Bạn đang xem bài viết Cách trị ghẻ nước tại nhà bằng nước muối đơn giản mà hiệu quả tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Sử dụng nước muối để điều trị ghẻ nước là một phương pháp dân gian vừa an toàn, vừa tiết kiệm. Bài viết dưới đây của Wikihoc.com sẽ hướng dẫn cho bạn cách sử dụng nước muối điều trị bệnh ghẻ nước sao cho phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất. Bạn có thể tham khảo và áp dụng phương pháp này ngay tại nhà.

3 cách trị ghẻ nước tại nhà bằng nước muối đơn giản

Vệ sinh da bằng muối

Muối không chỉ là gia vị giúp cân bằng hương vị món ăn mà còn có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe con người. Muối chứa nhiều khoáng chất, có khả năng cân bằng điện giải và duy trì chức năng tuyến giáp. Nước muối sinh lý có tác dụng sát trùng, ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm viêm, giảm ngứa da,…

Người bị ghẻ nước ngoài việc điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ thì có thể áp dụng phương pháp dưới đây để làm sạch da, giảm sự ngứa ngáy trên da.

Vệ sinh da bằng muốiVệ sinh da bằng muối

Nguyên liệu:

  • 9g muối tinh
  • 1 lít nước

Cách làm:

  • Khuấy đều hỗn hợp 9g muối tinh và 1 lít nước.
Tham khảo thêm:  

Cách sử dụng:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị ghẻ nước.
  • Sử dụng bông y tế thấm hỗn hợp nước muối rồi bôi lên vùng da bị ghẻ nước.
  • Áp dụng phương pháp này 2 lần/ngày (sáng và tối) để giảm ngứa hiệu quả.

Sử dụng lá bạch đàn tươi và muối tinh

Theo thông tin từ Vinmec, lượng tinh dầu dồi dào trong lá bạch đàn tươi có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn, ức chế sự phát triển của ký sinh trùng ghẻ, từ đó giúp giảm ngứa ngáy rất hiệu quả. Bạn có thể thay thế lá bạch đàn tươi bằng tinh dầu khuynh diệp nếu không có lá bạch đàn nhé!

Tinh dầu lá bạch đàn có khả năng ức chế sự phát triển của ký sinh trùng ghẻ nướcTinh dầu lá bạch đàn có khả năng ức chế sự phát triển của ký sinh trùng ghẻ nước

Nguyên liệu:

  • 50g lá bạch đàn tươi
  • 20g muối tinh
  • 1 lít nước

Cách làm:

  • Lá bạch đàn tươi đem rửa với nước muối cho sạch hết bụi bẩn.
  • Đun sôi 1 lít nước, cho lá bạch đàn vào đun thêm 5 – 10 phút nữa thì tắt bếp.

Cách sử dụng:

  • Đổ hỗn hợp nước lá bạch đàn và muối ra thau, pha thêm một ít nước lạnh vào cho bớt nóng.
  • Dùng nước này để vệ sinh vùng da bị ghẻ trong khoảng 5 – 10 phút.
  • Áp dụng phương pháp này đều đặn 2 lần/ngày để thu được kết quả tốt nhất.

Sử dụng lá trầu và muối tinh

Từ xưa đến nay, lá trầu không là một bài thuốc dân gian chữa bệnh về da rất hiệu quả. Lá trầu không kết hợp với muối tinh giúp ức chế sự sinh sản của ký sinh trùng ghẻ và hạn chế được sự bội nhiễm bệnh ghẻ nước.

Tham khảo thêm:   Đoạn văn tiếng Anh về sở thích đi du lịch (7 Mẫu) Viết 1 đoạn văn bằng tiếng Anh nói về sở thích của mình

Lá trầu không ức chế sự sinh sản của ghẻ và hạn chế sự bội nhiễmLá trầu không ức chế sự sinh sản của ghẻ và hạn chế sự bội nhiễm

Nguyên liệu:

  • 10 lá trầu không
  • ½ muỗng cà phê muối tinh

Cách làm:

Bước 1 Đem lá trầu không đi rửa sạch để loại bỏ hết bụi bẩn.

Bước 2Vò nát 10 lá trầu không cùng 1/2 muỗng cà phê muối tinh rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị ghẻ nước. Để yên trên da trong 5 phút rồi rửa lại da bằng nước ấm.

Nên áp dụng phương pháp này đều đặn mỗi ngày để thu được kết quả tốt nhất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đun sôi hỗn hợp lá trầu không cùng nước và muối tinh, rồi thực hiện tương tự với cách trị ghẻ nước bằng lá bạch đàn và muối tinh đã nêu ở trên nhé!

Lưu ý khi dùng nước muối điều trị bệnh ghẻ nước

Khi dùng nước muối để điều trị bệnh ghẻ nước, bạn cần lưu ý:

  • Dùng muối sạch có nồng độ vừa phải, không nên sử dụng quá nhiều bởi có thể làm viêm loét vết thương hở trên da.
  • Dùng muối để điều trị bệnh ghẻ nước chỉ là phương pháp giúp sát trùng vết thương, kháng khuẩn, giảm ngứa ngáy và giảm những tổn thương trên da. Để điều trị dứt điểm, bệnh nhân cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và sử dụng các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da.

  • Tuyệt đối không dùng tay chà xát hoặc gãi lên vùng da bị ghẻ nước bởi điều này sẽ làm cho da bị tổn thương, tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong, từ đó khiến bệnh ghẻ nặng hơn.
  • Sau một thời gian áp dụng phương pháp điều trị ghẻ nước bằng nước muối mà bệnh tình không có dấu hiệu chuyển biến tích cực thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tiến hành thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không được để bệnh ghẻ nước kéo dài làm tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Tăng cường vệ sinh cơ thể và nhà cửa để hạn chế sự sinh sôi của tác nhân gây bệnh. Nên thường xuyên giặt giũ đồ dùng cá nhân bằng nước ấm hoặc phơi dưới nắng to để các tổ trứng ghẻ bị tiêu diệt.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người lành để tránh bệnh ghẻ nước lây lan.
Tham khảo thêm:   Nội dung định luật bảo toàn động lượng và bài tập thực hành có đáp án (Vật Lý 10)

Trên đây là những chia sẻ của Wikihoc.com về cách trị ghẻ nước tại nhà bằng nước muối đơn giản mà hiệu quả. Hy vọng với bài viết này, bạn có thể bỏ túi được những kiến thức hữu ích. Cảm ơn vì đã theo dõi!

Nguồn: Nhà thuốc Long Châu, Vinmec

Chọn mua trái cây chất lượng tại Wikihoc.com để bồi bổ sức khỏe:

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách trị ghẻ nước tại nhà bằng nước muối đơn giản mà hiệu quả tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *