Bạn đang xem bài viết Cách lập bảng chi tiêu cá nhân hàng tháng chi tiết để quản lý chi tiêu hiệu quả tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Nếu các bạn vẫn đang đau đầu trong việc quản lý chi tiêu cá nhân hàng tháng cân bằng và độc lập tài chính thì bài viết dưới đây chắc chắn dành cho bạn.

Đôi nét về bảng chi tiêu cá nhân

Đôi nét về bảng chi tiêu cá nhânĐôi nét về bảng chi tiêu cá nhân

Bảng chi tiêu cá nhân theo một cách hiểu đơn giản nhất, là tập hợp những thông tin liên quan đến tài chính cá nhân như các khoản chi tiêu, đầu tư, thu nhập, tiết kiệm,… Những khoản như vậy cần được kê khai rõ ràng, minh bạch trong bảng chi tiêu cá nhân để khi nhìn vào, người ta có thể cân đối, điều tiết chi tiêu một cách hợp lý.

Trừ những người có nhiều khoản giao dịch, phải quản lý và tham gia nhiều vấn đề tài chính nên cần có sự giúp đỡ từ những chuyên gia, thì đại đa số mọi người đều có thể tự mình lập bảng chi tiêu cá nhân một cách hợp lý theo cách làm dưới đây. Cùng theo dõi tiếp nhé!

Tham khảo thêm: Cách làm sổ tiết kiệm

Xác định đối tượng cần có trong bảng chi tiêu cá nhân

Để bảng chi tiêu cá nhân được chính xác nhất thì bạn cần xác định đối tượng tài chính cá nhân mà bạn cần phải theo dõi hằng ngày. Đó có thể là 3 nhu cầu chi tiêu chính của bản thân, hoặc nhiều hơn. Cụ thể là 3 nhu cầu sau:

Nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống: là những nhu cầu sử dụng thực phẩm, điện, nước, internet,… Đây đều là những nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Các chuyên gia phân tích cho rằng bạn cần sử dụng đến 50% nguồn tài chính cá nhân để đáp ứng.

Tham khảo thêm:  

Tất nhiên nếu bạn chi tiêu vượt quá ngưỡng 50% thì có nghĩa là bạn đang thâm hụt ngân sách và cần điều chỉnh quá trình chi tiêu lại sao cho khoản chi tiêu nhu cầu thiết yếu nằm trong mức 50%. Như vậy, bạn bạn sẽ có bảng chi tiêu cá nhân hợp lý hơn.

Nhu cầu chi tiêu cá nhân: Mỗi người sẽ có nhu cầu khác nhau trong mục chi tiêu cá nhân như mua sắm, giải trí, du lịch, học tập,… Những nhu cầu như vậy sẽ chiếm 20% trong tổng số thu nhập cá nhân.

Khoản chi tiêu cá nhân là những khoản chi tiêu linh hoạt. Mặt khác, nhu cầu cá nhân luôn là rất lớn. Vì vậy, bạn cần tiết chế chi tiêu sao cho mục này chiếm khoảng 20% là hợp lý và tối ưu nhất

Mục tiêu tài chính cá nhân: Đây là những khoản nằm trong mục đầu tư và tích lũy cho tương lai. Những khoản đầu tư vào chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, vàng,… hay có những người lựa chọn đầu tư giáo dục, những khoản học tập cần thiết với cá nhân,… Những khoản đầu tư này nhiều sẽ giúp bạn yêu tâm về tương lai. Nhưng nếu đầu tư quá lớn thì rủi ro cao và những chi tiêu cần thiết cho hiện tại cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy 30% tổng số thu nhập cho mục này là ổn nhất.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách tính tiền nước sinh hoạt đơn giản, chuẩn xác

Bám sát các mục chi tiêu tài chính theo phương pháp 50/20/30Bám sát các mục chi tiêu tài chính theo phương pháp 50/20/30

Như vậy, theo quy tắc này, bảng chi tiêu cá nhân sẽ theo dõi và bám sát các mục chi tiêu tài chính cho bạn theo tỷ lệ 50/20/30.

Liệt kê khoản thu và chi theo định kỳ thời gian

Để có bảng chi tiêu cá nhân hợp lý, bạn cần nắm vững các khoản thu nhập và chi tiêu đang có. Những khoản thu hay chi cố định sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc kiểm soát quá trình chi tiêu trong bảng.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Thôi Em Đừng Đi

Khi có những khoản thu và chi đó rồi thì việc lập bảng chi tiêu tài chính cá nhân sẽ trở nên rất dễ dàng. Một trong những cách được nhiều người lựa chọn đó là lập bảng chi tiêu cá nhân Excel. Khi sử dụng bảng này thì mọi khoản chi tiêu đều được thể hiện trong bảng. Khi ấy, người ta sẽ biết mình đã chi tiêu vào khoản nào, khoản nào cần điều chỉnh, quan tâm hay bổ sung,…

Liệt kê khoản thu và chi theo định kỳ thời gianLiệt kê khoản thu và chi theo định kỳ thời gian

Thời gian gắn với các mục chi tiêu

Có thể nhiều bạn sẽ không để ý về điều này nhưng thời gian là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với bảng quản lý chi tiêu.

Bạn cần đặt ra các mốc thời gian cụ thể gắn với kế hoạch hoặc mục tiêu chi tiêu bạn đã đề ra. Khi có thời gian cụ thể, bạn sẽ có một áp lực vô hình cũng như là động lực thúc đẩy bạn nhanh chóng sắp xếp và hoàn thành chúng.

Thời gian gắn với các mục chi tiêuThời gian gắn với các mục chi tiêu

Hướng dẫn lập bảng chi tiêu bằng Excel đơn giản

Excel là công cụ đắc lực trong việc lập bảng quản lý chi tiêu cá nhân. Đây không phải là điều quá khó khăn bởi bạn chỉ cần nắm vững những quy tắc sau là có thể lập được bảng rồi.

Khi lập bảng, chia các cột ra để nhập thông tin và dữ liệu. Cột đầu tiên bạn nhập dữ liệu, cột thứ hai là mục tiêu. Hãy nhớ đưa các thông tin về hoạt động chi tiêu bạn thực hiện, như nhu cầu thiết yếu, nhu cầu cá nhân và mục tiêu tài chính. Với nội dung này, các bạn kê khai càng chi tiết càng tốt để giúp bảng được trực quan và rõ ràng hơn.

Sau khi điền đầy đủ thông tin, bạn cần đưa ra các mốc thời gian để gán vào mục tiêu và hoàn thành nó. Chẳng hạn, bạn cần số tiền này thì phải tiết kiệm trong bao lâu.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 2: Viết 4 - 5 câu tả một đồ chơi của em Dàn ý & 36 đoạn văn mẫu lớp 2 hay nhất

Để lập bảng quản lý chi tiêu, người dùng sử dụng một bảng tính Excel riêng biệt để dễ dàng quản lý. Sau đây là các bước để bạn có thể tự mình lập bảng chi tiêu cá nhân.

Bước 1: Mở ứng dụng Excel trên máy tính hoặc điện thoại

Bước 2: Người lập cần tạo 2 cột, 1 cột thu và 1 cột chi. Đây là bước quan trọng cần người lập phải điền thật đầy đủ và chi tiết để lên kế hoạch giám sát và thực hiện chúng.

Bước 3: Khi đã có thông tin đầy đủ trong bảng Excel, bạn cần sử dụng những câu lệnh đơn giản để tính toán. Chẳng hạn, bạn có thể sử dụng câu lệnh tính tổng bằng cách nhấp vào ô Autosum. Tiếp theo, bạn nhấp và kéo chuột các ô cần tính lại với nhau. Sau đó, nhấn Enter là bạn có thể tính tổng được chúng. Áp dụng với cả 2 cột thu và chi.

Bảng chi tiêu bằng Excel Bảng chi tiêu bằng Excel

Bước 4: Tính toán tiền thâm hụt hoặc dư ra mỗi tháng. Thực hiện các thao tác tính toán đơn giản trên Excel là bạn có thể nhận được kết quả của mình rồi. Nếu ra số dương nghĩa là bạn đang có số dư, còn nếu ra số âm nghĩa là bạn bị thâm hụt

Bước 5: Copy để tính kết quả cho những tháng tiếp theo.

Bảng chi tiêu bằng Excel Theo dõi chi tiêu bằng bảng chi tiêu

Như vậy có thể thấy lập bảng quản lý chi tiêu bằng Excel là không hề khó. Chỉ bằng những thao tác vô cùng đơn giản, bạn có thể kiểm soát và điều chỉnh dòng chi tiêu của mình cho thật hợp lý. Hy vọng những thông tin mà Wikihoc.com cung cấp ở trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Hẹn gặp lại vào những bài viết khác nhé!

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách lập bảng chi tiêu cá nhân hàng tháng chi tiết để quản lý chi tiêu hiệu quả tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *