Bạn đang xem bài viết Cách nấu bó nước mát nhanh chóng, đơn giản, thơm ngon hơn nước sâm ngoài hàng tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Theo dược học cổ truyền, nước sâm có công dụng thanh nhiệt giải độc vì được nấu từ hỗn hợp các loại lá, rễ cây và một số loại thực vật có tính mát như mía lau, râu bắp, rễ tranh,… hoàn toàn không có hại cho sức khỏe.

Nước mát

Chuẩn bị
20 phút
Chế biến
20 phút
Dành cho
4 người

Ngoài là thức uống thanh nhiệt, nước sâm còn giúp điều trị khô miệng, ra mồ hôi trộm, thanh lọc cơ thể, đào thải các chất cặn bã độc hại ra ngoài, lợi tiểu. Chẳng cần phải đi đến những cửa hàng, bạn hoàn toàn có thể tự tay nấu ngay những ly nước sâm thơm ngon bổ dưỡng ngay tại nhà cho cả gia đình cùng thưởng thức.

Bạn chỉ cần mua những bó nước mát được đóng gói sẵn ở chợ hoặc siêu thị với giá rất rẻ về và nấu thôi, và đặc biệt với công thức riêng của Wikihoc.com chia sẻ hôm nay bạn hãy chuẩn bị thêm 500g ngò mà phải là ngò còn nguyên rễ nha, làm như vậy thì nước sâm của mình sẽ càng thơm và có hương vị đặc biệt hơn đó.

Xem video Cách nấu bó nước mát nhanh chóng, đơn giản, bảo đảm thơm ngon hơn nước sâm ngoài hàng tại đây

Nguyên liệu nấu nước mát

  • 1 bó nước mát (mua tại cửa hàng Wikihoc.com hoặc ngoài chợ)
  • 1 bó ngò rí còn rễ
  • Đường phèn
Tham khảo thêm:   Dầu gội khô có tốt không? 6 loại dầu gội khô được ưa chuộng

Cách nấu nước mát

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệuSơ chế nguyên liệu

Sau khi mua về bạn rửa sạch tất cả nguyên liệu dưới vòi nước, đối với những loại lá còn rễ thì các bạn phải rửa thật sạch để không còn bùn, đất dính vào trong phần rễ nha.

Đối với các nguyên liệu như: lá dứa, lẻ bạn, cây thuốc dòi, rễ tranh, mã đề… bạn hãy cắt thành khúc nhỏ như thế này, mía lau thì mình sẽ chẻ làm 6 khúc rồi đập dập, với ngò mình cũng sẽ cắt nhỏ và đập nhẹ vào phần rễ để dậy mùi hơn.

Bước 2 Nấu nước mát

Nấu nước mátNấu nước mát

Bạn đặt nồi lên bếp, cho tất cả các nguyên liệu vào nồi rồi đổ khoảng 3 lít nước vào và đun trong vòng 20 phút, thật đơn giản đúng không?

Do được nấu từ nhiều loại thảo dược khác nhau, nước sâm có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe:

cây thuốc dòi

Theo Đông y, cây thuốc dòi có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng tiêu đờm, dùng chữa ho lâu ngày, ho do viêm họng, viêm thanh phế quản, ho khan, tiêu viêm, thông tiểu… Loại thuốc này còn được dùng như thuốc điều kinh và dễ gây sẩy thai, vì vậy phụ nữ có thai không nên uống nhiều loại thảo dược này.

Rễ tranh

Rễ tranh có công dụng thanh nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị các chứng chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu.

Mã đề

Mã đề cũng có công dụng lợi tiểu, chữa ho, khánh sinh.

Cây lẻ bạn

Cây lẻ bạn (hay còn gọi là cây hoa sò huyết) thường dùng hoa hoặc lá làm thuốc, dùng tươi hay phơi khô. Theo y học cổ truyền, cây lẻ bạn vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, cầm máu, giảm ho, giải độc.

Tham khảo thêm:   Bài văn mẫu lớp 7: Bài viết số 5 (Đề 1 đến Đề 5) Tuyển tập 42 bài văn mẫu lớp 7 hay nhất

Lá dứa hay còn gọi là lá nếp

Lá dứa hay còn gọi là lá nếp vì có mùi thơm như mùi cơm nếp, để khô càng thơm hơn. Dân gian thường dùng lá dứa làm chất thơm, chất tạo màu cho thực phẩm như nấu bánh chưng, làm kẹo bánh, làm mứt dừa, rau câu… hay dùng lá dứa cắt khúc, nấu trà uống cho thơm. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy thấy chiết xuất từ lá dứa có khả năng ức chế tế bào ung thư vú, tuy nhiên dùng lượng lớn lá dứa hằng ngày có thể gây hạ đường huyết.

Râu bắp còn có tên gọi là Ngọc mễ tu

Râu bắp còn có tên gọi là Ngọc mễ tu. Theo Y học cổ truyền, râu bắp có vị ngọt, tính bình có tác dụng lợi tiểu. Trong râu bắp có chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 và nhiều chất vi lượng khác. Rau bắp có thể nấu nước uống hàng ngày rất tốt cho người bị sỏi thận.

mía lau

Còn mía lau có vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, ngoài ra còn có hỗ trợ điều trị hôi miệng, đau họng, táo bón.

Ngò rí

Ngò rí (hay còn gọi là mùi ta) ngoài là một loại rau gia vị thì còn có thể sử dụng như một loại dược liệu với nhiều công dụng như giảm lo âu, căng thẳng, giải độc gan, chữa hôi miệng, tiêu đàm, giảm ho,…

Bước 3 Thành phẩm

Hoàn tất nước mát

Sau khi đun được 20 phút, bạn lọc bỏ các phần xác của nguyên liệu rồi cho thêm 250g đường phèn vào, khuấy đều rồi để nguội là có thể dùng được rồi.

Tham khảo thêm:   Top game 3D hay nhất trên Android

Thưởng thức

Bạn có thể để nước mát trong tủ lạnh, ngăn mát khoảng 5 tiếng là có thể sử dụng được rồi. Để nhanh hơn, bạn cũng có thể cho đá viên vào là có thể thưởng thức ngay rồi!

Thưởng thứcThưởng thức

Những lưu ý khi uống nước sâm hay các loại nước mát

Khi uống nước sâm hay các loại nước mát

– Khi trời nóng, cơ thể bị nhiệt, khát nước, khô họng, bức rức,.. thì có thể sử dụng nước mát như nước uống thông thường nhằm giải độc cho cơ thể.

– Đối với người khỏe mạnh không nên dùng liên tục hằng ngày, đặc biệt đối với trẻ em, người già nếu uống nhiều sẽ bị lạnh bụng và gây tiêu chảy.

– Hạn chế dùng nước sâm sau khi ăn các loại thức ăn lạnh, hải sản, để tránh gây rối loạn tiêu hóa.

– Đối với người có bệnh kèm theo thì nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi dùng.

– Nước sâm nên được sử dụng trong vòng 24h dể đảm bảo hương vị và chất dinh dưỡng tốt nhất.

Nước sâm có mùi thơm đặc trưng của tất cả các nguyên liệu, đặc biệt là phải có hương thơm từ lá dứa và hương ngò đặc trưng. Với vị ngọt dịu, thơm nhẹ từ các loại thảo dược và đường phèn, đây chắc chắn là một loại thức uống giải khát cực kỳ phù hợp vào những ngày hè.

Xem thêm nhiều món ngon tại chuyên mục Món ngon mỗi ngày.

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách nấu bó nước mát nhanh chóng, đơn giản, thơm ngon hơn nước sâm ngoài hàng tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *