Bạn đang xem bài viết Cây tầm gửi có mấy loại? Công dụng và những lưu ý khi sử dụng tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cây tầm gửi là một loại cây quen thuộc trong nhiều bài thuốc dân gian với những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Cùng Wikihoc.com tìm hiểu cây tầm gửi là gì, công dụng và lưu ý khi sử dụng nhé!

Tìm hiểu về cây tầm gửi

Cây tầm gửi là cây gì?

Cây tầm gửi hay còn gọi là chùm gửi, có tên khoa học là Loranthaceae, tên theo tiếng Anh là Mistletoe và theo tiếng Hy Lạp là Phoradendron. Đây là loại cây thân leo, sống ký sinh trên loại cây khác.

Tầm gửi là loại cây sống kí sinhTầm gửi là loại cây sống kí sinh

Chúng thường leo hay bò lên các loại cây thân gỗ, rễ của chúng sẽ bám chặt và hút các chất dinh dưỡng từ cây chủ để sống. Do là cây ký sinh nên sẽ có nhiều loại tầm gửi khác nhau với những đặc tính và tác dụng khác nhau tùy thuộc vào các loại cây chủ khác nhau.

Đặc điểm cây tầm gửi

Tầm gửi là cây sống ký sinh, hút chất dinh dưỡng từ cây chủ để sống. Tầm gửi có rễ thuộc loại rễ giác mút, có khả năng bám chặt vào cây chủ. Cành cây tầm gửi giòn, trơn, nhiều đốt. Lá cây mọc thành cụm hoặc mọc đối xứng, lá trơn bóng và có hình mác hoặc hình bầu dục.

Hạt tầm gửi có chất lỏng sệt bên ngoàiHạt tầm gửi có chất lỏng sệt bên ngoài

Hoa tầm gửi mọc thành từng cụm ở kẽ lá, theo dạng chùm, tán, hoa thường nở vào khoảng tháng 8-9, hoa tầm gửi có thể là đơn tính hoặc lưỡng tính và ra quả vào khoảng tháng 9-10. Hạt cây tầm gửi có chất lỏng sền sệt bên ngoài, đây cũng chính là đặc điểm tự nhiên giúp cây bám vào cây chủ.

Cây tầm gửi phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, cây tầm gửi chủ yếu mọc trong rừng ở các tỉnh trung du miền núi, ở đồng bằng cũng có nhưng số lượng không quá nhiều. Ngoài ra, với dược tính quý của mình, cây tầm gửi còn được nhiều trung tâm, cơ sở dược liệu nuôi trồng.

Tham khảo thêm:   Mẫu nhận xét môn Toán theo Thông tư 27 Lời nhận xét học bạ năm 2023 - 2024

Bộ phận sử dụng làm dược liệu

Hầu hết các bộ phận của cây đều có thể sử dụng để làm thuốc. Theo kinh nghiệm từ xưa của ông cha ta, khi chọn tầm gửi thì nên chọn những cây có lá to, dày, xanh để làm thuốc, những cây có lá nhỏ, ngả vàng và mỏng thường dược tính sẽ kém hơn nên tác dụng phát huy cũng kém hơn.

Các bộ phận của cây đều có dược tínhCác bộ phận của cây đều có dược tính

Vì là cây sống ký sinh trên cây chủ, sử dụng chất dinh dưỡng từ cây chủ để sống và phát triển nên tầm gửi không bị rụng lá vào mùa đông, do đó chúng ta có thể thu hái chúng quanh năm. Tuy nhiên, theo dân gian thì thời điểm cây phát triển mạnh nhất, đảm bảo được dược tính là vào mùa hè, đây là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch tầm gửi.

Công dụng của cây tầm gửi

Tác dụng trong Đông y

Tác dụng trong Đông yTác dụng trong Đông y

Tầm gửi là loại dược liệu có vị hơi ngọt, đắng, tính bình và có mùi thơm, cây rất tốt cho thận và gan. Sử dụng tầm gửi giúp bồi bổ sức khỏe, bổ thận, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và tốt cho gân, xương. Hơn nữa, tầm gửi còn hỗ trợ trị các bệnh như đau nhức xương khớp, viêm cầu thận, huyết áp cao, sỏi thận,…

Tác dụng trong y học hiện đại

Cây tầm gửi chứa một số chất rất tốt cho sức khỏe, tác dụng cụ thể như sau:

  • Trong tầm gửi có chứa Catechin, hoạt chất này giúp ngăn chặn sự hình thành của sỏi canxi, điều trị tình trạng sỏi ở đường tiết niệu.
  • Một số thành phần như trans-phytol, alpha-tocopherol, afzeline,… giúp chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Cây tầm gửi còn có tác dụng chống viêm, hiệu quả tương tự như thuốc aspirin.
  • Polysaccharide trong tầm gửi giúp điều hòa miễn dịch và có tác dụng chống oxy hóa.

Tác dụng trong y học hiện đạiTác dụng trong y học hiện đại

Theo Vinmec International Hospital, chúng ta không nên sử dụng các loại tầm gửi ký sinh trên cây lim, trúc đào, thông thiên… vì những cây chủ này có độc tính, sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe người dùng.

Một số bài thuốc cây tầm gửi giúp điều trị bệnh

Lưu ý
Bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng các bài thuốc, khi thấy có dấu hiệu bất thường, cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám.

Tham khảo thêm:   12+ kem trị nám tốt nhất hiện nay, được bác sĩ da liễu khuyên dùng

Bài thuốc từ tầm gửi cây dâu

Bài thuốc hạ huyết áp:

Nguyên liệu: 32gr tầm gửi cây dâu, 2gr thảo quyết minh, 20gr hà thủ ô, 16gr ngưu tất, 20gr bạch linh, 12gr đỗ trọng, 16gr ích mẫu, 12gr thiên ma, 12gr chi tử, 12gr hoàng cầm.

Bài thuốc hạ huyết ápBài thuốc hạ huyết áp

Cách thực hiện: Đầu tiên bạn sơ chế các dược liệu và đun cùng cùng với nước để uống. Bạn chia thành 3 lần và uống trước mỗi bữa ăn, kiên trì sử dụng để cảm nhận hiệu quả rõ rệt nhé!

Bài thuốc điều trị đau nhức đầu gối:

Nguyên liệu: Tang ký sinh khô và rượu trắng 40 độ

Bài thuốc điều trị đau nhức đầu gốiBài thuốc điều trị đau nhức đầu gối

Cách thực hiện: Bạn sao vàng dược liệu rồi đem ngâm với rượu trắng, sau 1 tháng là bạn có thể sử dụng. Bạn dùng rượu tầm gửi xoa bóp đầu gối và những vị trí bị đau nhức. Nếu kiên trị sử dụng bạn sẽ thấy tình trạng đau đầu gối được cải thiện rất nhiều.

Bài thuốc uống tầm gửi cây gạo

Bài thuốc tăng cường giải độc và mát gan:

Nguyên liệu: 20gr – 30gr tầm gửi khô

Bài thuốc tăng cường giải độc và mát ganBài thuốc tăng cường giải độc và mát gan

Cách thực hiện: Bạn đun tầm gửi với khoảng 400ml nước với lửa nhỏ trong khoảng 15-20 phút thì tắt bếp. Bạn nên dùng thuốc trong lúc còn nóng để dược tính phát huy tác dụng tối ưu.

Bài thuốc điều trị bệnh lý sỏi bàng quang, sỏi thận:

Nguyên liệu: 15gr tầm gửi gạo, 10gr kim tiền thảo, 10gr mã đề, 10gr rễ cỏ tranh, 10gr thổ phục linh

Bài thuốc điều trị bệnh lý sỏi bàng quang, sỏi thậnBài thuốc điều trị bệnh lý sỏi bàng quang, sỏi thận

Cách thực hiện: Bạn đun các dược liệu cùng khoảng 1.5-2 lít nước với lửa nhỏ trong khoảng 20 phút rồi tắt bếp. Bạn nên sử dụng bài thuốc này hằng ngày để đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó lượng canxi hình thích sỏi cũng được đào thải và kích thước sỏi sẽ giảm đáng kể.

Bài thuốc từ tầm gửi cây khế

Hỗ trợ điều trị bong gân:

Nguyên liệu: Lá tầm gửi cây khế và nước vo gạo.

Hỗ trợ điều trị bong gânHỗ trợ điều trị bong gân

Cách thực hiện: Bạn sơ chế lá tầm gửi sao cho thật sạch sẽ rồi trộn với nước vo gạo và đem đi sao nóng. Bạn dùng hỗn hợp này để đắp lên chỗ bị bong gân và dùng vải để cố định là hoàn thành. Chắc chắn bài thuốc này sẽ có tác dụng đáng kể đấy nhé!

Tham khảo thêm:   Không sợ răng ố vàng chỉ với 7 loại kem đánh răng dưới đây

Lưu ý khi dùng cây tầm gửi chữa bệnh

Dù là dược liệu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề để tầm gửi phát huy được hiệu quả tốt nhất:

  • Không nên dùng quá nhiều hay quá ít tầm gửi, nên dùng lượng thích hợp để phát huy hiệu quả tối ưu.
  • Không nên sử dụng song song bài thuốc từ tầm gửi với thuốc Tây mà chưa có sự cho phép của bác sĩ.
  • Không dùng dụng cụ bằng kim loại để sắc thuốc vì có thể ảnh hưởng đến dược tính của tầm gửi. Bạn nên sử dụng nồi đất hoặc ấm sứ để sắc thuốc.

Lưu ý khi dùng cây tầm gửi chữa bệnhLưu ý khi dùng cây tầm gửi chữa bệnh

  • Phải hỏi ý kiến của những người có chuyên môn trước khi áp dụng các bài thuốc từ cây tầm gửi.
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ chỉ được phép sử dụng tầm gửi khi có sự cho phép và chỉ định của bác sĩ.
  • Cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và tránh sử dụng các chất kích thích để quá trình điều trị phát huy hiệu quả tối ưu.

Cây tầm gửi giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Bạn có thể dễ dàng tìm mua tầm gửi khô ở các nhà thuốc đông y, các cơ sở y học cổ truyền hoặc đặt mua chúng trên các website, sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì bạn nên tìm mua ở những nơi uy tín, có giấy phép kinh doanh, dược liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Mua tầm gửi ở các nhà thuốc đông yMua tầm gửi ở các nhà thuốc đông y

Tùy loại cây chủ ký sinh mà tầm gửi sẽ có giá khác nhau, ví dụ như tầm gửi gạo có giá khoảng 200.000 đồng/kg, tầm gửi dâu có giá khoảng 160.000 đồng/kg.

Trên đây là chia sẻ của Wikihoc.com về đặc điểm, công dụng cũng như các bài thuốc trị bệnh từ cây tầm gửi. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn nhiều sức khỏe.

Nguồn: Trung tâm dược liệu VietFarm

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cây tầm gửi có mấy loại? Công dụng và những lưu ý khi sử dụng tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *