Bạn đang xem bài viết Cách làm bánh đúc nóng ngon không dùng vôi và hàn the tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Lựa chọn nguyên liệu và cách làm món bánh đúc nóng như thế nào? Hãy cùng Wikihoc.com tìm hiểu các thông tin về “Cách làm bánh đúc nóng ngon không dùng vôi và hàn the” nhé!
Chuẩn bị
45 phútChế biến
60 phútDành cho
3 – 5 người
Nguyên liệu làm món bánh đúc nóng Hà Nội
Phần bánh đúc
-
100g bột gạo tẻ
-
100g bột năng
-
600ml nước
-
1/4 muỗng cà phê muối
-
30ml dầu ăn
-
15ml dầu mè
Phần thịt xào & nước chấm chua ngọt ăn kèm
-
200g thịt lợn
-
10 g mộc nhĩ (nấm tai mèo)
-
10g nấm hương khô
-
20g hành lá
-
50ml nước mắm
-
5 quả chanh (lấy 50ml nước cốt)
-
50g đường
-
3g muối
-
3g tiêu
-
2 củ tỏi
-
3 trái ớt
-
100g rau mùi
-
100g hành tím
Cách chọn mua nguyên liệu
Cách chọn mua các loại bột: Bạn nên chọn mua tại các địa chỉ uy tín, khi mua nhớ đọc kỹ hạn sử dụng trên bao bì nữa nhé.
Cách chọn mua thịt lợn tươi ngon: Bạn quan sát và chọn miếng thịt có màu đỏ, chắc, thớ thịt đều và sáng bóng và khi ấn tay vào có độ đàn hồi, mềm thì thịt vẫn còn tươi mới.
Cách chọn mua các loại nấm hương khô: Bạn hãy chọn những chiếc nấm chắc, không đứt gãy, màu sáng, không có mùi lạ, không bị vết mốc, không có màu lạ trên chiếc nấm.
Cách làm món bánh đúc nóng Hà Nội
Bước 1 Pha bột
Đầu tiên bạn cho 100g bột gạo tẻ, 100g bột năng, ¼ muỗng cà phê muối và 600ml nước vào một cái nồi lớn và khuấy đều cho tan hết rồi lọc qua rây để tránh bột bị vón cục. Sau đó bạn để yên hỗn hợp này trong vòng 1 – 1.5 giờ cho bột lắng xuống đáy.
Khi hỗn hợp bột đã lắng xuống đáy thì bạn đổ đi phần nước trên mặt rồi lại thêm vào đúng lượng nước đã đổ đi và lại khuấy đều.
Mẹo sơ chế ở bước này
Để loại bỏ mùi bột khô và giúp bột nở, mềm hơn nên chúng ta ngâm bột trong lượng nước vừa đủ và thay nước. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng bột ướt thì không phải xử lý như thế này.
Để bánh có độ dai mà không sử dụng đến hàn the thì chúng ta mới dùng tỉ lệ bột gạo tẻ và bột năng là 1:1, nếu bạn thích dai hơn thì có thể tăng lượng bột năng và giảm lượng bột gạo tẻ xuống.
Ngoài ra, nếu bạn thích ăn bánh mềm hơn thì bạn có thể điều chỉnh bằng cách tăng lượng nước. Bởi vậy, nếu bạn thích ăn bánh giòn thì hãy tăng lượng bột gạo và lượng nước vừa phải, nếu bạn thích ăn bánh mềm, dai, dẻo thì có thể điều chỉnh bằng cách tăng lượng bột năng và tăng lượng nước, còn nếu muốn ăn bánh cứng thì bạn hãy giảm lượng nước và giữ nguyên lượng bột năng, bột gạo tẻ nhé.
Bước 2 Nấu bột
Bạn bắc hỗn hợp bột đã ngâm lên bếp và dùng phới hay cây đánh trứng (để bột nhanh mịn) khuấy đều, liên tục trên lửa vừa cho đến khi bột bắt đầu đặc sệt lại thì bạn hạ nhỏ lửa và tiếp tục khuấy để tránh bột dưới đáy nồi bị cháy nhé. Bạn khuấy đến khi thấy nặng tay là bột đã đặc (càng đặc càng hạ nhỏ lửa) và ngả màu trắng đục thì thêm vào 30ml dầu ăn và 15ml dầu mè, tiếp tục khuấy đều đến khi bột mịn và hỗn hợp trở nên dính, dẻo, có thể kéo thành sợi.
Nếu bạn cảm thấy hỗn hợp quá đặc so với sở thích của mình thì bạn có thể thêm nước. Sau đó bạn khuấy đều tay ở mức lửa nhỏ nhất trong 5 – 10 phút đến khi bột chuyển sang màu trong; nếm thấy không còn mùi bột sống, dẻo quánh và nâng phới lên thì bột bị đứt đoạn, như vậy là bột đã chín. Bạn tắt bếp và vẫn để hé vung tránh mặt trên của nồi bột bị khô nhé.
Bước 3 Sơ chế nguyên liệu làm phần thịt ăn kèm
Bạn ngâm các loại nấm khô (mộc nhĩ, nấm hương) trong nước ấm cho nhanh nở với thời gian khoảng 10 – 15 phút; sau đó rửa sạch, cắt bỏ phần chân cứng và băm nhỏ.
Tiếp tục rửa sạch thịt lợn và băm nhuyễn, còn hành lá thì bạn rửa sạch rồi loại bỏ các phần thừa và băm nhỏ.
Còn hành tím thì bạn bóc vỏ và thái lát, rau mùi rửa sạch thái nhỏ, tỏi, ớt rửa sạch, bóc vỏ và băm nhỏ là được nhé.
Bước 4 Xào thịt, phi hành khô
Bạn cho chút dầu ăn vào nồi và phi thơm hành lá trên lửa vừa, sau đó cho các nguyên liệu như thịt băm, nấm hương, mộc nhĩ vào xào săn và nêm gia vị cho vừa khẩu vị của gia đình bạn và tắt bếp nhé. Đối với hành tím thì phi trên dầu nóng đến khi vàng nhạt thì vớt ra để ráo dầu.
Bước 5 Pha nước mắm
Bạn cho vào bát bao gồm chanh, đường, nước theo tỉ lệ 1:1:1, khuấy tan đường rồi thêm từ từ nước mắm cho vừa khẩu vị của gia đình bạn. Sau đó bạn cho thêm tỏi và ớt băm vào.
Bước 6 Thành phẩm
Vậy là chỉ sau 5 bước thôi là bạn đã có một chén bánh đúc nóng sánh mịn, nóng hổi thơm ngon rồi. Một chén đầy đủ topping thịt bằm, hành phi, nước mắm hấp dẫn, ngon mắt thì không thể nào chối từ được.
Ngoài bánh đúc nóng, bạn còn có thể chế biến được rất nhiều món ăn từ bột gạo. Hãy tham khảo thêm các cách làm bánh từ bột gạo để đổi vị cho cả nhà nhé.
Thưởng thức
Bánh đúc vừa nấu xong còn nóng bạn nên ăn liền cùng nước mắm tỏi ớt. Nếu ăn không hết bạn có thể bọc kín bằng màng bọc thực phẩm bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, khi ăn thì đậy kín và quay nóng bằng lò vi sóng nhé.
Hy vọng bài viết trên đây của Wikihoc.com đã giúp bạn cảm nhận được sự đặc biệt và cách làm của món bánh đúc nóng. Chúc các bạn thực hiện thành công với công thức trên nhé!
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách làm bánh đúc nóng ngon không dùng vôi và hàn the tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.