Bạn đang xem bài viết ✅ Cách làm các dạng đề nghị luận văn học đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi THPT Quốc gia 2023 Cách viết bài nghị luận văn học ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cách làm bài văn nghị luận văn học là tài liệu luyện thi rất hay giúp học sinh lớp 12 tự tin khi làm các bài nghị luận văn học với nhiều dạng khác nhau. Hi vọng tài liệu này sẽ là những người bạn thân thiết, cùng bạn đồng hành trên hành trình chinh phục mục tiêu 9+ môn Ngữ văn.

Cách làm các dạng đề nghị luận văn học
Cách làm các dạng đề nghị luận văn học

Để viết bài văn hoàn chỉnh cần chú ý thời gian làm bài. Cố gắng tính toán thời gian hợp lý sau cho bài làm văn phải đảm bảo đủ 3 phần mở bài – thân bài – kết bài. Thông thường phần mở bài và kết bài mỗi phần tối đa 1/5 thời gian cho phép. Phần thân bài từ 3/5 đến 3/4 thời gian. Phải tận dụng hết thời gian được phép, tránh làm bài xong quá sớm hoặc không đủ thời gian. Vậy dưới đây là toàn bộ kiến thức về cách làm bài văn nghị luận văn học hay, chi tiết nhất, mời các bạn cùng đón đọc nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm tài liệu tổng hợp kiến thức Ngữ văn 12.

Các dạng đề nghị luận văn học

1. Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

2. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

3. Nghị luận về một nhân vật, chi tiết trong tác phẩm văn học

4. Phân tích tình huống truyện

5. So sánh, đối chiếu: Hai nhân vật, hai chi tiết, hai tư tưởng, hai đoạn thơ, hai hay nhiều bài thơ…

6. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

7. Tích hợp nghị luận xã hội

Yêu cầu chung khi viết một bài văn nghị luận văn học

  • Tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh sáng tác, năm tháng tác phẩm ra đời.
  • Tìm hiểu tâm tư tình cảm tác giả.
  • Các vấn đề bàn luận là các vấn đề bàn bạc về văn học, có thể là tác giả, tác phẩm, ý kiến nhận định về tác phẩm, nhân vật trong tác phẩm.
  • Đối với thơ thì cần chú ý đến hình thức như nhịp điệu, cách gieo vần, cấu trúc, nghệ thuật sử dụng ngôn từ… Lưu ý nhiều đến tính thẩm mỹ trong tác phẩm.
  • Đối với tác phẩm văn xuôi thì chú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình tượng điển hình, tình huống truyện. Cần khai thác nội dung hiện thực và nội dung tư tưởng của tác phẩm, thông điệp của tác giả. Các dẫn chứng cần chính xác, chọn lọc.

Các bước xây dựng bài văn nghị luận văn học

a. Bước định hướng

Trước khi làm bài, cần tìm hiểu về nội dung, yêu cầu của đề bài, định hướng xây dựng văn bản.Bước định hướng là khâu rất quan trọng trong bài văn nghị luận văn học. Định hướng đúng sẽ tránh viết sai thể loại, lạc đề. Vì thế cần phải đọc kỹ để và xác định:

  • Thể loại
  • Nội dung
  • Giới hạn đề
  • Yêu cầu phụ.

Thông thường thì sẽ có hai dạng đề bài: với dạng đề nổi thì chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết được trên câu chữ, cần gạch chân các từ khóa để dễ thực hiện bài viết. Đối với đề chìm thì các cần nghiên cứu kỹ nội dung ẩn ý của tác phẩm, dụng ý nghệ thuật của tác giả, chủ đề của tác phẩm mà xác định mục tiêu đề bài.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 7 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 7 Đề kiểm tra cuối kì 1 LS - ĐL 7 (Có đáp án, ma trận)

b. Bước lập đề cương

Cần xác định và tái hiện lại kiến thức những giá trị về nội dung của tác phẩm.

  • Nội dung cơ bản (tìm ý): Ở bước này chúng ta cần tái hiện lại kiến thức những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó.
  • Bố cục của bài văn (lập dàn ý): Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lý (từ ý lớn đến ý nhỏ, nghệ thuật, nội dung).

Sau khi tìm được ý, cần phác họa ra dàn ý sơ lược và sau đó triển khai thành dàn ý chi tiết.

c Bước tạo văn bản

Trên cơ sở đề cương đã được lập, bắt đầu thực hiện việc tạo văn bản. Đây là khâu quan trọng nhất. Cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Đây là một văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ văn bản chính luận nên cần lưu ý về đặc điểm chung và đặc điểm về cách thức diễn đạt;
  • Thực hiện theo bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài (khái quát – phân tích – tổng hợp);
  • Cần lưu ý về thể loại của tác phẩm để chọn trình tự hợp lý:

+ Đối với loại tự sự cần chú ý phân tích nhiều đến nội dung, cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện. Khi phân tích cần tách nội dung và nghệ thuật riêng (nội dung trước rồi đến nghệ thuật sau).

+ Đối vơí loại trữ tình cần lưu ý các phép biểu hiện tình cảm cảm xúc, hình ảnh nhịp điệu. Phân tích nghệ thuật gắn liền với nội dung.

Cần liên kết các câu, đoạn mạch lạc hợp lý.

d. Bước kiểm tra

Viết xong đoạn văn nào, ý nào nên kiểm tra lại. Cần dành 5 phút cuối đọc lại toàn bộ bài viết, sữa lỗi chính tả, dấu câu.

Cách làm các dạng đề nghị luận văn học

1. Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

a. Tìm hiểu chung

– Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

– Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận, của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.

– Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ, và lập luận thuyết phục.

– Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, gợi cảm.

b. Cách làm

– Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.

– Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận:

  • Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
  • Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có phân tích chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
  • Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

– Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ cần thể hiện sự cảm thụ, và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.

– Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.

2. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

a. Tìm hiểu chung

– Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

– Nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh giọng điệu… Bài nghị luận cần phân tích yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.

Tham khảo thêm:   Gia chủ tuổi Dần chọn tuổi gì xông đất, xông nhà năm 2022?

– Bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm thể hiện rung động chân thành của người viết.

b. Cách làm

– Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục mạch lạc theo các thành phần:

  • Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình.
  • Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
  • Kết bài: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

– Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc… của tác phẩm.

3. Nghị luận về nhân vật, chi tiết hoặc hình tượng

a. Tìm hiểu chung

Nhân vật, chi tiết hay hình tượng là một trong những yếu tố làm nên một tác phẩm văn học.

b. Cách làm

(1) Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
  • Nêu nhân vật (chi tiết) cần nghị luận.

(2) Thân bài

– Tóm tắt tác phẩm (dẫn dắt đến chi tiết với dạng bài nghị luận về chi tiết).

– Giới thiệu, phân tích các đặc điểm của nhân vật: Lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm, cử chỉ hành động… (Bỏ qua phần này với đề chi tiết)

– Vai trò của nhân vật/chi tiết đối với tác phẩm: thể hiện nội dung tác phẩm (giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo…); thể hiện nghệ thuật tác phẩm (điểm nhìn, tình huống, tâm lí).

(3) Kết bài

Đánh giá vai trò của nhân vật/chi tiết đối với sự thành công của tác phẩm.

4. Phân tích tình huống truyện

a. Tìm hiểu chung

Tình huống truyện có thể hiểu là hoàn cảnh, bối cảnh tạo nên câu chuyện.

b. Cách làm

(1) Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
  • Dẫn dắt giới thiệu về tình huống truyện.

(2). Thân bài

– Nêu ra tình huống truyện trong tác phẩm.

– Ý nghĩa của tình huống truyện trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

(3) Kết bài

Khẳng định giá trị của tình huống truyện.

5. Các dạng đề so sánh văn học

a. Tìm hiểu chung

Một số dạng đề so sánh:

  • So sánh hai chi tiết
  • So sánh hai đoạn thơ
  • So sánh hai đoạn văn
  • So sánh hai nhân vật
  • So sánh cách kết thúc hai tác phẩm
  • So sánh, đánh giá hai lời nhận định về một tác phẩm

b. Cách làm

b.1. Cách 1: Lần lượt phân tích hai văn bản rồi chỉ ra điểm giống và khác nhau.

– Dàn ý:

(1) Mở bài:

Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh.

(2) Thân bài

– Làm rõ đối tượng so sánh thứ 1.

– Làm rõ đối tượng so sánh thứ 2.

– So sánh:

  • Nhận xét nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả các bình diện như chủ đề, nội dung hình thức nghệ thuật
  • Lý giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học

(3) Kết bài

Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.

b.2. Cách 2: So sánh trên mọi bình diện của hai đối tượng.

(1) Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh

(2) Thân bài:

– Điểm giống nhau

  • Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)
  • Luận điểm 2 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)
  • Luận điểm …..

– Điểm khác nhau:

  • Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)
  • Luận điểm 2 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)
  • Luận điểm…..

(3) Kết bài

Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.

* Dàn ý chung 

Tham khảo thêm:   Bảng đơn vị đo khối lượng Mối liên hệ giữa các đơn vị đo khối lượng

Mở bài

– Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)

– Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh

Thân bài

Học sinh có thể chọn một trong hai cách sau

Cách 1:

1. Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).

2. Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).

3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh).

4. Lý giải sự khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học… (bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).

Cách 2:

1. Giới thiệu vị trí, sơ lược về hai đối tượng cần so sánh.

2. So sánh nét tương đồng và nét khác biệt giữa hai hai nhiều đối tượng theo từng tiêu chí trên cả hai bình diện nội dung, nghệ thuật. Ở mỗi tiêu chí tiến hành phân tích ở cả hai tác phẩm để có thể thấy được điểm giống, điểm khác.

Học sinh có thể dựa vào một số tiêu chí sau để tìm ý (tất nhiên tùy từng đề cụ thể có thể thêm, hoặc bớt các tiêu chí)

– Tiêu chí về nội dung: đề tài, chủ đề, hình tượng trung tâm (tầm vóc, vai trò, ý nghĩa của hình tượng), cảm hứng, thông điệp của tác giả….

– Tiêu chí về hình thức nghệ thuật: Thể loại, hệ thống hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu, giọng điệu, biện pháp nghệ thuật…

3. Sau khi chỉ ra điểm giống, điểm khác cần lí giải vì sao có điểm giống, điểm khác này.

Với cách làm này các tiêu chí so sánh được thể hiện một cách rõ ràng và phân tích kĩ hơn tuy nhiên đòi hỏi học sinh phải có khả năng tổng hợp và tư duy rất cao để tìm ra các tiêu chí so sánh (nếu không sẽ bị mất ý) nên cách làm này theo chúng tôi chỉ nên áp dụng với đối tượng học sinh giỏi. Trong khuôn khổ của chuyên đề, tất cả các đề thực nghiệm đều được chúng tôi triển khai theo cách làm thứ nhất để phù hợp với đông đảo đối tượng học sinh phổ thông cũng như đáp án của Bộ giáo dục và đào tạo.

3. Kết bài

– Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu

– Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

6. Nghị luận về ý kiến văn học

a. Tìm hiểu chung

Nghị luận về một ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học là việc thể hiện quan điểm, chính kiến của mình bằng việc sử dụng kết hợp và linh hoạt các thao tác nghị luận: giải thích, bình luận, chứng minh, so sánh, bình luận, bác bỏ.

b. Cách làm

(1) Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về ý kiến văn học.

(2) Kết bài

* Giải thích ý kiến

– Giải thích cắt nghĩa từng cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong đề bài.

– Giải thích, làm rõ nội dung vấn đề cần bàn luận.

* Phân tích, bình luận

– Ý kiến đúng hay sai?

– Nguyên nhân?

– Lí giải qua tác phẩm văn học

* Mở rộng, đánh giá ý kiến với vấn đề trong cuộc sống.

(3) Kết bài

Khẳng định lại giá trị của ý kiến văn học.

7. Tích hợp nghị luận xã hội

a. Tìm hiểu chung

Dạng bài nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học là một dạng đề tích hợp giữa làm văn và đọc văn.

b. Cách làm

(1) Mở bài

– Giới thiệu tác phẩm văn học

(2) Thân bài

– Phân tích, cảm nhận tác phẩm văn học.

– Dẫn dắt đến vấn vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

(3) Kết bài

Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách làm các dạng đề nghị luận văn học đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi THPT Quốc gia 2023 Cách viết bài nghị luận văn học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *