Bạn đang xem bài viết Cây sung: đặc điểm, cách trồng, ý nghĩa trong ngày Tết cổ truyền tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cây sung là loài cây được săn đón vào ngày Tết bởi mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho một năm mới. Với những tầng ý nghĩa ấy, cây sung còn được biết đến như một loại thảo dược, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Cây sung là gì

Nguồn gốc, ý nghĩa cây sung

Nguồn gốc, ý nghĩa cây sungNguồn gốc, ý nghĩa cây sung

Cây sung có tên gọi khác là tụ quả dong hay ưu đàm thụ là loại cây thuộc họ dâu tằm. Cây sung phân bố chủ yếu tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là ven ao, hồ, sông, suối,..

Cây sung được biết đến là loại cây thân gỗ cao khoảng 20-30m, vỏ cây màu nâu ánh xám, nhẵn. Các cành thì nhỏ màu nâu, phiên lá non và chùm quả cong xuống, lá kèm hình trứng mũi mác.

Đặc điểm, phân loại cây sung

Đặc điểm, phân loại cây sungĐặc điểm, phân loại cây sung

Quả của cây sung mọc thành chùm trên các cành nhỏ hoặc ở nách lá trên cành non, mọc thành cặp, màu cam ánh đỏ khi chín và có hình quả lê. Ngoài ra còn có cây sung Mỹ, cây sung phong thủy và cây sung bonsai là giống cây cảnh được lai trồng rất đẹp.

Lợi ích của cây sung

Ngăn ngừa tăng huyết áp

Sung là loại cây giàu kali và ít natri, bởi vậy đây là nguyên liệu tốt cho sức khỏe để chế biến những món ăn hoàn hảo để chống lại sự xuất hiện cũng như tác động của tăng huyết áp.

Tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và phòng bệnh trĩ

Tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và phòng bệnh trĩTốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và phòng bệnh trĩ

Trái sung chứa nhiều chất xơ và prebiotic, có tác dụng kích thích hoạt động của ruột và tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Vì vậy ăn sung sẽ góp phần cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón và ngừa bệnh trĩ.

Đánh bay cholesterol

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Dàn ý Tả cô giáo, thầy giáo đã từng dạy em (14 mẫu) Ôn tập về tả người lớp 5

Sung được nghiên cứu là chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan. Chất xơ đi qua hệ tiêu hóa, về cơ bản nó sẽ đánh bay các cholesterol dư thừa và mang chúng đến hệ bài tiết để loại bỏ ra khỏi cơ thể

Ngừa loãng xương

Trong trái sung chứa nhiều kali, mangan và canxi có tác dụng chống lại sự bài tiết canxi thông qua nước tiểu, mangan. Đồng thời, giúp kích hoạt các enzym tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, và để giải phóng các dưỡng chất canxi giúp xương chắc khỏe.

Xoa dịu thần kinh

Xoa dịu thần kinhXoa dịu thần kinh

Chất tryptophan trong trái sung có khả năng xoa dịu thần kinh, giúp dễ ngủ. Bên cạnh đó, chất sắt trong sung có tác dụng tốt đối với những người thường xuyên bị mệt mỏi, kém trí nhớ và nhức đầu.

Ngừa ung thư và tiểu đường

Trong trái sung có chứa các chất như coumarin, pectin, beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt, kẽm… có khả năng làm giảm cholesterol xấu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết.

 Ý nghĩa của cây sung trong ngày Tết cổ truyền

Trái sung

Biểu trưng cho sự sung túc, tròn đầy

Từ cái tên mà chúng ta thường gọi về loại cây này cũng đủ thể hiện hết ý nghĩa và sự may mắn của nó đem lại. Và những trái sung thì tròn đầy, căng mọng biểu hiện sự no ấm, sung túc, tròn đầy, mang lại sự vẹn toàn về vật chất và tinh thần cho chủ nhà trong năm mới.

Ý nghĩa về sự gắn kết

Những quả sung mọc thành chùm, đan xen khít lấy nhau tạo nên sự cộng hưởng lớn. Thế nên, bày sung vào mâm ngũ quả là một điều chính xác, bởi đây sẽ là nhân tố gắn kết tất cả các tài lộc, thịnh vượng cho gia đình.

Ý nghĩa tâm linh

Sung còn được ưa chuộng trong ngày Tết vì theo ông bà ta thì sung là loài cây có thể xua đuổi âm khí, những vận hạn của gia chủ, đồng thời mang lại được những điều may mắn và bình an.

Ý nghĩa phong thủy

Cây sung bonsai

Cây sung được biết là cây có dáng đẹp, sức sống tốt, quả sung mọc ra từ thân, tròn, căng đều, đẹp mắt có ý nghĩa thu hút tiền tài, mang lại điều may mắn, sung túc cho gia chủ. Thế nên, sung luôn được săn đón vào những ngày đầu năm.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 41 sách Chân trời sáng tạo tập 1

Cây sung hợp mệnh gì?

Cây sung hợp mệnh gì?Cây sung hợp mệnh gì?

Theo phong thủy thì cây này chỉ phù hợp với người mệnh Mộc và mệnh Hỏa, giúp 2 mệnh này gặp vận khí tốt, gặp nhiều may mắn và thành công.

Cách trồng và chăm sóc cây sung trong chậu cảnh

Cách trồng và chăm sóc cây sung trong chậu cảnh

Chuẩn bị

  • Chậu trồng
  • Đất trồng
  • Giống

Mẹo hay
– Để chọn được đất trồng phù hợp cho cây sung bạn nên chọn loại đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng.
– Sử dụng những loại đất có nhiều chất dinh dưỡng hoặc được trộn với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ sẽ giúp cây dễ dàng phát triển. Tốt nhất, bạn nên trồng trên hòn nam bộ hoặc chậu có nước hoặc ít đất.
– Về giống thì bạn có thể trồng bằng hạt, giâm cành, chiết cành hoặc có thể mua cây sung giống. Tốt nhất nên chọn của những nhà vườn uy tín, nên chọn những giống khỏe, không bị sâu bệnh.

Các vật dụng cần có để trồng sungCác vật dụng cần có để trồng sung

Cách trồng cây sung trong chậu cảnh

Dưới đây là các bước trồng sung theo phương thức sử dụng cây sung giống:

Bước 1 Chọn cây giống

Chọn cây giốngChọn cây giống

Để cây sung trưởng thành được đẹp hơn thì bạn nên chọn những cây giống có bộ rễ đẹp và tiến hành loại bỏ bớt phần đất ở rễ cây.

Bước 2 Cắt bớt lá

Cắt bớt láCắt bớt lá

Sau khi chọn được cây giống thì bạn tiến hành cắt bớt lá để cây được phát triển tốt hơn, tập trung chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Bước 3 Trồng cây

Trồng câyTrồng cây

Đầu tiên, bạn đào một hố nhỏ trong chậu rồi đặt cây vào hố rồi lấp đất chặt lại để bộ rễ được định hình.

Lưu ý: Với sung cảnh bạn nên tiến hành trồng xiên sẽ giúp cây có được bộ đế đẹp hơn.

Cách chăm sóc cây sung

  • Ở giai đoạn đầu bạn cần thường xuyên tưới nước cho cây. Đồng thời nên để cây ngoài nắng để cây được phát triển tốt nhất
  • Về phân bón bạn có thể chia thành nhiều đợt để bón phân cho cây. Tốt nhất nên dùng bằng phân chuồng ủ hoai hoặc phân NPK. Nên bón vào mùa mưa hoặc khi bón xong phải tưới nước cho phân tan để tránh tình trạng cháy lá.
  • Để kích thích cây sung ra quả bạn có thể ngừng tưới nước 15,20 ngày và cắt bỏ lá. Sau khi cây ra được một đợt lá mới, tiếp tục chăm sóc, cây sẽ ra nụ hoa và ra quả, thời gian làm từ tháng 6 tới tháng 8 thì sung sẽ cho trái vào cuối năm.
Tham khảo thêm:   Toán lớp 5: Luyện tập trang 100 Giải Toán lớp 5 trang 100

Lưu ý khi trồng, chăm sóc cây sung

Lưu ý khi trồng, chăm sóc cây sungLưu ý khi trồng, chăm sóc cây sung

  • Đồng thời, bạn có thể khứa vài đường gần gốc cây, cho nhựa chảy ra như vậy cây sẽ mau cho ra quả hơn.
  • Nếu cây trồng trong chậu, nên thay sang chậu to hơn, bổ sung phân vi sinh, ngưng tưới nước sau 2, 3 tháng cây sẽ ra lá và quả mới.

Các câu hỏi liên quan

Cây sung có hoa không?

Cây sung có hoa, là lá đài, cánh hoa, nhụy cái, nhụy đực, chúng gồm 4 phần. Hoa của cây sung nằm trong các nách lá, đài hoa cây sung bao bọc lấy nhụy đực và nhụy cái bên trong nên không thể nhìn thấy nên tưởng không có hoa, không nở.

Cây sung trước nhà có tốt không?Cây sung trước nhà có tốt không?

Cây sung trước nhà có tốt không?

Bạn rất nên trồng cây sung trước nhà nhé, vì theo phong thủy thì rất tốt. Bởi vì nó sẽ mang lại no ấm, đủ đầy cho gia chủ.

Cây sung không ra quả phải làm sao?

Cây sung không ra quả phải làm sao?Cây sung không ra quả phải làm sao?

Cây sung không ra quả có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên bạn có thể kích quả bằng cách dùng dao, khía vài đường gần gốc cây, cho nhựa chảy ra. Hoặc nếu trồng trong chậu thì bạn nên thêm phân vi sinh và ngừng tưới nước từ 2 – 3 tháng thì cây sẽ ra lá và quả mới.

Cây sung quả là một loại cây đa năng, vừa là một loại thần dược với nhiều công dụng cho sức khỏe mà còn có thể làm đồ trang trí tết cho ngôi nhà của bạn. Ngoài ra còn là một biểu trưng cho ngày Tết Việt Nam với những ý nghĩa tốt đẹp để đón chào một năm mới. Bạn hãy cùng Wikihoc.com chọn và trải nghiệm những công dụng, ý nghĩa của sung nhé.

  • Tác dụng ít người biết đến của cây Vạn thiên thanh
  • Hướng dẫn cách chăm sóc quất cảnh sau Tết đơn giản tại nhà
  • Cách chăm sóc cây mai sau Tết để năm sau mai tiếp tục ra hoa

Có thể bạn quan tâm:

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cây sung: đặc điểm, cách trồng, ý nghĩa trong ngày Tết cổ truyền tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *