Bạn đang xem bài viết Công dụng, cách sử dụng củ bình vôi – Vị thuốc quý của người Việt tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Củ bình vôi là một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe, có công dụng trong việc điều trị nhiều loại bệnh. Vậy công dụng cụ thể của nó là gì? Tất cả sẽ được Wikihoc.com bật mí ngay sau đây qua tham vẫn của BS.CKII. Huỳnh Tấn Vũ của chuyên trang Sức khoẻ & Đời sống.

Củ bình vôi là gì?

Củ bình vôi là gì?Củ bình vôi là gì?

Củ bình vôi hay còn gọi là củ một, củ mối trôn, ngải tượng, bồng bềnh,… là một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe. Củ bình vôi có tên khoa học là Stephania Glabra (Roxb.) Miers, thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).

Sở dĩ có tên là “bình vôi” vì hình dáng của cây rất giống bình đựng vôi của ông bà ta ngày xưa với phần thân phình to.

Đặc điểm

Cây bình vôi thuộc loại dây leo, thường xanh, có độ dài từ 2 – 6m và sống rất lâu năm. Thân cây nhẵn và hơi xoắn vào nhau. Rễ củ xù xì, màu nâu đen, nặng đến 50kg.

Lá của cây bình vôiLá của cây bình vôi

Lá cây mọc so le, cuống dài ⅔ so với phiến lá, lá hình khiên, xuất phát từ chỗ dính của cuống. Phiến lá mỏng có hình gần tròn hoặc tam giác tròn. Mặt dưới lá có gân hình chân vịt nổi rõ. Mép lá lượn sóng, mặt trên và mặt dưới lá nhăn.

Hoa mọc thành cụm, màu vàng cam ở kẽ lá hoặc nơi các cành già đã rụng. Hoa đực có cuống tán dài, có 5 – 6 lá đài và 3 – 4 cánh hoa. Hoa cái có cuống tán ngắn, có 1 lá đài và 2 cánh hoa, bầu hình trứng.

Quả của cây bình vôi

Quả thuộc loại quả hạch, có hình cầu, khi chín có màu đỏ. Hạt bên trong cứng, hình móng ngựa, có vân ngang dạng gai, lõm hai bên, ở giữa không có lỗ thủng.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về hiện tượng sống ảo (Dàn ý + 16 Mẫu) Viết đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống

Bộ phận dùng

Rễ củ là bộ phận dùng của cây bình vôiRễ củ là bộ phận dùng của cây bình vôi

Bộ phận dùng của cây đó chính là rễ củ được phơi hoặc sấy khô. Rễ củ khô có màu đen, không có hình dạng nhất định.

Phân bố

Trên thế giới, cây bình vôi thường phân bố ở các nước châu Á như Trung Quốc, Lào, Ấn Độ và Malaysia. Ở Việt Nam, cây bình vôi thường mọc ở những vùng núi phía Bắc như Hoà Bình, Hà Giang, Ninh Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn,…

Cây bình vôi là một loại cây ưa sáng, phân bố chủ yếu ở độ cao từ vài chục mét đến vài trăm mét, mọc lẫn trong các quần thể cây bụi và dây leo ở rừng núi đá vôi ẩm.

Thu hái – Sơ chế

Thu hái

Chỉ nên thu hái cây bình vôi từ 800g - 1kg trở lênChỉ nên thu hái cây bình vôi từ 800g – 1kg trở lên

Cây có thể được thu hái quanh năm. Chỉ nên thu hái khi củ đạt trọng lượng từ 800g – 1kg trở lên. Thông thường mùa đông sẽ là mùa mà cây bình vôi có hàm lượng dược liệu cao nhất. Có thể thu hoạch củ khi trồng được từ 2 – 3 năm, nếu trồng càng lâu thì năng suất sẽ càng cao.

Chế biến

Chế biến củ bình vôi bằng cách đào lấy củ, rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ mỏng, thái mỏng rồi phơi hoặc sấy khô. Bạn có thể dùng củ bình vôi khô để sắc uống, ngâm rượu hoặc tán nhuyễn thành bột để dùng dần đều được.

Bảo quản

Củ bình vôi sau khi sấy khô có thể bảo quản bỏ vào hũ hoặc túi kín để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của củ bình vôiThành phần hóa học của củ bình vôi

Trong củ bình vôi chứa nhiều alcaloid, chủ yếu là L-tetrahydropalmatin (Còn gọi là rotundin), stepharin, roemerin, cycleanin, cepharanthin. Ngoài ra, tinh bột, đường khử cũng được tìm thấy trong củ của loại cây này.

Thành phần L-tetrahydropalmatin trong củ bình vôi được các nhà khoa học Liên Xô nghiên cứu là rất ít độc, trấn kinh và có tác dụng bổ tim.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện Chiếc lược ngà (Sơ đồ tư duy) 3 Dàn ý & 22 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

Tác dụng dược lý

Tác dụng dược lýTác dụng dược lý

L-tetrahydropalmatin (Rotundin)

Đây là một chất có tác dụng giúp an thần, gây ngủ, hạ nhiệt và hạ huyết áp rất tốt. Có tác dụng chống co giật do corasol, strychnin và sốc điện gây nên nếu dùng với liều lượng cao. Ngoài ra, L-tetrahydropalmatin còn giúp kéo dài thời gian tác dụng của các loại thuốc ngủ barbituric được thí nghiệm trên súc vật.

Roemerin

Roemerin có tác dụng làm tê niêm mạc và phong bế. Thí nghiệm trên tim ếch, roemerin có tác dụng ức chế, làm giảm biên độ cũng như tần số co bóp, ở thời kỳ tâm trương tim ếch có thể ngừng đập nếu liều lượng cao.

Đối với hệ thần kinh trung ương, roemerin giúp an thần gây ngủ với liều lượng thấp và gây co giật nếu dùng với liều lượng cao. Roemerin còn giúp giãn mạch, hạ huyết áp.

Cepharanthin

Cepharanthin có tác dụng giãn mạch nhẹ, tăng cường sản sinh các kháng thể nên có tác dụng rất tốt đối với bệnh giảm bạch cầu do bị bom nguyên tử, tia phóng xạ,… Không có tác dụng phụ khi uống cepharanthin liều cao.

Ngoài ra, trong củ bình vôi còn có các chất như tetrandrin và isotetradim có tác dụng giúp chống viêm, giảm đau, hạ nhiệt và hạ huyết áp.

Công dụng của củ bình vôi

Củ bình vôi trong Đông y:

Tính vị: Vị đắng ngọt, tính lương

Quy kinh: Can, tỳ

Công dụng: Giúp an thần, bổ phế, trị mất ngủ, nóng sốt, nhức đầu, đau dạ dày, ho có đờm, hen suyễn và các bệnh khác rất hiệu quả.

Liều dùng:

  • Dùng 3 – 6g củ bình vôi/ ngày dưới dạng viên hoặc dạng bột.
  • Dùng 5 – 15ml rượu củ bình vôi với tỉ lệ 1 phần bột bình vôi/ 5 phần rượu 40 độ.
  • Dạng viên Rotundin (0.03g): 2 – 3 viên/ngày/người lớn.
  • 2mg/kg/ngày chia làm 2 – 3 lần đối với trẻ em từ 13 tháng tuổi trở lên.
  • Thuốc tiêm Rotundin (60mg): 1 – 2 ống 2ml/ngày.
  • Liều gây ngộ độc: 30g
  • Củ tươi giã nát đắp lên vết thương khi bị mụn nhọt hoặc rắn cắn.

An thần, dễ ngủ là một trong những công dụng chính của củ bình vôiAn thần, dễ ngủ là một trong những công dụng chính của củ bình vôi

Tham khảo thêm:   10 các bộ phim xuyên không Trung Quốc mà mọt phim không thể bỏ lỡ

Một số bài thuốc từ củ bình vôi

Trị mất ngủ

  • Nguyên liệu: 12g bình vôi, 12g lạc tiên, 12g vông nem, 6g liên tâm, 6g cam thảo.
  • Cách làm: Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 lần.

Trị suy nhược thần kinh

  • Nguyên liệu: Bình vôi, câu đằng, thiên ma, viễn chí, mỗi loại 12g.
  • Cách làm: Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 lần.

Trị đau dạ dày, loét dạ dày

  • Nguyên liệu: Bình vôi, dạ cẩm, khổ sâm cho lá, xa tiền tử, mỗi loại 12g.
  • Cách làm: Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 lần.

Trị viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm phế quản mãn tính

  • Nguyên liệu: Bình vôi, huyền sâm, cát cánh, mỗi loại 12g.
  • Cách dùng: Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 lần.

Tác dụng phụ

Củ bình vôi được nghiên cứu là không có nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khoẻ nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

Những lưu ý khi sử dụng

Lưu ý khi sử dụng củ bình vôiLưu ý khi sử dụng củ bình vôi

Củ bình vôi có rất nhiều công dụng đối với sức khoẻ, tuy nhiên cần lưu ý một số điều để việc sử dụng củ bình vôi hiệu quả hơn:

Chất rotundin trong củ bình vôi có độc tố nhẹ, nên an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng quá liều vẫn sẽ gây ngộ độc và gặp nhiều tác dụng phụ.

Khi sử dụng củ bình vôi bạn nên hết sức thận trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ vì trong củ bình vôi có chất roemerin gây tê niêm mạc và giảm nhịp tim nếu sử dụng không đúng.

Phụ nữ có thai và trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên sử dụng củ bình vôi.

Vừa rồi là tất cả công dụng và cách sử dụng củ bình vôi mà Wikihoc.com muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức thật ích về loại thuốc quý của người Việt này nhé.

Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Công dụng, cách sử dụng củ bình vôi – Vị thuốc quý của người Việt tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *