Bạn đang xem bài viết Cây vạn lộc: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cây vạn lộc là loài cây thủy sinh chứa nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp đối với những người hợp tuổi. Vì vậy hôm nay cùng tìm hiểu về ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây vạn lộc nhé!

Cây vạn lộc là cây gì?

Nguồn gốc, ý nghĩa cây vạn lộc

Cây vạn lộc, hay còn được gọi là cây thiên phú, có tên khoa học là aglaonema rotundum pink. Đây là một loài cây thuộc họ Ráy – một thực vật một lá mầm. Loài cây này có nguồn gốc từ Indonesia, Thái Lan, sau này được nhân giống và trở nên phổ biến ở nhiều nước châu Á.

Nguồn gốc, ý nghĩa cây vạn lộcNguồn gốc, ý nghĩa cây vạn lộc

Ý nghĩa phong thuỷ cây vạn lộc

Trong vạn lộc thì từ vạn có nghĩa là nhiều, chỉ một số lượng rất lớn, từ lộc có nghĩa là phúc lộc, tiền bạc và sự may mắn. Kết hợp 2 từ này lại, ta có thể hiểu vạn lộc có ý nghĩa rằng sự may mắn, phúc lộc sẽ đến không bao giờ hết, đặc biệt là khi cây ra hoa. Đây là một điềm lành báo hiệu tài lộc nảy nở trong gia đình.

Ý nghĩa phong thuỷ cây vạn lộcÝ nghĩa phong thuỷ cây vạn lộc

Cây vạn lộc đỏ được rất nhiều người rất ưa chuộng, màu đỏ cũng là màu mang lại sự may mắn và điều tốt lành (hợp với ý nghĩa cây vạn lộc). Vì vậy người ta thường dùng để trưng bày trong phòng khách để giúp chủ nhà gặp nhiều may mắn và thuận trong công việc, hạn chế xui rủi trong kinh doanh.

Cây vạn lộc xanh có sự kết hợp giữa màu trắng và xanh tạo nên không gian quý phái, thanh nhã, có thể xua đuổi những điều không lành cho gia đình.

Tham khảo thêm:   27 quán ăn ngon quận Tây Hồ nhất định phải ghé

Cây vạn lộc đỏ rất hợp với người mệnh hỏaCây vạn lộc đỏ rất hợp với người mệnh hỏa

Cây vạn lộc đỏ rất hợp với người mệnh hỏa bởi màu sắc của loài cây này giống như màu lửa. Trồng cây vạn lộc đỏ trong nhà giúp gia chủ mang mệnh hỏa gặp nhiều tài lộc, may mắn.

Người mệnh hỏa thiên bẩm có tính cách năng động, ưa mạo hiểm. Tuy nhiên, nếu quá bốc đồng thì cũng sẽ gặp nhiều trở ngại, thậm chí là nguy hiểm trong cuộc sống. Vì vậy, khi trồng cây vạn lộc đỏ, người mệnh hỏa nên chọn chậu có gam màu lạnh như trắng, xanh để làm dịu bớt và ổn định sứ mệnh.

Người mệnh thổ cũng rất phù hợp với cây vạn lộc bởi vì tính cách bền bỉ và vững chãi mà người mệnh thổ cho thể đón nhiều may mắn, tài lộc vào nhà mà không sợ nguy hiểm như mệnh Hỏa.

Tương tự như người mệnh thổ, người mệnh thủy cũng có thể trồng cây vạn lộc trong nhà. Tuy nhiên trồng cây bằng cách thủy sinh sẽ mang đến hiệu quả lớn nhất.

Đặc điểm, phân loại cây vạn lộc

Cây vạn lộc có phần lá dày, bề mặt bóng, rộng và mép lá lượn sóng. Loài cây này có kích nhỏ, ngoại hình đẹp, màu sắc bắt mắt, cùng với nhiều công dụng như lọc khói bụi, hấp thụ các chất độc dễ bay hơi hay CO2 trong không khí nên rất được ưa chuộng để làm cảnh.

Cây vạn lộc đỏ và vạn lộc xanhCây vạn lộc đỏ và vạn lộc xanh

Cây vạn lộc có rất nhiều loại khác nhau nhưng vạn lộc đỏ và vạn lộc xanh là phổ biến nhất. Cây vạn lộc lá đỏ mang màu đỏ điểm xuyết sắc xanh tạo cảm giác mát mắt và ấn tượng mạnh cho người nhìn. Còn vạn lộc xanh thì lại mang vẻ đẹp hài hòa, nhẹ nhàng và có phần tinh tế nhờ sự đan xen giữa hai màu xanh và trắng.

Tham khảo thêm:   KHTN 8 Bài 13: Muối Giải KHTN 8 Chân trời sáng tạo trang 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68

Tác dụng của cây vạn lộc

Tương tự như cây lưỡi hổ, cây vạn lộc có khả năng thanh lọc không khí, tạo nên không gian sạch sẽ, mát mẻ và thoáng mát. Chính vì vậy mà loài cây này được cho là có thể trừ tà, nâng cao sức sống cho gia đình.

Cây thường được trồng trong chậu nhỏ bằng sứ hoặc trồng thủy sinh để trang trí ở phòng khách, nơi làm việc hay phòng ăn để vừa có ý nghĩa phong thủy lại gia tăng tính thẩm mỹ.

Tác dụng của cây vạn lộcTác dụng của cây vạn lộc

 Cách trồng và chăm sóc cây vạn lộc

Cách trồng cây vạn lộc tại nhà

Trồng cây vạn lộc trên đất

Đất trồng cây vạn lộc phải giàu dinh dưỡng và tơi xốp để đảm bảo thoáng khí. Bạn có thể mua đất dinh dưỡng ở cửa hàng cây cảnh hoặc tự trộn than bùn, mùn, trấu, cát và đất theo tỉ lệ bằng nhau để đảm bảo môi trường phát triển tốt cho cây.

Nếu bạn trồng cây trong chậu, bạn nên chọn chậu có độ cao ít nhất gấp đôi chiều dài của rễ và độ rộng gần bằng tán cây để đảm bảo cây có không gian tăng trưởng. Tránh chọn loại chậu quá nhỏ sẽ khiến rễ cây bị hạn chế, ảnh hưởng việc phát triển của cây.

Trồng cây vạn lộc trên đấtTrồng cây vạn lộc trên đất

Ngoài ra, bạn cần chú ý đến màu sắc và hình dạng chậu cây cho phù hợp với tuổi và mệnh của mình nhằm tăng sự may mắn và phúc lộc.

Trồng cây vạn lộc thủy sinh

Sau khi lấy cây vạn lộc ra khỏi đất, bạn làm sạch đất cát bám trên rễ cây một cách nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương rễ.

Tiếp theo, bạn rửa sạch phần thân và lá cây vạn lộc, cắt tỉa các phần cành lá bị hỏng, héo. Lưu ý để cây ráo nước trước khi cho vào chậu thủy tinh để tránh cây bị úng, hỏng.

Cuối cùng bạn có thể giúp cố định rễ cây và trang trí chậu bằng sỏi trắng.

Tham khảo thêm:  

Trồng cây vạn lộc thủy sinhTrồng cây vạn lộc thủy sinh

Cách chăm sóc cây vạn lộc

Ánh sáng

Cây vạn lộc là loài ưa râm mát, quen với ánh sáng yếu vì vậy bạn không nên để cây trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời để cây không bị héo và chết. Vị trí tốt nhất để đặt cây là những nơi gần cửa sổ không có ánh sáng quá mạnh và cây quang hợp tốt.

Môi trường trồng cây vạn lộc (đất/thủy sinh)

Khi trồng vạn lộc trên đất, bạn nên chọn loại đất có độ tơi xốp cao nhằm đảm bảo thoáng khí và ngấm nước tốt. Trộn than bùn, trấu và mùn sẽ giúp thành phần dinh dưỡng trong đất phong phú hơn.

Chăm sóc cây vạn lộc thế nào?Chăm sóc cây vạn lộc thế nào?

Trừ sâu, bệnh

Cây vạn lộc thường gặp phải một số bệnh gây ra bởi vi khuẩn, nấm như phấn trắng, thối lá hoặc sâu hại tấn công. Vì vậy hãy thường xuyên loại bỏ những phần bị bệnh, bắt sâu để ngăn chặn chúng lây bệnh cho cả cây.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây vạn lộc

  • Nếu bạn trồng cây vạn lộc thủy sinh, hãy nhớ mỗi tuần phải thay nước một lần, đặc biệt lưu ý không để nước chuyển màu. Ngoài ra, cung cấp thêm dưỡng chất cho cây bằng việc thêm dung dịch dinh dưỡng.
  • Bạn nên bổ sung nước thường xuyên, đầy đủ cho cây bởi vì đây là loại cây thân thảo hút nước mạnh.

8 hình ảnh đẹp về cây vạn lộc

Cây vạn lộc thích hợp trồng để bàn làm việcCây vạn lộc thích hợp trồng để bàn làm việc

Cây vạn lộc đẹp mắtCây vạn lộc đẹp mắt

Cây vạn lộc đỏ rựcCây vạn lộc đỏ rực

Cây vạn lộc trồng làm cây trang tríCây vạn lộc trồng làm cây trang trí

Cây vạn lộc sặc sỡCây vạn lộc sặc sỡ

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin liên quan đến cây vạn lộc. Đừng quên theo dõi các bài viết tới của Wikihoc.com để biết thêm nhiều kiến thức thú vị và bổ ích nhé!

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cây vạn lộc: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *