Bạn đang xem bài viết ✅ Cách đọc tên các chất hóa học lớp 8 Cách đọc tên hóa học ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cách đọc tên các chất hóa học lớp 8 là tài liệu vô cùng hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Qua tài liệu này giúp các bạn nhanh chóng biết cách đọc tên các axit vô cơ, tên các hợp chất oxit, đọc tên muối và một số bài tập thực hành. Ngoài ra để học tốt môn Hóa 8 các bạn tham khảo thêm Bài tập viết công thức hóa học lớp 8, Công thức Hóa học lớp 8, 300 câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 8.

I. Cách đọc tên các axit vô cơ

1. Axit không có oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + hidric

VD: HCl: axit clohidric. Gốc axit tương ứng là clorua

H2S: axit sunfuhidric. Gốc axit tương ứng là sunfua

2. Axit có oxi

+ Axit có nhiều oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ic

VD: H2SO4 : axit sunfuric. Gốc axit: sunfat

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Phân tích bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính (Dàn ý + 6 mẫu) Những bài văn hay lớp 11

HNO3: axit nitric. Gốc axit: nitrat

+ Axit có ít oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

VD: H2SO3: axit sunfuro. Gốc axit sunfit

II. Cách đọc tên các hợp chất oxit

Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit

Ví dụ: BaO: Bari oxit

NO: nito oxit

Nếu kim loại có nhiều hóa trị: Fe( II, III)… thì ta đọc kè theo hóa trị của chúng (viết bằng chữ số La mã đặt trong dấu ngoặc)

Tên oxit: Tên kim loại ( kèm hóa trị) + oxit

Ví dụ:

  • Fe2O3: Sắt (III) oxit
  • FeO: Sắt (II) oxit

Nếu phi kim có nhiều hòa trị: N (II, III, IV…)

Tên oxit: Tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ nguyên tố oxit)

1: mono

2: đi

3: tri

4: tetra

5: penta

Ví dụ:

  • CO: cacbon monoxit, đơn giản cacbon oxit
  • CO2: cacbon đioxit, cách gọi khác (cacbonnic)
  • N2O5: Đinito penta oxit
  • NO2: Nito đioxit

Những oxit mà trong phân tử có liên kết dây oxi (-O-O-) thì gọi là peoxit

Ví dụ:

  • H2O2: hydro peoxit
  • Na2O2: Natri peoxit

III. Cách đọc tên các hợp chất có gốc hydroxit (Bazơ)

Tên bazơ = tên kim loại ( kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hidroxit

VD: Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit

KOH: kali hidroxit

IV. Cách đọc tên Muối

Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit

VD: Na2SO4 : natri sunfat

  • CaCO3: canxi cacbonat
  • FeSO4: sắt (II) sunfat
  • CaHPO4: canxi hydrophotphat
Tham khảo thêm:  

– Các gốc axit thường dùng:

Gốc axit Tên gọi

Phân tử axit có 1H -> có 1 gốc axit

HCl, HNO3, HBr,…

– Cl

– NO3

Clorua

nitrat

Phân tử axit có 2H

-> có 2 gốc axit

H2SO4, H2S, H2CO3

H2SO3

– HSO4

= SO4

– HS

= S

– HCO3

= CO3

– HSO3

Hidrosunfat

Sunfat

Hidrosunfua

Sunfua

Hidro cacbonat

Cacbonat:

hidrosunfit

Phân tử axit có 3H -> có 3 gốc axit

– H2PO4

= HPO4

≡ PO4 (III)

Đihidrophotphat

Hidrophotphat

Photphat

V. Bài tập đọc tên các chất hóa học

Câu 1. Điền các thông tin còn thiếu vào bảng sau:

Tên gọi oxit CTHH Phân loại
Natri oxit
SO2
Cl2O5
Sắt (II) oxit
Fe2O3
Đinito pentaoxit

Câu 2. Lập công thức và gọi tên các bazo hoặc axit tương ứng với các oxit sau:

FeO, MgO, BaO, Cr2O3, N2O5, SO2, SO3, P2O5

Câu 3. Cho các hợp chất vô cơ sau: SO2, Al2O3, Fe(OH)3, KHSO3, Na2CO3, HBr, P2O5, Ca(H2PO4)2, HCl, CuO, SO3, Al(OH)3, Fe2O3, K2O, H2SO4, H3PO3.

Hãy sắp xếp các hợp chất trên vào cột phù hợp trong bảng sau và gọi tên các hợp chất đó:

Oxit Axit Bazơ Muối
Oxit bazo Oxit axit

Câu 4. Hoàn thành bảng sau:

Gốc axit Tên gốc axit Axit tương ứng Tên gọi axit
-Cl
=S
=CO3
=SO3
=SO4
≡PO4
-HSO4
-HCO3
-HS
-H2PO4
=HPO4

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách đọc tên các chất hóa học lớp 8 Cách đọc tên hóa học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:  

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *