Bạn đang xem bài viết Cách trị đờm cho trẻ sơ sinh giúp sạch cổ họng, bé không còn khò khè tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ở trẻ em có đờm là tình trạng phổ biến, có nhiều đờm sẽ khiến bé thở khò khè, ngủ không ngon giấc kéo theo đó khiến bé chán ăn, nếu để lâu sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Bài viết dưới đây xin chia sẻ cùng các mẹ cách trị đờm cho trẻ sơ sinh an toàn mà hiệu quả.
Viêm đường hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây đờm, trong khi đó trẻ nhỏ, mũi và cổ họng chưa hoàn thiện để xử lý chất nhầy, vì vậy đờm đọng lại ngày một nhiều khiến trẻ không chỉ ngạt mũi không thở được mà còn kéo theo các cơn ho, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ.
Lưu ý
Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng các mẹo dân gian, khi thấy có dấu hiệu bất thường, cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám.
9 mẹo dân gian chữa đờm, khò khè cho trẻ sơ sinh
Dùng tắc (quất)
Trái tắc hay còn gọi là trái quất, trong đông y chúng có vị chua ngọt và tính mát. Thành phần chứa nhiều loại dinh dưỡng cần thiết như vitamin, pectin, tinh dầu,… đều có tác dụng rất tốt trong trị ho, long đờm và chống kháng khuẩn rất tốt. Nên nếu trẻ bị khò khè bạn nên áp dụng 2 cách sau nhé:
Cách làm quất với đường phèn
Bước 1 Bạn rửa sạch cỡ 2 -3 trái quất còn xanh vỏ, rồi cắt đôi chúng. Cho đường phèn vào bên trong quả , và để vào nồi hấp cách thủy trong 15 phút.
Bước 2 Khi hỗn hợp đã nguội bạn cho bé dùng mỗi lần 1 thìa cà phê và mỗi ngày 3 lần.
Cách làm quất với mật ong
Bước 1 Bạn rửa sạch 10g quất xanh, để ráo và bổ đôi quất và cho vào 1 tô thủy tinh đã có sẵn cỡ 1 đến 2 muỗng canh mật ong (gia giảm tùy bạn).
Bước 2 Cho tô vào nồi và chưng cách thủy trong 20 phút, rồi để nguội là có thể cho bé dùng.
Tham khảo thêm: Mẹo giúp bé hết mút tay mà các mẹ nên biết sớm hơn.
Dùng gừng
Gừng là nguyên liệu đã quá là nổi tiếng trong việc diều trị các bệnh về đường hô hấp, chúng có thể giúp tình trạng đờm và khò khè giảm bớt nhờ làm giảm tình trạng viêm và ngăn sự co lại của đường thở. Bạn có thể áp dụng các cách sau:
Cách 1: Bạn trộn mật ong, nước ép lựu và nước ép gừng theo tỉ lệ bằng nhau và cho bé uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
Cách 2: Trộn 1/2 chén nước với 1 thìa cà phê gừng và dùng trước khi đi ngủ, để giảm tình trạng ho về đêm cho bé.
Dùng nước rau diếp cá
Rau diếp cá là một loại rau khá khó ăn vì mùi vị tanh và khá nồng. Tuy nhiên theo đông y chúng lại được coi như một loại “kháng sinh thảo”, với vị chua và tính thanh nên chúng có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm tình trạng ho, đờm, lại khá an toàn với trẻ nhỏ. Áp dụng cách sau:
Bước 1 Bạn rửa sạch và để ráo 1 nắm lá diếp cá, sau đó giã nhuyễn hoặc xay cũng được.
Bước 2 Cho vào nồi và thêm 1 ít nước vo gạo vào và đun trong 20 phút. Để nguội và nhớ lọc thật kỹ bã trước khi cho bé uống (bạn có thể thêm chút đường để bé dễ uống).
Lưu ý Bạn nên cho bé nước diếp cá sau khi ăn khoảng 60 phút.
Dùng lá húng chanh
Theo nghiên cứu thì trong lá húng chanh có chứa rất nhiều tinh dầu, đặc biệt là cavaron – có tác dụng trong tiêu độc, giảm đờm, nên loại lá này rất hữu hiệu trong việc trị khò khè. Bạn có thể áp dụng cách sau:
Bước 1 Bạn lấy cỡ một nắm lá húng chanh rửa sạch, đẻ ráo và giã nát.
Bước 2 Sau đó ngâm vào 10ml nước sôi để tinh dầu lá có thể được tiết ra. Bạn đút cho bé hỗn hợp này 1 ngày 2 lần nhé!
Dùng nước ấm
Trẻ sơ sinh khá nhạy cảm nên nhiều dược liệu không phù hợp với bé, thì bạn nên dùng nước ấm. Ít người biết rằng nước ấm cũng có tác dụng tiêu đờm, giảm đau rát họng cho trẻ. Bạn chỉ cần đơn giản thay nước thường cho bé uống bằng nước ấm là được.
Dùng tinh dầu tràm
Dầu tràm có hiệu quả cao trong việc điều trị các bệnh về hô hấp. Mùi hương của dầu tràm vừa giúp làm sạch không khí đồng thời đi vào hệ hô hấp, làm tan chảy các chất nhầy và đặc (đờm) trong khí quản, giúp bé hít thở dễ dàng hơn. Vì vậy dầu tràm được dùng như phương thuốc hữu hiệu để trị đờm.
Với tinh dầu tràm mẹ có thể dùng cách xông tinh dầu tràm trong phòng hoặc nhỏ vài giọt vào chậu nước tắm của bé.
Lưu ý Không nên không để tinh dầu chạm trực tiếp vào làn da của trẻ vì da của trẻ sơ sinh còn non yếu dễ bị tổn thương.
Dùng lá hẹ
Theo Đông y lá hẹ được dùng làm các vị thuốc trị ho cảm, tiêu đờm. Điển hình như bài thuốc lá hẹ kết hợp cùng hạt chanh và hoa đu đủ đực. Cách làm như sau:
Bước 1 Lấy 1 nắm lá hẹ, 10 – 20gr hạt chanh, 15gr hoa đu đủ đực đem rửa sạch.
Bước 2 Giã nát lá hẹ, hạt chanh và hoa đu đủ.
Bước 3 Trộn hỗn hợp đã giã nát với ít đường phèn rồi đem hấp cách thủy khoảng 30 phút.
Bước 4 Cho trẻ uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh khoảng 5ml.
Dùng dụng cụ hút mũi cho bé
Với những trẻ lớn có thể tự hỉ mũi để đẩy chất đờm ra ngoài nhưng với trẻ sơ sinh điều đó là hoàn toàn không thể vì vậy các mẹ có thể giúp bé bằng cách dùng dụng cụ hút mũi cho bé.
Để việc hút mũi đạt kết quả cao nhất các mẹ hãy làm theo những bước sau:
Bước 1 Nhỏ vào mũi của bé một vài giọt nước muối sinh lý Natri 0,9% để làm loãng chất nhầy.
Bước 2 Bế bé hoặc đặt bé nằm nghiêng sang bên. Đưa đầu hút vào một bên mũi của bé, một tay bóp nhẹ bóng của dụng cụ hút, còn một tay đè cánh mũi còn lại sau đó thả ra từ từ. Tiếp tục làm với bên mũi còn lại.
Lưu ý Nên làm nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương đến niêm mạc mũi của bé và chỉ nên hút mũi khoảng 4 lần/ngày, không làm quá nhiều.
Tham khảo thêm: Mách mẹ 6 tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh
Dùng nước hoa bưởi
Theo Bs. Bùi Hồng Minh ( Phó Chủ tịch thường trực Hội Đông y Quận Ba Đình, Hà Nội) thì vì hoa bưởi có vị cay, tính bình nên nó có tác dụng rất tốt trong việc giảm ho có đờm,… Bạn có thể áo dụng cách sau:
Bước 1 Bạn rửa sạch và để ráo khoảng 4 – 5gr hoa bưởi.
Bước 2 Lấy 4gr củ gừng bạn gọt vỏ, rửa sạch rồi đem xay nhuyễn, sau đó lọc bã để lấy nước.
Bước 3Cho vào nồi các nguyên liệu trên và đổ nước ngập. Đậy vung, theo dõi khi nước sôi thì bạn hạ nhỏ lửa.
Bước 4 Bạn cho đường phèn hoặc 1 chút mật vào và đun thêm ít phút đến khi hỗn hợp kẹo lại như siro. Bạn lọc lấy phần siro đó cho bé uống.
Tham khảo thêm: Mẹo trị ho có đờm cho trẻ bằng nước hoa bưởi
Nguyên nhân gây khò khè ở trẻ sơ sinh
Có rất nhiều nguyên nhân gây khò khè, khó thở ở trẻ như:
- Trẻ mắc các bệnh gây tắc nghẽn đường thở như hen phế quản, viêm phế quản, viêm phổi,…
- Trẻ mắc các bệnh lý gây tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ khí quản ngực đến các phế quản nhỏ).
- Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị khò khè, khó thở do các nguyên nhân như dị vật đường thở, phù phổi, lao, sị tật bẩm sinh,…
Khi nào nên đưa trẻ tới thăm khám bác sĩ?
Nếu theo dõi trẻ có các dấu hiệu sau, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ quan y tế hoặc bác sỹ chuyên ngành:
- Với những trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi thì nên đưa bé đến bác sĩ, ngay khi phát hiện triệu chứng khò khè, khó thở. Vì đây là các triệu chứng khá nguy hiểm với lứa tuổi này.
- Với trẻ trên 3 tháng tuổi, thấy trẻ khò khè kéo dài hơn 4 giờ, hay tái phát bệnh trong thời gian dài (3 – 4 tuần) thì cũng nên đưa trẻ đến chuyên gia.
- Trẻ khò khè kèm tím tái, thở mệt, rối loạn giác ( ngủ li bì, bứt rứt, vật vã,…).
- Khò khè kèm theo nôn ói và sốt.
- Trẻ có tiền căn bị suyễn, khó thở.
Tham khảo thêm: Tổng hợp 14 mẹo trị nghẹt mũi cho bé tại nhà hiệu quả, an toàn mà bạn không nên bỏ qua
Trên đây là một vài cách giúp bé tiêu đờm hiệu quả, các mẹ có thể tham khảo lựa chọn một cách phù hợp để chăm sóc bé yêu nhanh chóng khỏi bệnh, luôn khỏe mạnh.
Kinh nghiệm hay Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách trị đờm cho trẻ sơ sinh giúp sạch cổ họng, bé không còn khò khè tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.