Bạn đang xem bài viết Cây hồng leo: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cây hồng leo được biết đến là loại cây cảnh thân leo có dáng leo và hoa hồng tím rất đẹp mắt. Người ta thường bắt gặp cây hồng leo ở hàng rào, vòm cổng, mái hiên hay trên tường của nhiều gia đình, tạo nên một khung cảnh rất thơ mộng và lãng mạn.
Cây hồng leo là cây gì?
Nguồn gốc và ý nghĩa cây hồng leo
Cây hồng leo hay cây hoa hồng dây leo, hoa hồng ngoại, thuộc họ Hoa hồng Rosaceae, xuất phát từ châu Âu và du nhập vào Việt Nam khoảng 2- 4 năm trở lại đây. Như đã đề cập ở trên, cây hồng leo nổi bật với dáng cây leo và màu hoa rực rỡ. Cây hồng leo được trồng để trang trí cho tường nhà, cổng hay hàng rao, tạo khung cảnh lãng mạn, nên thơ cho ngôi nhà.
Ý nghĩa phong thuỷ của cây hồng leo
Trong phong thủy, cây hồng leo là loài hoa tượng trưng cho tình yêu và hạnh phúc. Hồng leo mang đến không khí ấm áp và hạnh phúc cho căn nhà lại có ý nghĩa giữ lửa cho tình yêu, khiến tình yêu lứa đôi thêm phần bền chặt.
Đặc điểm, phân loại cây hồng leo
Đặc điểm cây hồng leo
Cây hồng leo cao trung bình từ 1 – 10m, thân leo, thuộc nhóm thân gỗ, các cành buông rũ xuống, rất đẹp. Thân và cành của cây hồng leo có các gai nhọn, cong.
Cây hồng leo có tán lá rất rậm rạp, hoa nở bung to, rực rỡ với nhiều tông màu như hồng, đỏ, tím, trắng,… Cánh hoa hồng leo dày thường xếp theo kiểu cuộn xoáy hoặc hình trứng, mọc theo chùm ở đầu ngọn hoặc cành, có đường kính khoảng 6 – 8 cm, sai hoa quanh năm. Quả của cây hồng leo hình bầu dục, màu xanh.
Phân loại cây hồng leo
Hiện nay ở nước ta, có rất nhiều loại hồng leo với xuất xứ, đặc điểm và màu sắc đặc trưng, được nhiều người quan tâm.
Cây hồng leo Pháp
Cây hồng leo Pháo có hoa nở to rực rỡ, nhiều cánh lá. Dù mới chỉ du nhập vào Việt Nam nhưng hồng leo Pháp rất được yêu thích và trồng nhiều ở cổng, tường nhà,…
Cây hồng leo Anh Huntington
Cây hồng leo Anh Huntington là dòng cây hồng lai trà, có hoa to, dễ trồng và có mùi thơm đặc trưng. Hoa cây hồng leo Anh có màu hồng đậm, cánh cúp, xếp chồng lên nhau và mọc theo chùm.
Cây hồng leo Golden Celebration
Cây hồng leo Golden Celebration có nguồn gốc từ nước Anh, nổi bật với màu vàng óng và hương thơm ngát đặc trưng. Đặc biệt, loại cây hồng leo này có khả năng kháng sâu bệnh cực tốt nên được nhiều người ưa chuộng.
Cây hồng leo Hải Phòng
Đây là loại cây hồng leo có màu đỏ, cánh hoa dày và bóng mượt. Cây hồng leo Hải Phòng được yêu thích bởi cỡ bông to, hoa sai, lâu tàn và hương thơm ngào ngạt.
Cây hồng leo tường vi
Cây hồng leo tường vi rất dễ trồng, ít bị sâu bệnh, thân mềm, có gai, leo bám tốt và hoa có màu hồng. Chính vì những ưu điểm đó, cây hồng leo tường vi thường được trồng làm hàng rào hay tạo mái vòm ở cổng cho nổi bật.
Cây hồng leo Spirit of freedom
Với ưu điểm là dễ trồng, dễ chăm sóc, hoa to khoảng 8 – 10 cm, mọc theo chùm và hợp với khí hậu Việt Nam, cây hồng leo Spirit of freedom rất phổ biến ở nước ta.
Cây hồng leo Red fairy
Red fairy dịch ra là “nàng tiên Đỏ”. Đúng với tên gọi đó, cây hồng leo Red fairy làm lòng người say đắm bởi sắc đỏ nổi bật, ngọt ngào với những bông hoa kết chùm, sai phủ kín hết thân cây. Cây hồng leo Red fairy không có mùi thơm như những loại hồng leo khác.
Tác dụng của cây hồng leo
Hoa hồng leo được dùng để trang trí ở ban công, ngoại cảnh vườn nhà với các loại cây hồng leo có màu sắc tươi mới giúp cho không gian nhà bạn thu hút và nên thơ hơn.
Bên cạnh đó, cây hồng leo có thể sử dụng để giảm độ chói sáng của nhà. Cây có khả năng leo cao nên thích hợp cho ban công nhà cao tầng với khả năng phủ bóng mát rộng làm không gian vườn nhà thêm xanh mướt và điều hòa nhiệt độ cho cả tòa nhà.
Cách trồng và chăm sóc cây hồng leo
Cách trồng cây hồng leo tại nhà
Để có được những khóm hoa hồng leo đẹp như ý, bạn nên chú ý một vài tiếp trồng cây sau:
Thời điểm nhân giống
Bạn nên nhân giống cây hồng leo vào mùa xuân, đẹp nhất là vào tháng 1 đến tháng 4 hàng năm. Lúc này, thời tiết ấm áp, ít có mưa nên cây hồng leo phát triển nhanh.
Đất trồng cây hồng leo
Hãy chọn đất trồng cây hồng leo tơi xốp, có đất sét và thoát nước tốt. Bạn có thể mua đất trồng cây hồng leo ở các cửa hàng chuyên về cây cảnh hay tự tay trộn đất với các loại phân mùn tại nhà cũng được nhé!
Chọn vị trí trồng hoa
Bạn nên trồng cây ở nơi có không khí thoáng mát, nhiều ánh nắng. Bạn muốn dây leo và trang trí ở đây thì hãy đặt chậu cạnh chỗ đấy như leo ban công, leo tường, leo cổng hay trồng trong vườn hoa.
Kỹ thuật trồng
Bước 1 Mua cây hồng leo non về, bạn cần loại bỏ phần nilon. Nhớ nhẹ nhàng để không làm vỡ đất nhé!
Bước 2 Cho đất vào 1/2 chậu, đặt bầu cây vào và phủ kín mặt bầu. Khi phủ bạn không nên nén chặt đất
Bước 3 Tưới nước cho cây hồng leo khoảng 2 – 3 ngày/tuần để cây phát triển tốt.
Cách chăm sóc cây hồng leo
Ánh sáng
Cây hồng leo ưa sáng, thích nơi rộng rãi và thoáng mát nên chọn những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời tự nhiên sẽ giúp chúng tươi tốt và cho ra màu hoa đẹp hơn. Bạn nên đặt cây hồng leo dưới ánh sáng khoảng 6 – 8 tiếng/ngày, đặt cây ở hướng Đông để luôn nhận được nguồn ánh sáng sớm mai tốt nhất cho cây.
Tưới nước
Cây hồng leo chịu hạn tốt nhưng dễ bị úng, không ưa ẩm cao. Việc tưới nước cho cây thế nào phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết. Bạn có thể tưới nước khi thấy đất ở mặt chậu se khô lại. Không nên tưới nước quá thường xuyên vì điều này sẽ khiến cho cây bị thối, úng rễ và chết.
Đất trồng
Bạn nên chọn các loại đất thịt, nhiều mùn, có nhiều dinh dưỡng và khả năng thoát nước tốt. Mua đất trồng tại các cửa hàng chuyên về cây cảnh hoặc có thể tự trộn đất trồng tại nhà với các loại phân mùn.
Bón phân
Vì là loại cây chuyên ra hoa, bạn cần thường xuyên bổ sung các dưỡng chất cho cây bằng việc bón phân điều độ hàng tháng để cây trổ bông. Không nên sử dụng phân giàu đạm chỉ kích thích cây lấy dinh dưỡng từ lá mà không giúp rễ phát triển.
Cắt tỉa cành
Bạn cần làm giàn hoặc khung tựa giá để làm chỗ tựa cho cây phát triển. Ngoài ra, bạn phải thường xuyên cắt tỉa cành cây sau mỗi đợt ra hoa (nên cắt khoảng 2 – 3 đốt lá để cho cây ra cành mới sai hoa hơn), tỉa các mầm nhỏ, yếu hoặc theo ý thích của bạn.
Phòng ngừa sâu bệnh
Cây hồng leo thường bị đốm đen, phấn trắng, gỉ sắt, rệp, sương mai,… Nguyên nhân của các bệnh này phần lớn là do cách bạn chăm sóc chưa thấy hiệu quả và đảm bảo. Cách phòng ngừa là bạn có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc vôi để loại bỏ nấm ở trong đất.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây hồng leo
- Bạn nên tưới phân bón lá vào gốc cây hồng leo. Phân bón là giúp cây bổ sung dinh dưỡng kịp thời, tức thì, nhưng do yêu cầu phát triển bền vững của cây bạn hạn chế bón phân qua lá thường xuyên nhé!
- Trường hợp khi trồng bầu cây bị vỡ, bị tổn thương thì phải nhanh chóng cắt bỏ lá (toàn bộ hoặc một phần tùy theo mức độ tổn thương của rễ), để đưa cây về trạng thái ngủ, chỉ sau 1 tuần cây bật mầm trở lại.
- Tưới nhiều nước sau trồng cho cây hồng leo. Sau hai ngày sẽ kiểm tra bổ sung nước lại bình thường. Trường hợp cây ít lá thì tưới ít.
- Tùy nơi nhiều ít nắng gió và giàn cây lớn nhỏ cũng như lượng đất trong bồn nhiều ít để ta tưới nước phù hợp.
5 hình ảnh đẹp về cây hồng leo
Trên đây là những thông tin thú vị về cây hồng leo mà Wikihoc.com đã tổng hợp được. Cây hồng leo mang vẻ đẹp lãng mạn nên rất hợp để trang trí cho tường nhà cổng hay hàng rào. Tham khảo các bài viết tiếp theo từ chúng tôi để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cây hồng leo: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.