Bạn đang xem bài viết ✅ Các phương châm hội thoại Phương châm hội thoại ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Các phương châm hội thoại là một kiến thức quan trọng với môn học Ngữ Văn. Chính vì vậy, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Các phương châm hội thoại đến các bạn học sinh.

Hy vọng với tài liệu trên, các bạn học sinh có thể học tập tốt môn Ngữ Văn hơn. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

I. Các phương châm hội thoại

1. Phương châm về lượng

– Khi giao tiếp cần nói có nội dung, nội dung cần đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp.

– Nội dung không được thừa hay thiếu để tránh người nghe không hiểu hoặc hiểu lầm ý của người nói.

2. Phương châm về chất

Khi giao tiếp cần tuân thủ phương châm về chất: Không nói những điều mà mình không tin là đúng hoặc những điều không có bằng chứng xác thực.

Tham khảo thêm:   Toán lớp 4 Bài 66: So sánh hai phân số Giải Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo Tập 2 trang 54, 55

3. Phương châm quan hệ

Khi giao tiếp, người giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (vi phạm phương châm quan hệ).

4. Phương châm cách thức

Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ (tránh vi phạm phương châm cách thức).

5. Phương châm lịch sự

Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác (phương châm lịch sự).

II. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp

Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp:

1. Nói với ai?

2. Nói khi nào?

3. Nói ở đâu?

4. Nói để làm gì?

III. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại

Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

– Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.

– Người nói phải ưu tiên cho một phương chậm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

– Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

IV. Một số bài tập ôn luyện

Bài 1. Các câu sau vi phạm phương châm nào?

a. Tôi trả lời một đằng, cô ấy lại nghĩ một nẻo.

b. Em mời anh chị nốc cơm!

c. Tôi hỏi anh ta để tiền của tôi ở đâu. Nhưng anh ta cứ trả lời vòng vo Tam quốc.

Tham khảo thêm:  

d. Từ nãy đến giờ, cậu ta cứ nói nhăng, nói cuội.

e.

– Hoàng ơi, cậu đi học lúc mấy giờ?

– Tớ đi học vào lúc trời vẫn còn sáng lắm!

Gợi ý:

a. Phương châm quan hệ

b. Phương châm lịch sự

c. Phương châm cách thức

d. Phương châm về chất

e. Phương châm về lượng

Bài 2. Giải thích và cho biết các thành ngữ sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào: nói băm nói bổ, nói như đấm vào tai, điều nặng tiếng nhẹ, nửa úp nửa mở, mồm loa mép giải, đánh trống lảng, nói như dùi đục chấm mắm cáy.

– nói băm nói bổ: nói với ý xỉa xói, không dễ nghe (PC lịch sự)

– nói như đấm vào tai: nói ra những lời khó nghe, khiến người nghe cảm thấy khó chịu, đau đớn (PC lịch sự)

– điều nặng tiếng nhẹ: nói để chỉ trích, đặt lỗi lầm cho người nghe (PC lịch sự)

– nửa úp nửa mở: nói không rõ ràng, mơ hồ (PC cách thức)

– mồm loa mép giải: to tiếng, lắm lời (PC lịch sự)

– đánh trống lảng: cố tình nói đến một vấn đề khác, không đúng nội dung cuộc giao tiếp (PC quan hệ)

– nói như dùi đục chấm mắm cáy: nói một cách thô tục, thiếu tế nhị (PC lịch sự)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Các phương châm hội thoại Phương châm hội thoại của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Xúy Vân giả dại - Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 127 sách Kết nối tri thức 1

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *