Bạn đang xem bài viết Cẩm nang phân biệt tất tần tật các loại củ ngoài chợ cho cô nàng vụng về tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Hội những cô nàng thuộc “hội ghét bếp” thì nhất định phải tham khảo cẩm nang phân biệt các loại củ dưới đây để không gây ra những “thảm họa bếp núc” khi mua nhầm các loại với nhau.

Củ cải trắng

Củ cải trắng

Củ cải trắng thường có hình dáng thon dài, phần vỏ sần sùi, có mắt nhỏ, màu trắng ngà. Thân củ có kích thước nhỏ đến vừa không quá to, cuống lá sẽ có màu xanh tươi và có tua rễ.

Người Việt Nam ta thường sử dụng củ cải trắng trong các món như kho, hầm để làm ngọt nước, hoặc làm thuốc dưới dạng khô hoặc tươi vì củ cải trắng có nhiều tác dụng hỗ trợ sức khỏe như làm giảm lượng cholesterol, phòng ngừa thiếu máu, chống lão hóa,…

>> Ăn củ cải trắng nhiều có tốt không?

Củ cải đỏ

Củ cải đỏ

Cũng thuộc họ nhà cải như cải trắng nhưng củ cải đỏ lại có hình tròn hoặc bầu dục. Lớp vỏ ngoài đỏ tươi bao bọc lấy phần thịt màu trắng sữa, cuống lá có màu xanh tự nhiên nhìn rất đẹp mắt.

Trong củ cải đỏ chứa rất nhiều khoáng chất như vitamin A, C, B9, sắt, magie, axit folic,… đều là những chất cần thiết cho sức khỏe. Có hương vị ngọt nhẹ, hơi hăng nên củ cải đỏ thường dùng để muối chua, muối xổi, salad,…tạo nên những món ăn tươi mát, ngon miệng.

Củ cà rốt

Củ cà rốt

Củ cà rốt ở miền Nam, đặc biệt là người miền Tây thường gọi là củ cải đỏ nhưng hai loại này khác nhau hoàn toàn nhé. Củ cà rốt có hình dáng to tròn ở phần gốc và dần nhỏ nhọn lại ở phần đầu. Vỏ ngoài và thịt củ thường có màu giống nhau hoặc nhạt hơn một chút.

Tùy theo giống mà sẽ có màu khác nhau như cam, đỏ, tím trắng. Tuy nhiên ở Việt Nam thì cà rốt màu vàng cam là phổ biến nhất. Loại củ này vị giòn ngọt tự nhiên nên có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món như canh, salad, chè,..

Bên cạnh đó thì trong y học cổ truyền cà rốt cũng có vị ngọt, mùi hăng, tính bình nên có công dụng hạ khí, bổ trung, bổ huyết, hỗ trợ tiêu hóa.

Tham khảo thêm:   Cách tẩy quần áo trắng bị ố vàng

>> Nên ăn cà rốt sống hay chín?

Củ dền

Củ dền

Cũng có màu đỏ nhưng phần thịt củ dền thường có hai màu đỏ thẫm hoặc tím than, khi cắt ngang sẽ thấy những khoanh tròn đồng tâm với độ đậm nhạt khác nhau. Phía bên ngoài là lớp vỏ đen tím xù xì, phần cuống cũng có màu đỏ tím và có tua rễ.

Vì có hương vị ngọt tự nhiên nên củ dền thường được dùng cho các món canh, kho, xào, nước ép,… ngoài ra thì củ dền cũng chứa các chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể như vitamin B, chất xơ, natri hữu cơ, carbohydrate ở dạng đường tiêu hóa tự nhiên.

Vậy nên có thể giúp cải thiện một số loại bệnh như táo bón, thiếu máu, gout,…

>> Giá trị dinh dưỡng đáng ngạc nhiên của củ dền

Khoai lang

Khoai lang

Khoai lang là một trong những loại củ được người Việt Nam sử dụng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày bởi hương vị bùi bùi thơm ngon cùng hàng tá lợi ích cho sức khỏe như phòng ngừa thiếu vitamin A, hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát cân nặng,…

Điểm dễ nhận biết được củ khoai lang là phần vỏ nhẵn, có mắt và thường có các màu đỏ, tím, nâu hoặc trắng vàng. Khoai lang có nhiều kích thước và hình dáng khác nhau như tròn dài, bầu dục,.. và tùy theo loại mà cùi thịt sẽ có màu trắng, vàng, cam hoặc tím.

>> Cách chọn khoai lang ngon, ngọt cực dễ

Khoai tây

Khoai tây

Củ khoai tây Việt Nam thường có kích thước vừa phải, không đồng đều và quá to, có hình dáng bầu dục hoặc tròn. Phần lớp vỏ mỏng có màu vàng nâu, ít mắt. Ruột khoai thường có hai màu là vàng và trắng đục.

Nhờ có vị bùi ngọt, béo như bơ mà khoai tây được sử dụng rất nhiều trong các món hầm, canh, chiên, xào ,… đa dạng. Ngoài công dụng làm thực phẩm thì khoai tây cũng có lợi cho sức khỏe giúp giải độc gan, cải thiện thiếu máu, kháng viêm,… hiệu quả.

>> Cách chọn mua và bảo quản khoai tây

Củ riềng

Củ riềng

Củ riềng khá giống củ gừng nhưng lớp vỏ ngoài cứng hơn và có màu đỏ nâu hoặc vàng sáng, mắt cứng và những gân tròn bao xung quanh. Phần ruột thường có màu vàng trắng hoặc hơi đỏ, thơm và hơi hăng, cay nồng nên thường được dùng để làm gia vị cho các món giả cầy, cá kho,…

Giống với gừng và nghệ, riềng cũng chứa những hợp chất giúp chống oxy hóa và có hoạt tính kháng viêm, giảm đau,.. tuy nhiên trong ba loại chỉ có riềng là giúp làm tăng khả năng sinh sản ở nam giới.

Tham khảo thêm:   Top 12 quán phở gà ngon tại TP. HCM không nên bỏ lỡ

Củ dong

Củ dong

Loại khoai này có hai loại chính, một là dong riềng trắng thường dùng để làm miến và loại thứ hai là dong riềng đỏ, loại được mệnh danh là top đầu của các vị thần dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh tim.

Sở dĩ gọi là dong riềng có hình dáng và củ giống với cây củ riềng chỉ khác là dong riềng có vỏ đỏ tím và cây dong trắng có vỏ màu trắng.

Củ sắn (củ đậu)

Củ sắn

Củ sắn là loại củ rất đa năng vừa có thể ăn sống giải nhiệt vừa dùng để nấu các món như xào, hầm, súp,.. đa dạng.

Củ sắn cũng rất dễ nhận biết với hình dạng giống con quay, phình to ở trên và dần thon nhỏ lại, bao bọc phần ruột màu trắng kem là lớp vỏ mỏng màu vàng.

Một số nơi sẽ bán củ sắn nguyên chùm có thêm phần lá xanh tươi, tuy nhiên bạn nên lưu ý rằng phần lá và hạt của củ sắn không ăn được vì sẽ gây ngộ độc, đau bụng, suy hô hấp,… rất nguy hiểm.

>> Củ sắn là gì? Ăn củ sắn có tác dụng gì?

Khoai từ

Khoai từ

Loại củ này còn nhiều tên gọi khác như củ lỗ, thổ noãn,… có hình dáng tròn dài và xung quanh vỏ màu nâu có nhiều rễ con, và các gân vỏ nằm ngang nên khi bóc vỏ sẽ bóc xoay tròn rất dễ. Thịt củ có màu trắng hoặc hơi vàng, rất nhớt.

Người Việt thường dùng củ từ để nấu canh, nướng hoặc luộc, đều rất ngọt ngon. Ngoài ra thì trong y học cổ truyền củ từ có vị ngọt, tính hàn có công dụng bồi bổ tràng vị, giải độc,…

Khoai mỡ (khoai ngọt)

Khoai mỡ

Củ khoai mỡ thường rất to, có lớp vỏ nâu đen dày xù xì, thường có nhiều rễ xung quanh. Tùy vào giống mà phần thịt sẽ có màu tím với độ đậm nhạt khác nhau. Thịt khoai mỡ thường rất nhớt và xốp nhưng có vị ngọt bùi tự nhiên nên thường được dùng để nấu canh, làm bánh,..

Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng thì khoai mỡ còn giúp chống oxy hóa, ổn định huyết áp và tăng cường sức khỏe đường ruột.

>> Nên ăn khoai mỡ hay khoai môn tốt hơn ?

Khoai môn

Khoai môn

Khoai môn thường sẽ có hình bầu dục hoặc hơi tròn, phần vỏ thường có màu nâu nhạt hoặc nâu đen khá giống khoai từ, với những đường vân ngang thân củ và được chia thành từng lớp màu khác nhau theo đường vân.

Tham khảo thêm:   Tất tần tật về kem dưỡng trắng da tối ưu Hada Labo Perfect White Cream

Tùy từng loại mà phần thịt sẽ có những màu như trắng, vàng nhạt, vàng đậm, da cam, hồng, đỏ và đỏ tía và có gân nhỏ xung quanh.

Vì hương vị bùi thơm mà khoai môn thường được dùng cho các món canh, chiên giòn, cari,…

Khoai mì

Khoai mì

Ngoài khoai lang thì khoai mì cũng là món khoái khẩu của nhiều người Việt với hương vị béo bùi, thơm ngon được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng như hấp nước cốt dừa, bánh khoai mì, chè,…hấp dẫn

Khoai mì có phần vỏ khá lạ chia làm hai lớp, một lớp vỏ gỗ ngoài cùng sần sùi, màu nâu thẫm, bao bọc lớp vỏ cùi dày màu trắng bên trong.

Khi tách cả hai lớp vỏ ra chính là phần ruột bột màu trắng, khi cắt đôi sẽ thấy phần lõi khoai mì nằm ở trung tâm dọc theo thân củ.

>> Giá trị dinh dưỡng của khoai mì bạn nên biết

Củ năng

Củ năng

Mã thầy hay bột tề là tên gọi khác của củ năng, loại củ có hình tròn dẹp, lớp vỏ màu nâu đen còn phần ruột bên trong màu trắng sữa. Củ năng có thể ăn sống hoặc nấu chín thành các món chè, đồ uống tạo nên hương vị giòn ngọt, tươi mát.

Bên cạnh đó thì nhờ thành phần chứa nhiều khoáng chất như vitamin, sắt, magie, kali,…mà củ năng còn có công dụng giải rượu, hệ trợ hệ tiêu hóa, tăng cảm giác ngon miệng,…

>> Củ năng là gì, công dụng và những lưu ý khi sử dụng củ năng

Củ ấu

Củ ấu

Củ ấu khá dễ để nhận biết với đặc trưng hình dạng có 2 sừng trong giống như cái đầu một con trâu hay một cây cung, củ có lớp vỏ ngoài đen cứng, phần nhân thịt trắng sữa bùi thơm.

Người ta thường dùng củ ấu để luộc ăn hoặc nghiền ra thành bột để làm bánh. Ngoài ra thì củ ấu cũng được xem như một bài thuốc quý hỗ trợ các bệnh trĩ ra máu, viêm dạ dày, giải rượu, rôm sảy,..

Mỗi loại củ đều có những đặc điểm riêng mà bạn có thể nhận biết dễ dàng bằng mắt thường, vì thế hãy lưu lại những cách phân biệt trên để đi chợ không còn bị mua nhầm lẫn nữa nhé.

Xem thêm:

>> Cẩm nang đọc tên các loại rau cải cho các cô nàng “hậu đậu”

>> Cách phân biệt các loại xà lách

>> Các loại rau củ dùng nấu cháo cho bé

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cẩm nang phân biệt tất tần tật các loại củ ngoài chợ cho cô nàng vụng về tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *