Bạn đang xem bài viết ✅ Cách viết bản tường trình sự việc Hướng dẫn cách viết bản tường trình sự việc ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bản tường trình là văn bản được sử dụng rất phổ biến hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng biết viết bản tường trình rõ ràng, chính xác. Chính vì vậy trong bài viết dưới đây Wikihoc.com giới thiệu đến các bạn cách viết bản tường trình sự việc chi tiết, chuẩn nhất.

Mục đích viết bản tường trình là để người viết trình bày sự việc một cách rõ ràng, cụ thể và nêu ra được mức độ trách nhiệm của mình để cấp trên hoặc người có thẩm quyền xem xét xử lý. Vậy sau đây là toàn bộ cách viết và mẫu bản tường trình chuẩn nhất, mời các bạn cùng đón đọc nhé.

1. Bản tường trình là gì?

Bản tường trình là biểu mẫu có nội dung trình bày lại một sự việc xấu, để lại hậu quả nghiêm trọng cho người khác bằng cách gây tổn hại về thể xác, tinh thần hay vật chất.

2. Khi nào viết văn bản tường trình?

Khi có một sự việc xảy ra (gây hậu quả xấu) khiến cho người có trách nhiệm (hoặc cấp có thẩm quyền) phải xem xét, người liên quan đến sự việc đó phải viết bản tường trình để trình bày một cách tường tận, rõ ràng sự việc diễn ra, đồng thời phải nêu rõ mức độ trách nhiệm của mình.

Tham khảo thêm:   816 câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 9 (Có đáp án) Bài tập trắc nghiệm môn Hóa học lớp 9

Vậy, văn bản tường trình là loại văn bản trình bày để người có trách nhiệm hoặc cấp có thẩm quyền hiểu đúng bản chất sự việc, mà sự việc ấy có liên quan đến người viết tường trình.

3. Cách viết bản tường trình như thế nào?

Bản tường được lập bởi người vi phạm hoặc có liên quan. Khi lập Bản tường trình phải đảm bảo cung cấp được đầy đủ thông tin sau:

– Thông tin cá nhân của người viết bản tường trình: Đây là yêu cầu đầu tiên mà nội dung bản tường trình nào cũng cần phải có. Người viết phải điền đầy đủ thông tin cá nhân như họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ sinh sống, số điện thoại,…

– Trình tự, diễn biến sự việc: Nên trình bày càng cụ thể, chi tiết và rõ ràng càng tốt.

Mục đích chính của biên bản tường trình đó là trình bày lại toàn bộ sự việc vi phạm đã diễn ra để cơ quan chức năng có đủ thông tin để tiến hành điều tra và xét xử. Do đó, sự việc cần phải được trình bày một cách thật chi tiết, cụ thể và chính xác từ người viết đơn.

Trong đó, có nêu được địa điểm, thời gian xảy ra sự việc một cách thật cụ thể và chính xác từ người viết đơn.

Ngoài ra, sự việc dù ở mức độ nặng hay nhẹ cũng đều phải trình bày hậu quả của vụ việc gây ra như thế nào một các tường tận và chi tiết. Không những vậy, còn cần cung cấp thêm thông tin về những người có liên quan đến sự việc như họ tên, tuổi tác, nghề nghiệp, chức vụ (nếu có)…và mối liên hệ với sự việc của họ.

Tham khảo thêm:   Đại bàng phong thủy: Đặc điểm, ý nghĩa và cách sử dụng

– Nguyên nhân sự việc: Lý do thực hiện hành vi là gì? Có người hay sự việc nào khác tác động vào không?

– Mức độ thiệt hại (nếu có): Bao gồm cả thiệt hại về vật chất và tinh thần.

– Trách nhiệm của người viết trong trường hợp sự việc đó gây ra hậu quả.

– Lời hứa của người làm bản tường trình: Người viết tường trình phải thành thật khai báo và có lời hứa không được tái phạm. Nếu vẫn tiếp tục có những hành vi sai trái thì sẽ phải chịu những hình phạt thích đáng.

4.Thể thức của một văn bản tường trình

a) Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

b) Địa điểm và thời gian tường trình (ghi góc bên phải)

………, ngày ….. tháng ….. năm …….

c) Tên văn bản (ghi chính giữa và thường dùng chữ đậm hoặc in hoa) Bản tường trình (Về việc…………..)

d) Người hoặc cơ quan nhận bản tường trình:

Kính gửi: ………………………………………………………………

e) Nội dung tường trình: Tường trình cụ thể, chi tiết diễn biến sự việc.

g) Kết thúc: Lời đề nghị, cam đoan (nếu cần); chữ kí và họ tên của người làm tường trình.

5. Mẫu bản tường trình sự việc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o———-

BẢN TƯỜNG TRÌNH DIỄN BIẾN SỰ VIỆC XẢY RA

Tham khảo thêm:  

Kính gửi: Thủ trưởng ………………………………………………………………………….

Họ tên:……………………………………………………………………………………………………………

Sinh ngày:……………………………………………………………………………………………………………

Quê quán:……………………………………………………………………………………………………………

Nơi ở hiện nay:……………………………………………………………………………………………………..

Trình độ chuyên môn được đào tạo:………………………………………………………………………..

Công việc chính hiện đang đảm nhiệm:…………………………………………………………………….

Đơn vị đang làm việc (phòng, ban, phân xưởng……..):………………………………………………..

Hệ số lương đang hưởng:…………………………………………………………………………………………

Thời điểm sự việc xảy ra hoặc phát hiện ngày tháng năm:…………………………………………….

Tường trình diễn biến sự việc:………………………………………………………………………………….

Nguyên nhân dẫn đến sự việc xảy ra:…………………………………………………………………………

Căn cứ quy định của pháp luật và nội quy lao động của đơn vị đã ban hành, tôi nhận thấy hành vi phạm kỷ luật của tôi áp

dụng theo hình thức kỉ luật lao động hoặc bồi thường trách nhiệm theo điều:…………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

Tôi hứa sẽ sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm và không tái phạm.

…….ngày…….tháng……năm…………

Người viết tường trình

(Ký và ghi rõ họ tên)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách viết bản tường trình sự việc Hướng dẫn cách viết bản tường trình sự việc của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *