Bạn đang xem bài viết Cây sơn liễu: Đặc điểm, công dụng và cách trồng đơn giản tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cây sơn liễu được nhiều người chơi cây cảnh yêu thích bởi dễ trồng và hình dáng độc đáo của mình. Cùng Wikihoc.com khám phá ngay về đặc điểm, công dụng cũng như cách trồng, chăm sóc cây sơn liễu qua bài viết sau!

Cây sơn liễu là cây gì?

Nguồn gốc, ý nghĩa cây sơn liễu

Cây sơn liễu thuộc họ Thầu dầu, có nhiều nơi còn gọi là cây sơn liễu thái và có tên khoa học là Phyllanthus cochinchinensis muell.

Cây sơn liễu được phát hiện có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, chủ yếu là những nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Cây sơn liễu là gì?Cây sơn liễu là gì?

Ý nghĩa phong thuỷ cây sơn liễu

Cây sơn liễu là loại cây có thể thích nghi dễ dàng với điều kiện thời tiết. Chúng mang ý nghĩa tượng trưng cho sự kiên trì, đối đầu với thử thách. Nếu bạn trồng cây sơn liễu trong vườn, sẽ mang đến sự cân bằng âm và dương khí, nhờ đó vượng khí lưu thông tốt hơn, gia chủ và người thân sẽ gặp nhiều thành công, may mắn trong cuộc sống.

Ý nghĩa phong thuỷ cây sơn liễuÝ nghĩa phong thuỷ cây sơn liễu

Đặc điểm, phân loại cây sơn liễu

Cây sơn liễu là cây thân gỗ mọc thẳng lên, mọc ra nhiều nhánh cây rũ xuống thành một bụi to. Thân cây có thể cao từ 1-3m và có màu nâu đen.

Tham khảo thêm:   Cách chữa mèo bị tiêu chảy khỏi hoàn toàn tại nhà

Trong khi đó các nhánh của cây cũng khá dài, rũ xuống đất thành nhiều tầng đẹp mắt. Lá mọc dày đặc trên nhánh với nhiều hình dạng tùy theo giống, nhưng phổ biến là thuôn nhọn và hơi tròn là chủ yếu.

Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh và mạnh, cũng có ra hoa màu đỏ nhưng lại rất hiếm, hoa nở ở nách lá thành những chùm nhỏ.

Đặc điểm của cây sơn liễuĐặc điểm của cây sơn liễu

Tác dụng của cây sơn liễu

Tác dụng đối với sức khỏe

Trong Đông y, người ta thường dùng các bộ phận của cây để làm thuốc chữa một số bệnh, tốt cho hệ tiêu hóa.

Tác dụng đối với sức khỏeTác dụng đối với sức khỏe

Tác dụng trang trí

Một số công dụng của cây sơn liễu phải kể đến như:

  • Trồng làm cây cảnh trong chậu để treo lên rất đẹp mắt, hoặc trồng trong bồn cao, trồng nền tạo thảm,…với những cành cây rũ xuống tạo một mảng tường xanh ở ban công, hàng rào, sân thượng rất ấn tượng.
  • Cây cũng có thể cắt tỉa làm chữ, hình dáng theo ý muốn và làm cây bonsai để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Công dụng của cây sơn liễuCông dụng của cây sơn liễu

Cách trồng và chăm sóc cây sơn liễu

Cách trồng cây sơn liễu tại nhà

Cây sơn liễu khá dễ trồng nên bạn dễ dàng có thể trồng cho mình một cây sơn liễu trong vườn nhà bằng cách giâm cành hoặc chiết cành. Do vậy hãy chọn những cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh và có thể năng sinh trưởng tốt.

Tham khảo thêm:   Cách làm đậu phộng rang tỏi ớt thơm ngon hấp dẫn

Nếu không có nhiều thời gian thì bạn cũng có thể mua cây giống ở cửa hàng cây cảnh và đem về trồng.

Sau khi chọn được cây mẹ khỏe mạnh thì bạn chuẩn bị bàu đất để giâm cành, bạn giâm cành từ 3 – 4 tháng và tưới nước thường xuyên, lưu ý chọn đất tơi xốp, dinh dưỡng.

Kế đến bạn tháo bỏ nilon bao bọc bầu đất, rồi đặt bầu đất vào hố ngoài vườn. Sau đó dùng cọc cắm để cố định, điều này giữ cây không bị đổ. Cuối cùng tươi nước, chăm sóc thường xuyên.

Cách trồng cây sơn liễuCách trồng cây sơn liễu

Cách chăm sóc cây sơn liễu tại nhà

  • Đất trồng: Vì cây trồng trong chậu nên bạn ưu tiên các loại đất trồng có nhiều dinh dưỡng, độ tơi xốp và thoát nước tốt.
  • Ánh sáng: Cây sơn liễu ưa sáng nên bạn hãy đặt cây có nhiều ánh nắng, nếu không cây sẽ bị vàng và rụng lá.
  • Nước tưới: Cây có thể chịu hạn ở mức khá, nhưng cũng cần tưới nước giữ ẩm cho cây khi trời nắng nóng và ưu tiên tưới trên thân cây.
  • Bón phân: Cây nên được bón phân hữu cơ, phân chuồng theo chu kì 2-3 tháng/lần.
  • Phòng sâu bệnh: Cây ít bị sâu bệnh phá hoại, tuy nhiên bạn cũng nên kiểm tra cây định kì để có cách chữa kịp thời.

Cách chăm sóc cây sơn liễuCách chăm sóc cây sơn liễu

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây sơn liễu

Cây sơn liễu phát triển nhanh, lá ít rụng, chịu nắng, hạn và nước tốt. Cây sơn Liễu thích mưa, bạn có thể cho cây ra ngoài vào mùa mưa để cây phát triển tốt hơn.

Tham khảo thêm:   List 15 bài nhạc Tik Tok Việt Nam cực nổi, đến cả sao US-UK cũng thích mê

Cây sơn liễu thích hợp trồng ở nơi nhiều ánh sáng, không chịu râm. Cho nên hãy trồng sơn liễu ở sân vườn nơi có ánh sáng tốt để cây phát triển.

Tưới cây vừa đủ, không tưới nước quá nhiều sẽ khiến cây ngập úng, nên tưới cây 2 lần/ngày và tưới toàn thân.

Bón phân định kì cho cây sinh trưởng nhanh và tươi tốt. Phân chuồng hoai, hóa học và hữu cơ, chu kì bón phân 2 – 3 tháng/lần. Cây ít hư hỏng bởi sâu bệnh nhưng cần kiểm tra định kỳ để diệt trừ kịp thời.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây sơn liễuLưu ý khi trồng và chăm sóc cây sơn liễu

5 hình ảnh đẹp về cây sơn liễu

Hình ảnh đẹp về cây sơn liễuHình ảnh đẹp về cây sơn liễu

Hình ảnh đẹp về cây sơn liễuHình ảnh đẹp về cây sơn liễu

Hình ảnh đẹp về cây sơn liễuHình ảnh đẹp về cây sơn liễu

Hình ảnh đẹp về cây sơn liễuHình ảnh đẹp về cây sơn liễu

Hình ảnh đẹp về cây sơn liễuHình ảnh đẹp về cây sơn liễu

Trên đây là những thông tin về đặc điểm cây sơn liễu, cũng như công dụng, cách trồng và chăm sóc cây sơn liễu. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với những ai đang quan tâm về loài cây đặc biệt này.

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cây sơn liễu: Đặc điểm, công dụng và cách trồng đơn giản tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *