Bạn đang xem bài viết Chia sẻ cách trồng và chăm sóc cây trầu không đơn giản tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cây trầu không là một loại cây có ý nghĩa quan trọng đối với người Việt Nam chúng ta. Loại cây thường xuất hiện trong các buổi lễ tiệc quan trọng. Chính vì vậy, hôm nay Wikihoc.com chia sẻ cách trồng và chăm sóc cây trầu không đơn giản nhé!
Giới thiệu về cây trầu không
Cây Trầu Không còn có tên gọi khác là cây trầu, trầu cây, trầu lương, thổ lâu đằng,…Có tên khoa học là Epipremnum Aureum.
Cây trầu không là loại dây leo và thường sống rất lâu năm, cây có lá hình trái tim, mặt bóng, màu xanh và có hoa hình dáng đuôi sóc, màu trắng, cây này có thể cao tới 1 mét.
Trầu không có nguồn gốc xuất xứ ở Đông Nam Á và được trồng phổ biến ở Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Malaysia.
Tại Việt Nam có hai loại trầu đó là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ có lá to bản, dễ trồng. Còn đối với trầu quế có vị cay, nhỏ lá, thường được dùng phổ biến trong tục ăn trầu.
Quả của cây trầu không thường mọc thành chùm, có lông mềm ở đỉnh, bao quanh thân cây, quả có màu xanh đậm.
Ý nghĩa của cây trầu không
Theo phong thủy, cây trầu không được cho rằng là một loại cây mang đến nhiều may mắn trong sự nghiệp và học tập, mang lại sự bình an, êm ấm trong gia đình. Trong kinh tế gia đình, nó giúp gia chủ phát triển con đường tài lộc, kinh doanh, tránh được nhiều điềm xấu đến với cho gia chủ.
Ngoài ra, từ xưa đến nay, trầu không luôn có mặt ở các tiệc ma chay cưới hỏi, là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam chúng ta với câu nói “miếng trầu là đầu câu chuyện”, cho nên trầu không đại diện cho một sự khởi đầu suôn sẻ, mới mẻ.
Bên cạnh đó, lá trầu còn được mang vào trong sự tích trầu cau, thể hiện tình cảm anh em, vợ chồng trong gia đình luôn thân thiết bền chặt và còn thể hiện sự yêu thương, đùm bọc, hy sinh, đoàn kết mọi người gần nhau hơn.
Công dụng của cây trầu không với đời sống
Đối với đời sống
Cây trầu không được dùng để làm cảnh, phổ biến đối với các gia đình ở thành phố có diện tích nhà chật chội thì họ sẽ trồng cây trầu dạng leo để mang tăng tính thẩm mỹ, đem lại vẻ đẹp cho ngôi nhà.
Ngoài ra, cây trầu không còn có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn, mang đến cho mọi người một cảm giác trong lành, thoải mái.
Đối với y học
Lá trầu không ngoài công dụng dùng để ăn kèm với vôi, cau, còn được sử dụng như một phương thuốc dân gian đều điều trị nhiều chứng bệnh nhờ chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho cơ thể nên được xem như là một loại thuốc hữu hiệu để điều trị một số bệnh như bệnh đái dắt, táo bón, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau họng, đau lưng, chống viêm nhiễm vết thương hở như đứt tay, bong da, bỏng…
Ngoài ra lá trầu không còn được xem là “thần dược” chăm sóc da và cơ thể với các tác dụng: trị nám da, trị nấm da đầu, mụn cám, mụn bọc,…
Đối với phụ nữ
Lá trầu không có thể chữa viêm nhiễm các bệnh phụ khoa, vùng kín, loại bỏ mùi hôi rất hiệu quả hoặc đối với những bà mẹ mới sinh con không có sữa thì chỉ cần lấy lá trầu không hơ nóng, áp vào bầu vú, tuyến sữa sẽ được thông nhanh chóng.
Vị trí trồng cây trầu không
Với nhiều công dụng tốt của cây trầu không, bạn nên trồng cây trong nhà của mình, bạn có thể đặt ở nơi ban công, đặt trên bàn làm việc hoặc trồng cây trước nhà để mang đến cho gia đình nhiều sự may mắn trong cuộc sống.
Tuy nhiên, bạn không nên đặt hoặc trồng cây trầu không sau ngôi nhà của mình vì nó sẽ kìm hãm sự sinh trưởng, tài lộc.
Cách trồng và chăm sóc cây trầu không
Kỹ thuật trồng
Chuẩn bị
Đất trồng: Bạn nên chọn loại đất chua, pha cát và ẩm nhẹ.
Vật dụng: Thùng chứa phải hoặc chậu, bao xi măng, bao tải, khay, thùng xốp hoặc mảnh đất trong vườn nhà nhưng bạn phải đảm bảo độ thông thoáng.
Phương pháp trồng: Trồng bằng ngọn trầu không. Bạn nên chọn những nhánh chắc khỏe không non cũng không già. Sau đó, bạn cắt một đoạn dài có 5 – 10 mắt, mỗi gốc trồng từ 3 – 5 đoạn phụ thuộc vào gốc to hay nhỏ.
Cách trồng
Bạn đặt đoạn trầu không nằm dưới đất, thò lá và ngọn lên trên mặt đất, sau đó bạn lấp một lớp đất để che phủ và dùng tay ấn chặt rồi bạn tưới một ít nước để cung cấp độ ẩm cho cây.
Khi mới giâm xong, bạn nên che nắng cho cây khỏi bị cháy nắng, nhưng sau một khoảng thời gian khi cây đã bén rễ và mọc ngọn thì bạn có thể dỡ tấm che ra.
Kỹ thuật chăm sóc
Tưới nước
Vào mùa mưa, bạn nên tưới nước với tần suất từ 2 – 3 lần/tuần cho cây và cần đề phòng cây trầu không bị thối, úng. Còn về mùa hè thì bạn nên tăng tần suất tưới nước cho cây.
Bón phân
Sau khi trồng cây được khoảng 20 ngày, bạn nên bón lót cho cây bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân gà, phân trùn quế… Khoảng 20 – 30 ngày bạn nên bón phân cho cây một lần. Ngoài việc bón phân, bạn nên thường xuyên việc làm cỏ, vun xới cho cây.
Phòng bệnh
Bạn nên tỉa bỏ những lá già, úa cho cây đồng thời hạn chế sâu bệnh gây hại.
Làm giàn
Bởi vì cây trầu không thuộc thân leo, bạn nên làm giàn hoặc cắm nọc để trầu leo. Nhưng cần phải đảm bảo sự vững chắc để không bị đổ ngã khi mưa gió.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cho cây leo lên cây cau, tường gạch, trụ bê tông.
Thời tiết
Cây trầu không thích hợp với nhiệt độ khoảng 17 – 30 độ C, ánh sáng yếu thích hợp từ 50 – 60%.
>> Tham khảo thêm: Cách trồng măng tây cho người mới bắt đầu hiệu quả, năng suất
Mua cây trầu không ở đâu và giá bao nhiêu?
Bạn nên mua cây trầu không tại các cửa hàng, cơ sở vườn ươm có uy tín và đảm bảo chất lượng trên thị trường hiện nay. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada,..nhưng bạn cần phải tìm hiểu kỹ thông tin trước khi mua nhé!
Giá tham khảo: 115.000 đồng/cây
Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn bỏ túi cho mình cách trồng và chăm sóc cây trầu không đơn giản này nhé!
Có thể bạn quan tâm:
>> Cách tẩy lông bằng lá trầu không, da mướt, thêm mềm mịn
>> Xông lá trầu không cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì?
>> Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây trầu bà đế vương
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chia sẻ cách trồng và chăm sóc cây trầu không đơn giản tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.