Bạn đang xem bài viết Chia sẻ kinh nghiệm ăn gạo lứt muối mè không ngấy mà còn tốt cho sức khỏe tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Gạo lứt có tốc độ tiêu hóa và hấp thụ glucose chậm hơn, chỉ số glucemic thấp hơn nhiều so với gạo trắng, nên giúp giảm tính kháng insulin. Ngoài ra, gạo lứt còn làm giảm cholesterol máu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch, do nó có chứa một số hợp chất tự nhiên, các antioxidant, chất xơ, carotenoit, phytosterol…

Những chất trên của gạo lứt có tác dụng ngăn ngừa sự tích tụ tiểu cầu, là cứu tinh cho những người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, cải thiện tiêu hóa, do chất xơ có trong gạo lứt giúp cho việc tiêu hóa, hấp thụ được cải thiện, tăng nhu động của dạ dày, ruột.

Ăn gạo lứt có tác dụng phòng ngừa và chữa trị các chứng táo bón, đau dạ dày, phục hồi suy giảm chức năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật.

Nhiều bệnh nhân ung thư đã sử dụng phương pháp ăn gạo lứt muối mè, kết quả sau khoảng 3-7 tuần tình hình sức khỏe của bệnh nhân đã chuyển biến tốt hơn.

Cách nấu

Cách nấuCách nấu

Trước khi nấu bạn ngâm gạo lứt với nước ấm 22 tiếng (ví dụ 10 giờ nấu thì phải ngâm gạo lúc 12 giờ hôm trước), khi ngâm cho 1/4 muỗng cafe muối hầm vào.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2023 - 2024 (Sách mới) Ôn tập học kì I lớp 6 môn Lịch sử - Địa lý sách CTST, KNTT, Cánh diều

Nấu tốt nhất là hấp cách thủy trong nồi áp suất.Bạn cho gạo và nước vào cái thố bằng gốm sứ, đổ nước vào nồi áp suất sao cho khi sôi không tràn vào thố, đun cho sôi và xì 10 phút thì tắt lửa, sau 20 phút lại đun trở lại và xì 10 phút thì tăt lửa, để nguyên sau 30 phút là mở nắp ra ăn. Lưu ý bạn không được nấu bằng nồi cơm điện vì sẽ làm giảm 70% độ dinh dưỡng.

Khi ăn, bạn phải xắn cơm từ trên xuống để đầy đủ âm và dương, không bới cơm theo kiểu lớp trên bới trước, lớp dưới bới sau sẽ mất cân bằng âm dương.

Xem chi tiết cách nấu gạo lứt tại: Cách nấu gạo lứt ngon đúng chuẩn bằng nồi cơm điện

Phương pháp ăn số 7

Chia sẻ kinh nghiệm ăn gạo lứt muối mè không ngây mà còn tốt cho sức khỏe

Mỗi bữa ăn 1 bát cơm gạo lứt + 3 muỗng cafe muối mè trộn đều, mỗi lúc ăn chỉ cho vào miệng 1 muỗng cafe và nhai cho thành nước và nghe cảm giác ngọt trong miệng rồi mới nuốt một lần (trung bình nhai 100 lần /muỗng, mỗi bát ăn hết khoảng 1 tiếng đồng hồ, nhai được kỹ như vậy thì mới không bị khát nước và đặc biệt là hấp thụ được gần 100% dinh dưỡng của thức ăn nhờ dịch vị của nước miếng có khả năng chuyển hóa đường trong gạo lứt).

Riêng buổi chiều tối ăn ít hơn sáng và trưa (nếu có thể nhịn được buổi chiều càng tốt, đặc biệt ai muốn giảm cân và đang bị bệnh nặng nên nhịn ăn buổi tối).

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 6: Kể tóm tắt truyện cổ tích Thạch Sanh (Dàn ý + 17 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 6

Mỗi ngày chỉ uống tối đa 0,75 lít nước (trà gạo lứt hoặc nước sôi ấm 37 độ), uống trước và sau khi ăn 1 tiếng đồng hồ, khi uống nước thì ngậm trong miệng cho ra nước miếng rồi mới nuốt chứ không uống ừng ực như bình thường.

Lưu ý khi ăn gạo lứt muối mè

Đi kèm với phương pháp ăn này, trong 3 tuần đầu bạn sẽ thấy chân tay bủn rủn, người mệt mỏi, xây xẩm mặt mày.

Khó nhất khi ăn gạo lứt muối mè là thấy ngán trong cổ (chán ngán không muốn ăn). Muốn khắc phục điều này, bạn phải cần kiên trì nấu đúng cách, nhai đúng cách. Chỉ cần nấu sai hoặc nhai chưa thành nước mà nuốt thì ăn khoảng 3 ngày là chán không muốn ăn nữa.

Không nên ăn trường kỳ vì chế độ dinh dưỡng với chỉ ròng gạo lứt muối mè sau giai đoạn thông qua tác dụng giải độc cho cơ thể nên hạ mỡ trong máu, điều chỉnh lượng đường huyết, giảm axit uric…, nếu tiếp tục áp dụng đơn phương và dài hạn là nguyên nhân dẫn đến rối loạn biến dưỡng và suy yếu sức đề kháng vì gạo lứt muối mè tuy mạnh về mặt khoáng tố nhưng lại yếu về chất đạm và chất béo. Thiếu 2 chất này thì cơ thể không thể tổng hợp kháng thể, nội tiết tố…

Một số người bị dị ứng, rối loạn kinh nguyệt, thiếu máu, suy nhược trầm trọng vì thiếu thịt cá. Tình trạng này càng nghiêm trọng hơn nữa nếu bạn không được hướng dẫn đầy đủ nên không uống đủ nước. Khi đó, nhiều căn bệnh dễ xuất hiện vì nạn nhân vừa thiếu nước vừa thiếu dưỡng chất cơ bản.

Tham khảo thêm:   Cây ngái (sung dại) có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

Gạo lứt muối mè đúng là một phương pháp tốt cho sức khỏe nhưng không thể áp dụng theo kiểu ai cũng như ai, cũng không thể áp dụng một cách tùy tiện thiếu hướng dẫn chặt chẽ của thầy thuốc để người bệnh hiểu rõ khi nào bắt đầu và lúc nào chấm dứt. Không riêng gì với gạo lứt muối mè, hệ tiêu hóa đa nguyên của con người không phù hợp với bất cứ hình thức dinh dưỡng nào đơn điệu.

Ngược lại, thỉnh thoảng vài ngày trong tuần với gạo lứt muối mè chính là biện pháp giải độc an toàn cho cơ thể để qua đó gián tiếp mài nhọn sức đề kháng, tăng cường khả năng chống chịu bệnh tật của cơ thể.

Cơ thể chúng ta cần cung cấp đủ các nhóm chất tinh bột, đạm, béo, vitamin mới có thể điều hòa cơ thể. Thế nên tuyệt đối không ăn mỗi gạo lức mà cần kết hợp thêm đạm và xơ. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp ăn này nhé.

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chia sẻ kinh nghiệm ăn gạo lứt muối mè không ngấy mà còn tốt cho sức khỏe tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *