Bạn đang xem bài viết Cây dương liễu: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cây dương liễu mang ý nghĩa tâm linh huyền bí, được nhà nhà, người người biết đến và yêu thích. Vậy cây dương liễu là gì? Đặc điểm và cách trồng cây dương liễu thế nào? Cùng đi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây của Bách hóa Xanh nhé!

Cây dương liễu là cây gì?

Nguồn gốc, ý nghĩa cây dương liễu

Cây dương liễu (Phi Lao) là loại cây thân gỗ thuộc họ Phi Lao, ưa sống ở những nơi đất cát có khí hậu nóng và gió ở miền ven biển. Cây có xuất xứ từ châu Úc với tên gọi khoa học là Casuarina equisetifolia J.R et G. Forst. Ở Việt Nam, chúng thường sống trên các vùng đất đồi, đất cát và được trồng nhiều nhất ở duyên hải miền Trung. Loài cây này có 2 loại chính là Phi Lao trắng với gỗ màu trắng, nhẹ, mềm và Phi Lao tía với gỗ màu hồng, nặng, bền chắc.

Nguồn gốc, ý nghĩa cây dương liễuNguồn gốc, ý nghĩa cây dương liễu

Ý nghĩa phong thuỷ cây dương liễu

Cây dương liễu là biểu tượng của sự kiên cường, mạnh mẽ, dù mưa sa bão táp vẫn hiên ngang phát triển xanh tốt.

Theo phong thủy, cây dương liễu có thể mang đến tài lộc, may mắn cho gia đình. Ngoài ra, nó còn có thể trừ tà, hóa giải xui xẻo và đem lại bình an cho gia chủ.

Tham khảo thêm:   Tài liệu luyện đọc cho bé lớp 1 (34 tuần) Luyện đọc cho bé vào lớp 1 đầy đủ nhất

Đặc điểm, phân loại cây dương liễu

Cây dương liễu mọc thẳng đứng, vỏ ngoài màu nâu, có nhiều cành lá xanh tốt rủ xuống tạo thành lùm cây um tùm. Cây dương liễu trưởng thành có chiều cao 20 – 25m, nhưng đối với loại cây nhỏ chỉ dùng để làm cảnh thì cao từ 2- 3m.

Lá của cây dương liễu khác với những loại cây thân gỗ bình thường vì lá kim nhỏ và dài giống hình vảy, mọc bao quanh các đốt của cành.

Cành dương liễu thường to ở phần thân gốc và nhỏ dần, mềm và rũ xuống ở các cành trên.

Đặc biệt, hoa của cây thường mọc theo cụm hình đuôi sóc, rất đẹp. Quả gồm nhiều quả nhỏ dính liền nhau tạo hình bầu dục, khi già trở nên nâu cứng và hóa gỗ.

Tìm hiểu về cây dương liễuTìm hiểu về cây dương liễu

 Tác dụng của cây dương liễu

Cây dương liễu có nhiều tác dụngCây dương liễu có nhiều tác dụng

Cây dương liễu được trồng trong sân vườn để làm cảnh, trồng ở các bờ hồ, công viên, ven các đường phố,…để che mát và giữ cho bầu không khí trong sạch hơn. Cây dương liễu bonsai có thể trang trí nội thất và tạo uy thế sang trọng cho ngôi nhà.

Tác dụng đối với sức khoẻ

Một số bộ phận của dương liễu có chứa chất kháng sinh giúp giảm đau, giải độc, tiêu viêm. Rễ cây là nguyên liệu làm thuốc chữa tiêu chảy và kiết lị, lá cây có thể dùng để điều trị bệnh ngứa da, vỏ cây chứa tanin làm thuốc cầm máu, quả dùng để chữa chàm ngứa bừu tinh hoàn.

Tham khảo thêm:   Quả dâu tằm chua chua ngọt ngọt và công dụng bất ngờ của quả dâu tằm

Một vài công dụng khác

  • Vỏ dương liễu có chứa dầu, được đun lên dùng để nhuộm vải.
  • Gỗ cây dùng làm coppha trong xây dựng và là nguyên liệu sản xuất giấy thô, đồ gỗ, cọc tiêu, củi than,…
  • Cây dương liễu trồng thành từng hàng dài để chống xói mòn đất ở vùng rừng núi và sạt lở ở vùng ven biển.

Cách trồng và chăm sóc cây dương liễu

Cách trồng và chăm sóc cây dương liễuCách trồng và chăm sóc cây dương liễu

Cách trồng cây dương liễu tại nhà

  • Về gieo hạt: sau khi quả được thu hoạch thì bóc vỏ lấy hạt ngâm trong nước dưới độ ẩm thích hợp cho đến khi nứt rồi đem gieo xuống đất ẩm. Trong thời gian gieo hạt luôn phải giữ cho đất ẩm để hạt giống có thể dễ dàng phát triển.
  • Cách trồng: sau khi ươm cây cao khoảng 30 – 50cm thì đem trồng ở nơi thoáng mát. Khi đào hố trồng cây thì để phần đất phía trên và đất đáy sang 2 phần bằng nhau. Nên cuốc hố rồi ủ phân chuồng trước 1 tháng hoặc vừa cuốc vừa lót phân và kết hợp trồng cây.
  • Kỹ thuật trồng: cho phần đất phía trên xuống đáy hố, giữ cho cây thẳng đứng rồi lấp đất rồi nén chặt. Trồng với mật độ mỗi hàng cách nhau 2 – 4m, mỗi cây cách nhau 2m.
  • Cách nhân giống: nhân giống bằng phương pháp gieo hạt hoặc nhổ những cây con tự mọc dưới gốc cây già.

Cách chăm sóc cây dương liễu

  • Tưới nước cho cây thường xuyên, mỗi ngày 1- 2 lần.
  • Sau khi trồng được 2-3 tuần, nếu thấy cây héo hoặc chết thì phải dặm cây mới vào những ngày có thời tiết mưa ẩm.
  • Khi thấy lá của cây trưởng thành chuyển màu vàng để kiểm tra phần rễ. Nếu rễ cây bị thối đen thì cạo phần đó và bôi thuốc.
Tham khảo thêm:   Cách gửi ảnh trực tiếp qua Zalo không cần lưu vào máy tính

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây dương liễu

  • Cây dương liễu khá dễ trồng, tuy nhiên đây một loại cây ưa sáng nên bạn phải trồng cây ở một nơi có nhiều ánh nắng.
  • Cây dương liễu được trồng ở nhiều nơi và rất phổ biến nên bạn có thể tìm mua ở bất kỳ vườn ươm hay trại giống nào đó.
  • Giá của cây dương liễu phụ thuộc vào hình dáng và chiều cao của cây. Giá giao động khoảng 10.000 – 20.000 đồng/cây con cao 20cm, từ 100.000 – 300.000 đồng/cây trưởng thành, 1.000.000 – 3.000.000/cây làm cảnh đã được uốn hình. Mức giá này có thể thay đổi tùy vào thời gian mua và địa điểm bán dương liễu.

 5 hình ảnh đẹp về cây dương liễu

Cây dương liễu (Phi Lao) là loại cây thân gỗ thuộc họ Phi LaoCây dương liễu (Phi Lao) là loại cây thân gỗ thuộc họ Phi Lao

Cây có xuất xứ từ châu Úc với tên gọi khoa học là Casuarina equisetifolia J.R et G. ForstCây có xuất xứ từ châu Úc với tên gọi khoa học là Casuarina equisetifolia J.R et G. Forst

Cây thường sống trên các vùng đất đồiCây thường sống trên các vùng đất đồi

Cây dương liễu mọc thẳng đứng, vỏ ngoài màu nâuCây dương liễu mọc thẳng đứng, vỏ ngoài màu nâu

Trên đây là những chia sẻ của Wikihoc.com về cây dương liễu và cách trồng cây dương liễu. Hy vọng bài viết này bổ ích với bạn. Cảm ơn vì đã theo dõi!

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cây dương liễu: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *