Bạn đang xem bài viết Cách phân biệt hạt phỉ và hạt dẻ tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hạt phỉ và hạt dẻ là hai loại hạt mang nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì ngoại hình khác nhau nhưng rất dễ nhầm giữa hai loại hạt này. Bài viết hôm nay của Wikihoc.com mách cho bạn cách để dễ dàng phân biệt sự khác nhau của hai loại hạt này.
Cách phân biệt hạt phỉ và hạt dẻ
Nguồn gốc
Hạt phỉ là hạt của cây phỉ, thuộc chi Corylus, với tên khoa học là Corylus avellana. Hạt phỉ là loại hạt có phần vỏ cứng bên ngoài và phần nhân bên trong có màu trắng. Khi chế biến hạt phỉ, chúng ta cần loại bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài và lớp da, chỉ giữ lại nhân trắng bên trong để sấy khô hoặc nướng.
Hạt dẻ thuộc phần hạt của cây hạt dẻ có tên khoa học là Castanea Mollissima. Thuộc họ sồi dẻ (Fagaceae). Ngoài ra còn có tên gọi là sơn hạch đào. Hạt dẻ sẽ được thu hoạch vào khoảng từ tháng 8 cho đến hết tháng 10 hằng năm.
Cách phân biệt hạt phỉ và hạt dẻ
Hạt phỉ và hạt dẻ đều có ngoại hình tương tự nhau nên khiến không ít người nhầm lẫn. Điểm khác nhau giữa hạt phỉ và hại dẻ chính là kích thước của nhân:
-
Nhân của hạt phỉ nhỏ hơn hạt dẻ, có màu trắng, giòn như hạt óc chó, được sấy khô và bảo quản được lâu.
-
Nhân hạt dẻ có lớp vỏ màu vàng nhưng vỏ mỏng, phần nhân khi hấp hay nướng lên lại mềm xốp, không bị cứng.
Lợi ích của việc ăn hạt dẻ và hạt phỉ
Đầy đủ chất dinh dưỡng
Trong hai loại hạt chứa hàm lượng chất dinh dưỡng giúp bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết như chất đạm, vitamin E, vitamin B6, phốt pho, magie, chất kẽm. Ngoài ra, còn chứa một lượng lớn axit béo omega 6 và omega 9 tốt cho sức khỏe.
Tốt cho tim mạch
Hạt phỉ và hạt dẻ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa và chất béo lành mạnh nên tốt cho tim mạch và giảm mức cholesterol trong máu. Theo nhiều nghiên cứu, những người hai loại hạt trong một thời gian thì lượng cholesterol xấu sẽ giảm đi. Ngoài ra, lượng mỡ trong máu cũng giảm và huyết áp cũng ổn định hơn
Khả năng chống Oxy hoá
Chất chống oxy hóa cũng được chứa nhiều trong hai loại hạt này, chúng có tác dụng trong việc ngăn ngừa sự tổn thương của tế bào cơ thể do các gốc tự do gây ra – đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều tình trạng bệnh.
Giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư
Folate – một chất chống oxy hóa và giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư được tìm thấy trong hạt phỉ và hạt dẻ. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc sử dụng hai loại hạt này trong thời gian dài sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư gan,…
Giảm lượng đường trong máu
Axit oleic hay còn gọi là omega 9 là axit béo chính trong hai loại hạt này, loại axit này làm giảm đáng kể lượng đường trong máu. Để đạt được kết quả rõ rệt thì nên kết hợp hai loại thực phẩm này với chế độ ăn uống lành mạnh.
Cách chọn mua và bảo quản
Cách chọn mua
-
Hạt còn vỏ: vỏ phải mịn, bóng, không bị nứt, lỗ.
-
Hạt đã được tách sẵn: hạt phải có độ sắc nét, hạt nhân đầy đặn, không cong queo, co dúm hay xỉn màu.
Cách bảo quản
Khi mua về, bạn cần bảo quản hạt phỉ và hạt dẻ trong túi được đóng kín và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, càng để lâu thì chất lượng hai loại hạt này càng suy giảm. Do đó, để bảo toàn giá trị dinh dưỡng của nó, bạn nên sử dụng càng sớm càng tốt nhé.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã biết cách phân biệt hại dẻ và hạt phỉ. Đừng quên theo dõi Wikihoc.com để cập nhật thêm những bài viết hữu ích!
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách phân biệt hạt phỉ và hạt dẻ tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.