Bạn đang xem bài viết Cẩm nang cách nuôi chó Poodle hiệu quả, mau lớn dành cho người mới tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Với vẻ ngoài kháu khỉnh và đáng yêu hết mức, cùng với sự nhạy bén và thông minh, Poodle trở thành giống chó lông xù được nhiều bạn trẻ ưa chuộng làm thú cưng cho mình. Nhưng thích Poodle là một chuyện, vậy bạn biết nhiều về loài chó này chưa? Bạn có biết cách nuôi Poodle hiệu quả?. Nếu bạn không biết thì hãy theo dõi hết bài viết sau đây để hiểu thêm về em Poodle này nhé.

Tìm hiểu về giống chó Poodle

Nguồn gốc xuất xứ của chó Poodle

Chắc hẳn một số bạn còn chưa biết nhiều về em chó này ngoài vẻ cute vô số tội của em nó. Đầu tiên phải kể đến tên gọi của chúng, từ “Poodle” nghĩa là xù, quăn ý chỉ chú chó lông xù, ngoài ra, chú chó này còn có tên khác là “chó săn vịt”, chó “cục bông gòn” bởi vì bề ngoài chú ta có bộ lông như bông gòn, còn cái tên “ săn vịt” nghe có hơi hung hăng nhưng cũng bởi vì bắt nguồn từ tổ tiên của chúng.

giống chó Poodle

Tổ tiên của chó Poodle có quốc tịch đầu tiên là ở Đức, sau đó di cư làm chó kiểng của nước Pháp hoa lệ, tổ tiên của em này thường được các thợ săn dùng để săn các chú chim sống gần bờ sông, dưới các kênh lạch, đặc biệt là loài vịt trời nên hung danh của tổ tiên chúng được gán tên “ chó săn vịt”.

giống chó Poodle

Ngoài ra một số tranh cãi cho rằng, tổ tiên của Poodle không phải xuất hiện lần đầu ở Đức mà là bán đảo Iberian mang dòng máu của giống chó Barbet Bắc Phi rồi được đưa đến Gaul hoặc còn giả thuyết cho rằng Poodle là con cháu của sự lai tạp giữa giữa nhiều loại chó săn dưới nước của Châu Âu và chó Nga.

giống chó Poodle

Đáng ngờ hơn là nhiều nhà khảo cổ nhấn mạnh, nguồn gốc của chó Poodle xa hơn nữa, thuộc dòng chó cổ xưa, nhiều hóa thạch cho thấy điều này. Nói chung, nguồn gốc xuất xứ thật sự của Poodle vẫn chưa chứng thực, “hộ khẩu” của em nó thì chưa biết ở đâu nhưng các dòng chi của Poodle lại dễ nhận ra.

giống chó Poodle

Hiện nay, gia phả của chó Poodle gồm có ba chi dòng chính gồm: Mini, Toy và Standard Poodle nhưng số phận 3 dòng này lại hơi “nghiệt ngã” và 2 dòng phụ là Tiny poodle và Teacup poodle.

Người Pháp sử dụng dòng Standard Poodle trong việc săn bắt vịt nước, vịt trời nên từ đó hung danh “ chó săn vịt” xuất hiện, dòng khác là Mini Poodle chỉ có công việc cực hơn là làm “lính đánh hơi” cho các gã thợ săn để đánh hơi nấm trong rừng sâu bởi khả năng đánh hơi thần sầu.

giống chó Poodle

Còn dòng cuối Toy Poodle thì số phận “quý sờ tộc”, sung sướng hơn anh em chúng là người bầu bạn, “sugarbaby” cho giới quý tộc, giới thương gia, con nhà giàu, thậm chí thời kỳ Phục Hưng rực rỡ, em này được chủ nhân cưng nựng đặt trong ống tay áo mang theo nên thêm biệt danh nữa “ chó tay áo”.

Đặc điểm của chó Poodle

Theo như trên đã đề cập thì Poodle hiện nay có ba dòng chi khác nhau. Xét về ngoại hình chung thì một chú chó Poodle thường có chiều cao chưa đến 25 cm, cân nặng khi trưởng thành chỉ có 20 – 30kg, nếu xét mặt bằng chung với các giống chó khác thì em nó thuộc hàng cỡ trung bình. Còn xét về đặc điểm của 3 dòng chi của Poodle thì có sự khác biệt về ngoại hình rõ rệt còn số phận thì như đã nói ban đầu.

Thân hình của Poodle thì em nó có hai tai gần đầu và dài, phẳng, có lớp lông mượt mà và lượn sóng. Hai chi trước và sau đều cân đối, hài hòa, đuôi thì hướng lên cao và ngón chân hơi cong, thân em nó hình oval nhỏ, mông tròn không hề xệ. Bắp đùi thì săn chắc, “có cơ” do em nó hay chạy nhảy và có thể đi bằng hai chân, dáng đi thoăn thoắt và nhẹ nhàng.

Tham khảo thêm:   Giao thoa sóng: Định nghĩa, công thức và bài tập Tài liệu ôn tập Vật lí 12

Phân loại chó Poodle

Standard Poodle là dòng Poodle có kích thước lớn, xứng danh “ con cả” trong dòng họ với chiều cao trên 40cm bằng một con Becgie Đức trưởng thành tính từ bả vai tới bàn chân.

Standard Poodle

Miniature (Mini) Poodle xưng anh “hai” với chiều cao nhỏ hơn Standard xíu trong khoảng chiều cao trung bình từ 25 – 40 cm.

Miniature (Mini) Poodle

Cuối cùng là em út Toy Poodle với kích thước nhỏ, chỉ với chiều cao dưới 25 cm, cân nặng dưới 4.5kg, với ngoại hình xinh xắn, dễ nuôi, nên ngày xưa đến nay luôn được ưa chuộng làm thú cưng hơn hai dòng ở trên.

Toy Poodle

Ngoài ra, còn có hai dòng phụ nữa là Tiny poodle và Teacup poodle, đây là giống biến dị của giống Toy Poodle bởi vì sinh non hay một số biến đổi mặt di truyền nên sức khỏe và vòng đời của chúng rất ngắn vì vậy không được chính thức xếp vào dòng họ Poodle. Bởi vẻ ngoài quá thấy cưng nên vẫn được giới trẻ săn lùng, chỉ số ngoại hình của hai em này là:

Tiny poodle và Teacup poodle

Tiny poodle có kích thước dưới 20cm, cân nặng khi trưởng thành khoảng 2-3 kg, bởi vì nhỏ con, ít kg nên giá thành rẻ nên nhiều người nuôi đang ngày càng chuộng Tiny hơn là Toy poodle.

Tiny poodle và Teacup poodle

Teacup Poodle chiều cao siêu nhỏ có thể đặt vừa trong 1 tách trà cỡ trung bình nên chiều cao chỉ dưới 15 cm và 1 – 2 kg khi trưởng thành.

Các màu lông chó Poodle phổ biến

Hầu hết dòng chó này có lớp lông xoăn tít, êm xốp, không rụng lông khi cưng nựng nên an toàn cho những ai bị dị ứng. Màu sắc lông đa dạng gồm: nâu đỏ, kem, trắng, đen, sôcôla, xám, bò sữa,… Màu da theo quy định sắc tố màu lông như lông màu trắng thì da sẽ có màu bạc chẳng hạn và đây là màu mà nhiều người yêu thích khi nuôi Poodle.

Chó xù màu nâu đỏ: Đây là màu phổ biến dễ tìm thấy ở các cửa hàng thú cưng. Nhìn từ xa, màu sắc chủ đạo của chú chó xù này là màu nâu ấn tượng. Khi bạn đến gần hơn, bạn có thể tìm thấy màu đỏ nâu nhỏ này. Ngoài ra, khi chó xù lông xù lớn lên, màu rám nắng của nó biến mất mà chuyển sang màu nâu nhạt hoặc vàng kem.

Chó Poodle trắng: Những chú chó xù lông trắng đẹp đến kinh ngạc, nhưng bạn cần phải cẩn thận hơn những chú chó khác để bộ lông của mình không bị nhờn. Những chú chó có bộ lông màu trắng, đặc biệt là những chú chó xù trắng sẽ được nhiều người yêu thích hơn.

Chó Poodle đen: Trong tất cả các màu, màu phổ biến nhất ở chó xù là màu đen. Ngoài bộ lông đen, chó xù còn có mắt và mũi nhỏ màu đen. Chính vì vẻ độc đáo và sang trọng này mà những chú chó xù đen được rất nhiều người yêu thích và tìm mua. Ngoài ra, bộ lông sẫm màu góp phần tạo nên vẻ ngoài mượt mà, mềm mại và đáng yêu cho những chú chó xù lông đen.

Chó Poodle màu trắng sữa: Đây là màu chó xù không phải tự nhiên mà có, đó là sự lai giữa chó xù lông đen và trắng. Nhờ đó, chú chó xù khoác lên mình bộ lông đẹp tựa như bò sữa.

Chó Poodle màu kem: Chú chó xù trong bộ lông màu kem mang đến vẻ năng động, vui tươi và có gu thẩm mỹ tao nhã. Chính vì vậy mà gam màu này trở thành gam màu được giới trẻ yêu thích nhất hiện nay. Ngoài ra, màu kem này giúp việc trang điểm cho chó trở nên đơn giản và phong phú. Những bộ quần áo sặc sỡ như vàng, cam, đỏ giúp chú chó xù màu be trở nên nổi bật giữa đám đông.

Chó Poodle sô cô la: Chó màu sô cô la giúp những người bận rộn không có thời gian sẽ khó chăm sóc lông trắng. Nếu bạn muốn cho chú chó của mình có màu tối nhưng vẫn muốn giữ lại chút sáng, thì chó xù sô cô la là dành cho bạn.

Poodle

Tham khảo thêm: Top 13 chó lông xù đẹp, đáng yêu, dễ nuôi, được ưa chuộng nhất

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 10 Unit 5: Project Soạn Anh 10 trang 61 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Lý do nên nuôi chó Poodle

Poodle

Giống chó này luôn làm người khác phải thương yêu, nhiều lúc lại hơi ngốc nghếch, ngờ nghệch hay quấn quýt chủ nhân nên dễ đào tạo. Ngoài ra, bởi vì linh tính cao nên chó Poodle thường nhận biết mọi người trong nhà lâu hơn, ai lạ em nó thấy sẽ sủa liền nhưng tiếp thu dạy bảo rất nhanh, kể cả thói hư tật xấu của chủ nên các bạn đừng đề nó thấy nhé, sẽ học theo đó.

 Cách nuôi chó Poodle

Tình trạng sức khoẻ & tính cách của chó Poodle

Đặc điểm mà nhiều người thích nuôi loài này là tính thông minh và linh tính của chúng. Dù không có nhiều đặc điểm của một con chó khôn nhưng do di truyền từ tổ tiên nên chúng giữ lại hết toàn bộ những đặc tính gồm trung, dũng, trí và ngạo của tổ tiên chúng.

Chế độ dinh dưỡng cho chó Poodle

Để nuôi chó Poodle ăn mau chóng lớn thì bạn cần cho chúng lượng dinh dưỡng cân bằng và khoa học, đặc biệt theo từng độ tuổi để có sự phát triển toàn diện nhất, do đa phần mọi người sẽ nuôi giống chó Toy Poodle làm chó kiểng trong nhà nên dưới đây ngoài áp dụng cho giống chó này, bạn có thể áp dụng nếu nuôi hai giống chó còn lại.

Giai đoạn 2 tháng tuổi

Poodle

Giai đoạn này, chú chó Poodle mới cai sữa mẹ và tập tành ăn thức ăn ngoài, hệ tiêu hóa của nó lúc này đang khá yếu, ở giai đoạn này bạn nên cho ăn 1 số loại thức ăn như:

– Cháo loãng nấu với nước xương

– Thức ăn khô đã ngâm mềm và 200 – 300ml sữa ấm mỗi ngày

– Rau củ quả xay nhuyễn và không cho ăn xương, hạt cứng cho chó

Giai đoạn 3-6 tháng tuổi

Giai đoạn 3-6 tháng tuổi

Ở giai đoạn chó khá khá quen với việc ăn thức ăn ngoài, tuy nhiên không cho chó ăn quá no và chỉ ăn 3-4 bữa/ngày với các thức ăn sau:

– Cháo loãng nấu với thịt gà, lợn, bò, tim gan

– Rau củ quả xay nhuyễn và 300 – 400ml sữa ấm mỗi ngày

– Tuyệt đối lúc này không cho ăn xương, hạt cứng cho chó

Giai đoạn 6 tháng tuổi trở đi

Giai đoạn 6 tháng tuổi trở đi

Lúc này chó Poodle đã trưởng thành và đường tiêu hóa của chúng đã cứng cáp, ổn định. Bạn bổ sung cho chúng đầy đủ dinh dưỡng gồm tinh bột, chất xơ, đạm, vitamin và tần suất 2 – 3 bữa/ngày, thực đơn hàng ngày của chúng gồm:

– Các loại thức ăn cho chó tự chế biến từ thịt bò, thịt gà, thịt lợn,..cùng với các loại rau củ.

– Các loại thức ăn khô có sẵn và có thể cho ăn thêm trứng, vitamin, khoáng chất, các loại bánh quy.

Giai đoạn chó Poodle mang thai

Giai đoạn 6 tháng tuổi trở đi

Lúc này chó Poodle nhà bạn có thể làm mẹ nếu Poodle mà bạn nuôi là giống cái. Khoảng 15 ngày sau phối giống thì Poodle sẽ biếng ăn, mệt mỏi, hiện trạng này bình thường và bạn đừng quá lo lắng.

Sau khi chó mang thai 1 tháng đầu thì bạn cho chúng ăn như khi chúng 6 tháng tuổi nhưng đến khi tháng thứ 2 thì bạn phải tăng lượng bổ sung vitamin, khoáng chất, canxi,..cho chúng như:

– Cho thêm hải sản vào khẩu phần ăn như: Tôm bóc vỏ, cá,….và các loại thịt như: thịt gà, lợn, chân giò hầm,…

– Tiếp tục cung cấp rau củ quả và thêm sữa ấm từ 300ml-400ml mỗi ngày

Lưu ý khi cho chó Poodle ăn

– Cung cấp đầy đủ nước và đảm bảo nước sạch, vệ sinh cho chúng.

– Chỉ cho chó uống sữa dưới 300ml sữa/ngày.

– Cho chúng ăn uống đúng bữa, không ăn quá no, đồ dùng ăn uống phải sạch sẽ, cẩn thận.

– Nếu có dấu hiệu bị nôn cần ngay lập tức đưa chúng đi khám bác sĩ.

Cách chăm sóc & vệ sinh chó Poodle

Về chăm sóc chó Poodle

Chăm sóc chó Poodle bảo dễ thì cũng dễ nhưng khó cũng khó lắm đấy nhé, Poodle rất tăng động và tinh nghịch, cần được chủ cưng chiều nên các bạn phải tuân thủ các điều sau để chăm sóc cho chúng tốt nhất.

Về chăm sóc chó Poodle

Đầu tiên, bạn phải cho chúng sinh hoạt môi trường thoáng mát và sạch sẽ, tránh ánh nắng mặt trời , nếu bạn nuôi chúng ở xứ lạnh thì mùa đông cho chúng thêm áo giữ ấm nếu đi ra ngoài, tốt nhất hạn chế chúng ra ngoài nếu trời lạnh.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 7: Chứng minh rằng Bác Hồ sống vô cùng giản dị, thanh bạch Dàn ý & 13 mẫu bài văn mẫu lớp 7

Ngoài ra, Poodle là loài chó tăng động hay đùa nghịch nên bạn dành cho chúng từ 15 – 30 phút / ngày đi dạo hay chơi đùa với chúng, hạn chế việc bỏ chúng một mình vì điều này ảnh hưởng tới tâm lý của chúng.

Về chăm sóc chó Poodle

Đối với chó Poodle trong thời kỳ mang thai, ngoài việc cho chúng đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng cảm xúc cho chúng còn phải cho chúng tập đi bộ mỗi ngày để có thể dễ dàng sinh sản hơn. Nếu bỏ bước này dễ làm chúng đẻ non và béo phì sau khi sinh, thậm chí chúng tự mình đẻ và lúc này tận 2 – 3 năm bạn mới có thể phối giống lại.

Về vệ sinh cho chó Poodle

Còn về mặt vệ sinh, tắm rửa cho chó Poodle thì bạn cũng tuân thủ theo các bước sau để tránh bé bị bệnh về đường hô hấp do cảm lạnh.

Về vệ sinh cho chó Poodle

Đầu tiên là chuẩn bị đầy đủ sữa tắm, nước ấm hoặc nước nóng, máy sấy. Sau đó, bạn dùng nước ấm xả ướt người em nó và thoa sữa tắm nhẹ nhàng khắp cơ thể chúng. Sau khi đã kỳ cọ kỹ cơ thể chúng thì bạn dùng dầu xả hoặc dưỡng ẩm để bộ lông chúng mượt mà hơn.

Về vệ sinh cho chó Poodle

Tiếp đó, dùng khăn khô lau khô người chúng ngay lập tức và máy sấy chuyên dụng để làm khô lông cho chúng. Nếu bạn sợ chúng cảm lạnh, bạn có thể cho chúng uống thêm sữa ấm sau tắm và trước khi tắm cho chúng uống viên thuốc cảm lạnh.

Lưu ý khi tắm chó Poodle

Lưu ý khi tắm chó Poodle

– Lau khô người chúng nhanh chóng để tránh cảm lạnh, tránh để xà phòng vào tai chúng.

– Không nên tắm chúng quá thường xuyên mà chỉ tắm 2 – 3 lần/ tuần, nếu nuôi vùng lạnh thì không nên tắm chúng vào mùa đông.

Lưu ý trong cách nuôi chó Poodle

Lưu ý trong cách nuôi chó Poodle

– Thứ nhất là Poodle rất dễ cảm lạnh và mắc các bệnh về lông, xương khớp, hô hấp, đường ruột nên cho chúng hoạt động và ăn uống, chăm sóc cẩn thận và tốt nhất, tránh tắm nhiều gây cảm lạnh và cắt tỉa lông,để tránh bệnh về gàu trắng, ve, nấm. Nếu nghĩ chúng bị bệnh cảm thì cho chúng uống nước gừng để làm ấm và cho uống thuốc phế quản.

– Thứ hai, luôn tẩy giun sán định kỳ và tiêm vắc-xin ngừa bệnh cho chúng, nếu thấy chúng có triệu chứng bất thường lập tức cho chúng đến bác sĩ thú y.

Các bệnh thường gặp ở chó Poodle

Các bệnh thường gặp ở chó PoodleCác bệnh thường gặp ở chó Poodle

Các bệnh thường gặp ở chó Poodle có thể kể ra như: Loạn sản xương hông, Dị tật đốt ngón chân, Tim bẩm sinh, Xoắn dạ dày chướng hơi, Đục thủy tinh thể, Viêm da dị ứng, Bệnh Addison, Động kinh, Thoái hóa võng mạc, Lông quặm,…

Kinh nghiệm mua chó Poodle

Kinh nghiệm mua chó PoodleKinh nghiệm mua chó Poodle

Tiêu chuẩn giống Poodle thuần chủng

Chó Poodle thuần chủng có kích thước chuẩn từ 45 đến 60 cm và nặng từ 20 đến 25kg.

Kích thước giống chó Poodle

Toy Poodle: có chiều cao tối đa khoảng 25 cm khi đứng. Nặng từ 2 – 5kg khi trưởng thành.

Miniature Poodle: có chiều cao tối đa khoảng 40cm và nặng tối đa 9kg.

Standard Poodle: chiều cao phổ biến khoảng 40cm. Những con cao nhất có thể cao tới 50cm và nặng tới 30kg.

Giá bán chó PoodleGiá bán chó Poodle

Giá bán chó Poodle

Chó sinh sản tại Việt Nam, đến từ các trại giống lớn có giá bán trung bình 5-8 triệu. Toy và Teacup rất khó nhân giống nên giá trung bình 12-15 triệu. Poodle Standard không giấy là 9-12 triệu tùy màu lông và giới tính.

Chó nhập từ Thái Lan khoảng 13-20 triệu.

Chó nhập từ châu Âu, Nga, Mỹ… có thể lên tới 60-100 triệu.

(Giá chỉ mang tính chất tham khảo)

Tham khảo thêm: Cẩm nang chó đốm: Nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi, giá bán

Phía trên là một số chia sẻ trong việc nuôi chó Poodle, hy vọng rằng qua bài viết quý bạn đọc đã có thêm một số kiến thức cơ bản và sẵn sàng nuôi dạy một chú chó dễ thương như Poodle.

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cẩm nang cách nuôi chó Poodle hiệu quả, mau lớn dành cho người mới tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *