Bạn đang xem bài viết Cây sang: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cây sang – Cây Giàu Sang, loại cây không chỉ đẹp về hình thức mà còn đẹp về ý nghĩa. Vậy cây sang là cây gì? Đặc điểm và cách trồng cây sang cho hoa đẹp như thế nào? Cùng đi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé!
Cây sang là cây gì?
Nguồn gốc và ý nghĩa cây sang
Cây sang có xuất xứ từ Lào và Campuchia, tên khoa học là Sterculia Lanceolata. Ở Việt Nam, chúng được trồng chủ yếu ở trong các khu rừng, trên các sườn đồi và vùng trung du Bắc Bộ.
Cây sang không những được trồng để làm bóng mát mà còn mang ý nghĩa phong thủy. Ý nghĩa của nó xuất phát từ ngay chính cái tên “sang”. Loại cây này là biểu tượng cho sự giàu sang phú quý.
Theo phong thủy, trồng cây sang trước cổng sẽ mang lại cho giả chủ cuộc sống no ấm, đủ đầy, phát tài phát lộc. Bởi vậy, cây sang nhận được rất nhiều sự ưa chuộng từ mọi người.
Đặc điểm và phân loại cây sang
Cây sang (cây Sang Giàu) là một loại cây thân gỗ thuộc họ Lộc Vừng, có đường kính lớn khoảng 15 – 20cm, chiều cao 10 – 15m.
Cây mọc thẳng đứng, phân thành nhiều nhánh. Loại cây này đặc biệt bởi sự xanh tươi quanh năm và không bị rụng lá cho dù điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Do vậy, cây sang được trồng làm cây bóng mát ở rất nhiều nơi như công viên, con phố, đường làng, sân vườn,…
Không chỉ vậy, cây sang còn đặc biệt bởi hoa của nó cũng chính là quả. Hoa sang hay quả sang khi chín thì chuyển từ xanh sang đỏ thẫm và nở rộ như những ngôi sao, làm lộ ra những hạt sang nhỏ.
Những hạt sang này khi già sẽ chuyển thành màu đen, rang lên ăn sẽ rất bùi và ngon.
Tác dụng của cây sang
Làm cây cảnh và bóng mát
Cây sang được trồng trong công viên, trên các con phố, trên đường làng ngõ xóm để làm công trình cho bóng mát đẹp.
Cây sang xanh mát quanh năm, giúp cho không gian luôn trong sạch, cung cấp khí oxi đảm bảo cho sức khỏe của mọi người.
Chữa một số loại bệnh
Một số bộ phận trên cây sang có tác dụng làm thuốc trong y học. Lá cây sang được dùng để trị đòn ngã, vỏ cây trị mụn nhọt và làm nguyên liệu cho thuốc thanh phế nhiệt.
Hạt sang làm món ăn vặt
Tách quả sang lấy hạt rồi rang lên, ta được món hạt sang thơm ngon, béo bùi. Nhâm nhi 1 cốc trà và 1 đĩa hạt sang vào sáng sớm, thật hấp dẫn phải không nào?
Công dụng khác
Những sợi của vỏ cây sang có thể dùng để sản xuất giấy viết và túi xách thời trang rất chất lượng.
Cách trồng và chăm sóc cây sang
Cách trồng cây sang tại nhà
Cách nhân giống bằng biện pháp gieo giống
- Phải chọn lọc các hạt đã già, to, tròn, màu đen tuyền. Những hạt này cần được bảo quản ở nơi khô ráo. Sau đó làm tơi đất rồi gieo hạt. Sau khi gieo cần phải phủ rác mục trên bề mặt đất và giữ ẩm thường xuyên bằng cách tưới nước.
- Sau 3 – 4 tháng khi đã lên cây con thì có thể di chuyển cây ra các công trình mới.
Cách nhân giống bằng biện pháp chiết cành
- Nên chọn những cành tươi tốt, không bị sâu bệnh, có đường kính từ 1 – 2 cm là tốt nhất. Sau khi cắt khoanh vỏ cành chiết thì bó bầu đất đã chuẩn bị từ trước.
- Sau khoảng 1 tháng cành chiết sẽ mọc rễ. Khi đó, có thể cắt cành chiết, và đem giâm xuống đất trồng.
- Sau khoảng nửa tháng khi cành chiết đã thích nghi với môi trường đất và ánh sáng thì có thể tưới nước phân và chăm sóc như cây con.
Điều kiện trồng
Có thể trồng cây sang ở mọi loại đất trừ đất chua, bởi đất chua sẽ kìm hãm sự phát triển của cây sang. Nên chọn những vị trí trồng thoáng mát để cây sang dễ dàng sinh trưởng và hấp thụ ánh sáng mặt trời.
Kỹ thuật trồng
1 tuần trước khi trồng cần chuẩn bị một cái hố với hỗn hợp phân tro để làm đất có dinh dưỡng cung cấp cho cây.
Khi đặt cây sang xuống hố cần bóc vỏ bọc bầu cây rồi nhẹ nhàng đặt cây vào hố, lấp chặt kín hố và tưới nước ngay khi trồng.
Để đảm bảo cây có thể nhanh chóng phát triển thì bạn nên hòa 1 lượng thuốc kích rễ với nước rồi tưới cho cây nhé.
Cách chăm sóc cây sang
- Luôn giữ cho đất ẩm, tưới nhiều nước vào mùa khô và bớt lượng nước vào mùa mưa để cây không bị ngập úng.
- Thường xuyên cắt tỉa tán cây và bắt sâu trên lá cây, đặc biệt vào thời kỳ ra hoa.
- Bón phân theo định kỳ 6 tháng 1 lần.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây sang
Việc trồng và chăm sóc cây sang không quá khó nhưng bạn cần chú ý những tips sau đây để cây sang đem đến cho bạn những công dụng tuyệt vời nhất:
- Bạn cần tưới nước đầy đủ và có thể bón thêm các loại phân để cây hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển.
- Nếu cây có hiện tượng lá vàng, úa hay héo, bạn phải tiến hành cắt bỏ ngay.
- Cây sang vốn rụng lá nhiều cho nên nếu bạn thấy chúng có các hiện tượng như lá rụng nhiều, cành cây mềm đây chính là dấu hiệu xấu, bạn cần tham khảo chuyên gia để kịp thời chữa trị cho chúng nhé!
5 hình ảnh đẹp về cây sang
Trên đây là những chia sẻ của Wikihoc.com về cây sang và cách trồng cây sang. Hy vọng bài viết này bổ ích với bạn. Cảm ơn vì đã theo dõi!
Chọn mua xịt phòng, sáp thơm bán tại Wikihoc.com:
Wikihoc.com
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cây sang: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.