của dạ dày, ruột dẫn đến các chứng bệnh về tiêu hóa.

Đối với người bình thường không nên uống nước đá ngay khi vừa mới vận động xong. Bởi vì cơ thể đang nóng mà uống nước đá lạnh có thể gây sốc nhiệt.

Uống nước ấm hay nước đá tốt hơn?

Uống nước ấm giúp hỗ trợ tiêu hóa, giúp lưu thông máu huyết dễ dàng từ đó loại bỏ độc tố nhanh hơn.

Tuy rằng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng bạn không nên uống nước đá khi bị cảm lạnh, cảm cúm hay ho, các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

>> Viêm họng có nên uống nước đá lạnh không?

Không nên uống nước đá khi đang ăn hoặc vừa ăn xong, sẽ gây giảm nhiệt độ của dạ dày, làm chậm quá trình tiêu hóa, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Lưu ý khi uống nước đá

Không nên uống nước đá trong mùa hè

Rất nhiều người có thói quen uống nước đá khi cảm thấy nóng, đặc biệt là trong những ngày hè oi bức thì họ càng uống nhiều nước đá hơn.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Ê-mi-li, con... trang 49 Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 - Tuần 5

Tuy nhiên, uống nước đá không những không làm cho bạn bớt khát mà còn không hề tốt đối với cơ thể. Bởi các phân tử nước trong nước lạnh lúc đó đang tích hợp lại sẽ rất khó thấm vào tế bào, nên dù bạn có uống nước lạnh thì cơ thể vẫn rất khát.

Mặt khác, đồ uống lạnh có làm ta sảng khoái nhưng đối với người mới cảm mạo, say nắng, mồ hôi không thoát ra được, cơ thể không tản nhiệt được có thể làm tăng nguy cơ sốt.

Không nên uống nước đá trong mùa hè

Nên uống gì khi đang nóng và khát

Để vừa giải khát vừa làm mát cơ thể khi nóng và khát, chúng ta có thể uống nước lạnh khoảng 8 – 15 độ C, nước đun sôi để nguội, nước cam, chanh, mía… và nên uống từ từ.

Hơn nữa, trong nước uống nóng, đơn phân tử nước hoàn toàn thẩm thấu vào tế bào để bổ sung lượng nước đã mất. Do đó uống nước đá lạnh không hết khát nhanh bằng uống nước nóng hoặc hơi âm ấm. Nếu bạn thường xuyên uống lạnh sẽ bị thiếu nước cung cấp cho tế bào.

Như vậy uống nước đá thường xuyên vào ngày hè hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, dẫn đến các căn bệnh như viêm họng, cảm sốt. Bạn chỉ nên uống nước nguội khi khát và hạn chế tối đa việc uống nước đá.

Xem thêm nhiều thông tin hay về sức khỏe và làm đẹp tại Khỏe đẹp mỗi ngày

Bạn sẽ quan tâm:

>>> Viêm họng có nên uống nước đá lạnh không?

>>> Cảm giác nóng bức sẽ tan biến khi bạn thực hiện những việc sau

>>> Không chỉ giải nhiệt, ngâm chân trong nước đá còn lợi hại thế này đây

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Công dụng và tác hại của nước đá đối với sức khỏe tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *