Bạn đang xem bài viết ✅ Cảm thụ văn học lớp 4 và 5 Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cảm thụ văn học lớp 4 và 5 là tài liệu vô cùng hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 4 và lớp 5.

Tài liệu tổng hợp 75 bài văn cảm thụ văn học lớp 4 và 35 bài cảm thụ văn học lớp 5 được tổng hợp với nhiều chủ đề như cây cối, con vật, đồ vật, non sông đất nước. Đây là tài liệu hữu ích giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng viết văn của mình. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Cảm thụ văn học lớp 4 và 5

Câu 1: Trong bài Cái trống trường em, nhà thơ Thanh Hào có viết:

Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ.
Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve?

Dựa và câu hỏi gợi ý dưới đây, hãy nêu những suy nghĩ của em khi đọc đoạn thơ trên.

a) Đoạn thơ nói về tình cảm của bạn học sinh với đồ vật gì?

b) Bạn ngĩ về đồ vật đó ra sao (khổ thơ 1)? Lời trò chuyện của bạn với đồ vật (khổ thơ 2) thể hiện thái độ gì?

c) Qua đoạn thơ, em thấy bạn học sinh gắn bó với ngôi trường của mình như thế nào?

Gợi ý

Đoạn thơ nói về tình cảm của bạn hoạc sinh đối với cái trống trường thân yêu. Bạn nghĩ về trống trường trong những ngày hè, suốt 3 tháng liền, trống phải nằm yên như đang “ngẫm nghĩ” về điều gì đó. Lời trò chuyện của bạn với cái trống trường ở khổ thơ thứ hai thể hiện thái độ âncần, muốn chia sẻ nỗi buồn mà trống phải trải qua. Đó là nỗi buồn ngày hè vắng các bạn học sinh, trống phải nằm im cùng với tiếng ve kêu buồn bã. Qua đoạn thơ, em thấy bạn học sinh gắn bó với ngôi trường của mình như gắn bó với ngôi nhà thân yêu của mình.

Tham khảo thêm:   KHTN 8 Bài 12: Muối Giải KHTN 8 Cánh diều trang 62, 63, 64, 65, 66, 67

Câu 2: Trong bài Ngôi trường mới, nhà văn Ngô Quân Miện tả cảm xúc của bạn học sinh trong lớp học như sau:

Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!

Em hãy cho biết: Ngồi trong lớp học của ngôi trường mới, bạn họa sinh cảm thấy những âm thanh và sự vật có gì khác lạ? Vì sao bạn có những cảm xúc ấy?

Gợi ý

Những từ ngữ tả cảm xúc của bạn học sinh khi ngồi trong lớp học của ngôi trường mới thể hiện sự khác lạ: sao tiếng trống rung động kéo dài; tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp; tiếng đọc bài cũng vang vang đến lạ; nhìn ai cũng thấy thân thương; cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng dáng yêu đến thế.

Bạn học sinh có những cảm xúc ấy vì bạn rất trân trọng, yêu quý ngôi trường mới, yêu thương cô giáo cùng bạn bè đồng thời cũng rất yêu mém những đồ vật luôn gắn bó với mình trong học tập.

Câu 3: Đọc đoạn trích trong bài Cháu dắt tay bà qua đường dưới đây, em hãy nêu những suy nghĩ của mình về bạn học sinh giúp bà cụ qua đường:

Tham khảo thêm:   Nguồn gốc và ý nghĩa của trào lưu meme "đầu cắt moi"

Tan học về giữa trưa
Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy
Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy
Cái gậy tre run run.

Bà ơi, cháu tên là Hương
Cháu dắt tay bà qua đường…
Bà qua rồi lại đi cùng gậy
Cháu trở về, cháu vẫn còn thương.

(Mai Hương)

Gợi ý

Bạn học sinh là người có tấm lòng nhân hậu. Tan học về, giữa trưa nắng, nhìn thấy một bà cụ mù lòa đi trên đường phố, bạn đã bộc lộ sự cảm thông và chia sẻ nỗi đau khổ cùng bà:

Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy
Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy
Cái gậy trê run run

Tấm lòng nhân hậu của bạn học sinh được thể hiện qua hành động cụ thể: dắt tay à đi qua đường. Tấm lòng ấy càng đẹp hơn khi hình ảnh bà cụ khơi dậy trong tim một tình thương sâu nặng đối với con người hoạn nạn:

Bà qua rồi lại đi cùng gậy
Cháu trở về, cháu vẫn còn thương.

Câu 4: Trong bài Lời chào, nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn có viết:

Đi đến nơi nào
Lời chào đi trước
Lời chào dẫn bước
Chẳng sợ lạc nhà
Lời chào kết bạn
Con đường bớt xa.

Đoạn thơ đã giúp em cảm nhận được ý nghĩa của lời chào trong cuộc sống của chúng ta như thế nào?

Gợi ý

Những câu thơ nói về ý nghĩa lời chào:

Lời chào dẫn bước
Chẳng sợ lạc nhà

– Ý nói: Lời chào giúp ta dễ làm quên và gần gũi với mọi người. Dù đi đến nơi nào xa lạ, nếu ta cất lời chào hỏi lịch sự, lễ phép, mọi người sẽ sẵn sàng chỉ dẫn cho ta đến đúng nơi cần đến. Lời chào có ý nghĩa đẹp đẽ như vậy nên đã được nhà thơ nhân hóa thành người bạn “dẫn bước” ta đi đến đích, “chẳng sợ lạc nhà”.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Dàn ý bài Chí khí anh hùng của Nguyễn Du (6 Mẫu) Lập dàn ý Chí khí anh hùng

Lời chào kết bạn
Con đường bớt xa.

– Ý nói: Lời chào còn giúp ta “kết bạn” (sử dụng biện pháp nhân hóa) để cùng có thêm niềm vui trên đường đi, làm cho ta thấy con đường như bớt xa.

Có thể nói: Lời chào có ý nghĩa thật đẹp đẽ trong cuộc sống chúng ta; lời chào xứng đáng là người bạn thân thiết, gắn bó bên ta mãi mãi.

Câu 5: Nhà thơ Nguyễn Duy ca ngợi cây tre trong bài Tre Việt Nam như sau:
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con.

Hình ảnh cây tre trong đoạn thơ trên gợi cho em nghĩ đến phẩm chất gì tốt đẹp của con người Việt Nam?

Gợi ý

Hình ảnh:

Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.

Gợi cho ta nghĩ đến những phẩm chất của con người Việt Nam: ngay thẳng, trung trực ( “đâu chịu mọc cong”), kiên cường, hiên ngang, bất khuất trong chiến đấu (“nhọn như chông”).

Hình ảnh:

Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.

Gợi cho ta nghĩ đến những phẩm chất: sẵn sàng chịu đựng mọi thử thách (“phơi nắng phơi sương”), biết yêu thương, chia sẻ và nhường nhịn tất cả cho con cái, chođồng loại( “có manh áo cộc, tre nhường cho con”).

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cảm thụ văn học lớp 4 và 5 Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *