Bạn đang xem bài viết Cây sala: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cây sala gắn với sự tích của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Cây sala có màu hoa đỏ rực rỡ cùng nhiều câu chuyện, ý nghĩa nên được nhiều người tìm hiểu và trồng ở nhà để mang lại cảm giác thanh tịnh. Hãy cùng Wikihoc.com tìm hiểu cây sala là cây gì? ý nghĩa và cách trồng cây nhé!

Cây sala (cây tha la) là cây gì?

Nguồn gốc, ý nghĩa cây tha la

Cây sala hay còn gọi là cây Ngọc Kỳ Lân, cây Đầu Lân, cây Ưu Đam. Có tên khoa học là Couroupita guianensis, là một loại cây có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ và phát triển tốt ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới như: Lưu vực sông Amazon, phía Nam núi Hy Lạp hay các khu vực Đông Nam Á, Nam Á.

Ý nghĩa phong thuỷ cây tha la

Ý nghĩa phong thủy của cây salaÝ nghĩa phong thủy của cây sala

Hình ảnh của cây sala gắn với hình ảnh Đức Phật Thích Ca, do đó loại cây này thường trồng ở những chùa chiên. Loại cây này chứa đựng những sự thuần khiến của nhà Phật. Dù thân cây có xấu xí, cằn cỗi thì hoa vẫn đua nhau nở rộ với sắc đỏ tuyệt đẹp, hơn hết, vào ban đêm hoa còn tỏa mùi hương thơm ngát khắp không gian.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Tả bạn em đang học bài 2 Dàn ý & 8 bài văn tả người lớp 5 hay nhất

Bên cạnh đó, trong truyền thuyết Ấn Độ, cây sala còn được xem như hình ảnh người phụ nữ khi yêu. Bởi mỗi khi gặp được tình yêu thì loài cây ấy biến thành bông hoa đỏ xinh đẹp như một thiếu nữ khoa sắc, tỏa ngát hương thơm.

Đặc điểm, phân loại cây tha la

Sala là loại cây có kích thước lớn, thân gỗ, chiều cao có thể từ 20 – 35m tùy vào tuổi của cây. Cây sala có hoa mọc ở gốc lên, ở thân cây, hoa mọc thành chùm dài, những bông hoa có màu đỏ hồng, chùm hoa sala có thể dài tới tận 3m.

Hoa sala thường nở vào tháng 2 – tháng 5, vào ban đêm thì hoa có mùi thơm mát, thư giãn. Quả của cây hình tròn, màu nâu, vỏ hơi sần sùi, có đường kính khoảng 14 – 25cm và có nhiều hạt bên trong.

Tại Việt Nam, cây sala thường được trồng nhiều nhất ở các đền chùa bởi nhiều câu chuyện và ý nghĩa trong phong thủy.

Cây sala hay còn gọi là cây Ngọc Kỳ Lân, cây Đầu Lân, cây Ưu ĐamCây sala hay còn gọi là cây Ngọc Kỳ Lân, cây Đầu Lân, cây Ưu Đam

Tác dụng của cây sala (cây tha la)

Tác dụng đối với sức khoẻ

Có thể chữa bệnh

Theo nhiều nghiên cứu, trong cây sala có một số chất kháng sinh tốt có thể sát khuẩn, chống nấm và chữa một số bệnh như đau dạ dày, cảm cúm,… Lá của cây có thể trị được các bệnh về da như dị ứng, mụn,….

Làm trà uống giải nhiệt

Hoa của cây sala không chỉ đẹp mà còn có thể nấu nước uống giúp giải nhiệt cơ thể rất hiệu quả.

Tham khảo thêm:   Đơn xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn Giấy xác nhận hoàn cảnh khó khăn dành cho học sinh, sinh viên

Tác dụng làm đẹp

Với màu sắc hoa nổi bật, cây sala có thể tô điểm và làm nổi bật không gian sống của bạn.

Hoa sala có màu sắc rực rỡ nổi bậtHoa sala có màu sắc rực rỡ nổi bật

Cách trồng và chăm sóc cây sala (cây tha la)

Cách trồng cây tha la tại nhà

Khi trồng cây sala, bạn nên chọn những nơi thoáng mát, có nhiều ánh nắng để cây phát triển tốt. Tuy nhiên, bởi vì tán cây sala thường lớn nên bạn không được trồng cây ở trước nhà sẽ ảnh hưởng đến vận may và phong thủy của ngôi nhà.

Về cách trồng cây: Bạn có thể gieo hạt, chiết cành hoặc trồng từ bầu giống. Nếu mua bầu giống, sau khi mua về bạn phải bỏ hết lớp vỏ bọc bên ngoài và để lại lớp đất để cây phát triển tốt hơn. Sau đó, chọn nơi thoáng mát, đào hố sâu khoảng 20cm và cho cây giống vào, lót ở dưới là lớp đất xốp trộn phân hóa học.

Cây sau khi trồng bạn cần phủ lớp đất cao hơn bầu cây khoảng 1 – 2cm và lưu ý phải ấn chặt cây để cây không bị đổ. Cây trồng sau 3 năm có thể cao từ 3 – 5m, sau 10 năm thì sẽ ra hoa đỏ rực rỡ rất đẹp.

Bầu giống của cây salaBầu giống của cây sala

Cách chăm sóc cây tha la

Về chất dinh dưỡng

Cây sala không cần phải bón phân hay cung cấp chất dinh dưỡng thường xuyên, bạn chỉ cần bón phân cho cây khoảng 2 năm/ lần là cây có thể phát triển tốt.

Tưới nước cho cây thường xuyên

Với những cây non mới trồng bạn cần tưới nước mỗi ngày để đất không bị khô và cây không héo. Những cây khi lớn bạn cũng nên tưới nước cách này nhé!

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Phân tích hình tượng nhân vật Ô-đi-xê trong Gặp Ka-ríp và Xi-la Gặp Ka-ríp và Xi-la

Về cách phòng ngừa sâu bệnh

Vào vài năm đầu, cây rất dễ bị sâu bệnh tấn công như: đục thân, sâu ăn lá, rày nâu,… do đó bạn cần quan sát kỹ để phun thuốc cho cây, tránh cho cây bị hư nhiều.

Cách chăm sóc cây salaCách chăm sóc cây sala

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây tha la

  • Cây sala ưa sáng nên hãy trồng cây ở ngoài trời nơi có thể hấp thụ ánh sáng tự nhiên.
  • Tán cây sala khi lớn sẽ rất rộng nên bạn hãy hạn chế trồng cây trước cửa nhà nhé vì nó có thể ảnh hưởng tới kết cấu mái nhà và cả phong thủy của gia đình bạn đấy.
  • Lưu ý là khi mới mua cây về nhà để trồng bạn nên chọn loại đất phù hợp.
  • Mỗi cây đều có nhu cầu dinh dưỡng và lượng nước khác nhau nên bạn phải tùy theo hướng dẫn mà chăm sóc cây đúng chỉ dẫn nhé.

5 hình ảnh đẹp về cây sala (cây tha la)

Sala là loại cây có kích thước lớn, thân gỗ, chiều cao có thể từ 20 - 35mSala là loại cây có kích thước lớn, thân gỗ, chiều cao có thể từ 20 – 35m

Hoa sala thường nở vào tháng 2 - tháng 5Hoa sala thường nở vào tháng 2 – tháng 5

Cây sala hay còn gọi là cây Ngọc Kỳ Lân, cây Đầu Lân, cây Ưu ĐamCây sala hay còn gọi là cây Ngọc Kỳ Lân, cây Đầu Lân, cây Ưu Đam

Có tên khoa học là Couroupita guianensisCó tên khoa học là Couroupita guianensis

Trên đây là những thông tin bạn nên biết về loại cây sala. Hy vọng những thông tin trên đây là có ích cho bạn nhé!

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cây sala: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *