Bạn đang xem bài viết ✅ Các dạng bài tập Hóa 10 chương 2 Bài tập bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Các dạng bài tập Hóa 10 chương 2 là tài liệu luyện thi không thể thiếu dành cho các học sinh lớp 10 tham khảo.

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn được biên soạn theo các chủ đề trọng tâm, khoa học, phù hợp với mọi đối tượng học sinh có học lực từ trung bình, khá đến giỏi. Tài liệu bao gồm lý thuyết và các dạng bài tập tự luận, trắc nghiệm với nhiều ý hỏi, phủ kín kiến thức chương 2. Qua đó giúp học sinh củng cố, nắm vững chắc kiến thức nền tảng, vận dụng với các bài tập cơ bản; học sinh có học lực khá, giỏi nâng cao tư duy và kỹ năng giải đề với các bài tập vận dụng nâng cao.

Các dạng bài tập Hóa 10 chương 2

DẠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ VỚI CẤU TẠO NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT NGUYÊN TỐ, TÍNH CHẤT HỢP CHẤT

Bài 1: Cho nguyên tử có kí hiệu 1632X

a/ Xác định các giá trị A, Z, p, n, e? Tên X? Cấu hình e?

b/ Xác định vị trí X trong bảng tuần hoàn?

c/ X là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Giải thích?

d/ Hóa trị cao nhất với oxi? Công thức oxit cao nhất?

e/ Hóa trị với H trong hợp chất khí? Công thức hợp chất khí với H? (nếu có).

f/ Công thức hidroxit tương ứng? Cho biết nó có tính axit hay bazo?

Bài 2: Nguyên tố Y thuộc chu kì 3, nhóm VA.

a/ Y có bao nhiêu lớp e? Y có bao nhiêu e hóa trị? Các e hóa trị này thuộc lớp e nào?

b/ Viết cấu hình e nguyên tử của Y?

Bài 3: Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIIB.

a/ Y có bao nhiêu lớp e? X có bao nhiêu e hóa trị? Các e hóa trị này thuộc lớp e nào?

b/ Viết cấu hình e nguyên tử của X?

Bài 4: X thuộc chu kì 4, có 1 e hóa trị. Xác định cấu hình e của X? X là KL, PK hay khí hiếm? Giải thích?

Bài 5: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử X thuộc nhóm VIIA là 52. Viết cấu hình e và xác định vị trí của nguyên tố trong BTH?

Bài 6: Một nguyên tử R có tổng số các hạt là 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mạng điện là 25 hạt. Xác định vị trí của R trong BTH?

DẠNG 2: SO SÁNH TÍNH CHẤT CÁC NGUYÊN TỐ LÂN CẬN VÀ HỢP CHẤT OXIT, HIDROXIT CỦA CHÚNG

Bài 1. Sắp xếp các nguyên tố sau: O, C, N, F, B, Be, Li theo chiều tăng dần tính phi kim? Giải thích?

Bài 2. Sắp xếp các nguyên tố sau: Na, Li, Cs, K, Rb theo chiều giảm dần tính kim loại? Giải thích?

Bài 3. Sắp xếp các nguyên tố sau: N, O, P, F theo chiều giảm dần tính phi kim? Giải thích?

Bài 4. Sắp xếp các nguyên tố sau: Na, K, Rb, Mg, Al theo chiều tăng dần tính kim loại? Giải thích?

Bài 5. Sắp xếp các nguyên tố sau: C, S, N, F, O, H, Si, Cl theo chiều tăng dần tính phi kim? Giải thích?

Bài 6. Sắp xếp các hợp chất sau theo chiều giảm dần tính bazo: Al2O3, Na2O, SiO2, MgO, SO3,P2O5, Cl2O7

Tham khảo thêm:   Viết đoạn văn theo truyện Nàng Tiên Ốc, trong đó có ít nhất hai lần sử dụng dấu hai chấm Luyện từ và câu lớp 4 Tuần 2: Dấu hai chấm

Bài 7. Sắp xếp các hợp chất sau theo chiều tăng dần tính axit: NaOH, H2SiO3,HClO4, Mg(OH)2, Al(OH)3, H2SO4

Bài 8. Sắp xếp các nguyên tố sau: Si, S, Cl, Na, Cl, P, Mg, Al theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử? Giải thích?

Bài 9. Sắp xếp các nguyên tố sau: Be, Mg, Ca, Sr, Ba theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử? Giải thích?

DẠNG 3: XÁC ĐỊNH HAI NGUYÊN TỐ THUỘC CÙNG 1 CHU KÌ Ở 2 HAI NHÓM A LIÊN TIẾP.

Bài 1: Hai nguyên tố X và Y thuộc cùng 1 chu kì và thuộc hai ô liên tiếp nhau trong bảng HTTH, tổng số đơn vị đthn của X và Y là 25.

a. Xác định X và Y. Viết cấu hình e của X và Y?

b. X, Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm? CT oxit cao nhất và CT hợp chất khí với hidro của X và Y.

Bài 2: Phân tử X2Y có tổng số hạt proton là 23, biết X và Y ở hai ô liên tiếp trong 1 chu kì. Xác định X và Y, viết cấu hình e của X và Y, công thức hợp chất?

Bài 3*: Hai nguyên tố X và Y ở hai nhóm A liên tiếp trong BTH. Y thuộc nhóm VA. Ở trạng thái đơn chất X và Y không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân của X và Y là 23. Xác định X, Y. Viết cấu hình e và xác định tính chất hóa học cơ bản của chúng?

DẠNG 4: XÁC ĐỊNH HAI NGUYÊN TỐ THUỘC CÙNG 1 NHÓM A Ở HAI CHU KÌ LIÊN TIẾP

Bài 1. Hai nguyên tố A và B thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số điện tích hạt nhân của A và B là 52.

a. Xác định A và B?

b. Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B?

Bài 2. Hai nguyên tố A và B có tổng số điện tích hạt nhân là 58. Biết A và B thuộc cùng một phân nhóm và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn.

a. Xác địnhA và B?

b. Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B?

DẠNG 5: XÁC ĐỊNH TÊN NGUYÊN TỐ DỰA VÀO CÔNG THỨC OXIT CAO NHẤT VÀ CÔNG THỨC HỢP CHẤT KHÍ VỚI HIDRO

Bài 1. a) Oxit cao nhất của nguyên tố R thuộc nhóm IIA chứa 71,43% khối lượng của R. Xác định tên R?

b) Hợp chất khí với H của nguyên tố R thuộc nhóm VA chứa 17,65% khối lượng H. Xác định R?

Bài 2. Hợp chất khí với hidro của một nguyên tử ứng với công thức RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi. Tìm nguyên tố đó.

Bài3. Hợp chất khí với hidro của một nguyên tử ứng với công thức RH3. Oxit cao nhất của nó chứa 56,33% khối lượng của oxi. Tìm nguyên tố đó.

Bài 4. Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức RO3. Hợp chất khí của nó với hiđro có 5,88 % hiđro về khối lượng. Tìm R.

Bài 5. Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức R2O5. Trong hợp chất của nó với hidro chứa thành phần khối lượng R là 82,35%. Tìm nguyên tố đó.

Bài 6. Nguyên tố R thuộc nhóm IIIA và có tổng số hạt cơ bản là 40.

a) Xác định số hiệu nguyên tử và viết cấu hình electron của R.

b) Tính % theo khối lượng của R trong oxit cao nhất của nó.

Bài 7. Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R là RH2. Trong oxit cao nhất, tỉ lệ khối lượng giữa R và oxi là 2:3. Tìm R.

Bài 8. Nguyên tố R thuộc nhóm VA. Tỉ lệ về khối lượng giữa hợp chất khí với hiđro và oxit cao nhất của R là 17:71. Xác định tên R.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích - Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 30 sách Cánh Diều tập 1

Bài 9. X là nguyên tố thuộc nhóm VIIA. Oxit cao nhất của nó có phân tử khối là 183.

a) Xác định tên X.

b) Y là kim loại hóa trị III. Cho 10,08 (lit) khí X (đkc) tác dụng Y thu được 40,05 (g) muối. Tìm tên Y.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Vị trí của nguyên tử có cấu hình electron 1s² 2s²2p6 3s²3p5 trong bảng tuần hoàn là

A. ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIA

B. ô thứ 17, chu kì 2, nhóm VIIA

C. ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIIA

D. ô thứ 12, chu kì 2, nhóm VIIA

Câu 2. Nguyên tố M có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3s1. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là

A. ô thứ 10, chu kì 2, nhóm IIA

B. ô thứ 18, chu kì 3, nhóm VIIIA

C. ô thứ 11, chu kì 3, nhóm IA

D. ô thứ 12, chu kì 2, nhóm VIIA

Câu 3. Nguyên tố A có Z = 10, vị trí của A trong bảng tuần hoàn là

A. chu kì 1, nhóm VIIA

B. chu kì 2, nhóm VIIIA

C. chu kì 4, nhóm VIA

D. chu kì 3, nhóm IVA

Câu 4. Nguyên tố G ở chu kì 3, nhóm IIA. Cấu hình electron của G là

A. 1s² 2s².

B. 1s² 2s²2p63s²3p4.

C. 1s² 2s²2p63s3.

D. 1s² 2s²2p6 3s².

Câu 5. Cho biết Cr có 1s² 2s²2p6 3s²3p63d5 4s1. Vị trí của Cr trong bảng tuần hoàn là

A. ô 17, chu kì 4, nhóm IA

B. ô 24, chu kì 4, nhóm VIB

C. ô 24, chu kì 3, nhóm VB

D. ô 27, chu kì 4, nhóm IB

Câu 6. Ion X2+ có cấu hình electron 1s²2s²2p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

A. ô thứ 10, chu kì 3, nhóm IA.

B. ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA.

C. ô thứ 12, chu kì 2, nhóm VIIA.

D. ô thứ 12, chu kì 3, nhóm IIA.

Câu 7. Cation R3+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

A. ô thứ 10, chu kì 2, nhóm VIIIA

B. ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA

C. ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA

D. ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IIIA

Câu 8. Anion X3– có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s²3p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

A. ô thứ 15, chu kì 3, nhóm VA

B. ô thứ 16, chu kì 2, nhóm VA

C. ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIA

D. ô thứ 21, chu kì 4, nhóm IIIB

Câu 9. Tổng số hạt e, p, n của một nguyên tố thuộc nhóm VIA là 25. Nguyên tố đó là

A. F (Z = 9)

B. S (Z = 16)

C. O (Z = 8)

D. Mn (Z = 25).

Câu 10. Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là

A. Cl

B. F

C. K

D. Cs

Câu 11. Sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại của các nguyên tố: 14Si, 13Al, 12Mg, 11Na.

A. Si; Mg; Na; Al.

B. Si; A; Mg; Na

C. Al; Mg; Na; Al

D. Na; Mg; Al; Si

Câu 12. Sắp xếp theo chiều giảm dần tính kim loại của các nguyên tố sau 19K, 11Na, 12Mg, 13Al

A. Na; Mg; Al; K

B. K; Al; Mg; Na

C. K; Na; Mg; Al

D. Al; Na; Mg; K

Câu 13. Sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim của các nguyên tố sau 14Si, 17Cl, 15P, 16S.

Tham khảo thêm:   Cách nấu hủ tiếu chay thanh đạm, ngon lạ miệng

A. Cl > S > Si > P

B. Cl > S > P > Si

C. P > S > Cl > Si

D. Si < P < S < Cl

Câu 14. Độ âm điện của các nguyên tố. F, Cl, Br, I xếp theo chiều giảm dần là

A. Cl > F > I > Br

B. I > Br > Cl > F

C. F > Cl > Br > I

D. I > Br > F > Cl

Câu 15. Bán kính nguyên tử các nguyên tố Na, Li, Be, B theo chiều tăng dần là

A. B < Be < Li < Na

B. Na < Li < Be < B

C. Li < Be < B < Na

D. Be < Li < Na < B

Câu 16. Sắp sếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử của các nguyên tố sau 12Mg, 17Cl, 16S, 11Na

A. Na; Mg; S; Cl

B. Cl; S; Mg; Na

C. S; Mg; Cl; Na

D. Na; Mg; S; Cl

Câu 17. Tính axit tăng dần trong dãy

A. H3PO4; H2SO4; H3AsO4.

B. H2SO4; H3AsO4; H3PO4.

C. H3PO4; H3AsO4; H2SO4.

D. H3AsO4; H3PO4; H2SO4.

Câu 18. So sánh tính bazơ của các oxit sau Na2O, Al2O3, MgO, SiO2.

A. Na2O > Al2O3> MgO > SiO2.

B. Al2O3> SiO2 > MgO> Na2O.

C. Na2O > MgO > Al2O3> SiO2.

D. MgO < Na2O < Al2O3< SiO2.

Câu 19. Tính bazơ tăng dần trong dãy

A. K2O; Al2O3; MgO; CaO

B. Al2O3; MgO; CaO; K2O

C. MgO; CaO; Al2O3; K2O

D. CaO; Al2O3; K2O; MgO

Câu 20. Sắp xếp tính Bazơ của các hiđroxit sau NaOH, Mg(OH)2, Si(OH)4, Al(OH)3 theo chiều giảm dần

A,. Al(OH)3; NaOH; Mg(OH)2; Si(OH)4.

B. NaOH; Mg(OH)4; Si(OH)4; Al(OH)3.

C. NaOH; Mg(OH)2; Al(OH)3; Si(OH)4.

D. Si(OH)4; NaOH; Mg(OH)2; Al(OH)3.

Câu 21. Mg là nguyên tố nhóm IIA, oxit cao nhất của nó có công thức là

A. MgO.

B. MgO4.

C. Mg2O.

D. Mg2O3.

Câu 22. Nguyên tố R có cấu hình e 1s² 2s²2p3 công thức hợp chất khí với Hidro và công thức hợp chất oxit cao nhất là

A. RH4và RO2.

B. RH3và R2O5.

C. RH2 và RO3.

D. RH3 và R2O3.

Câu 23. Hợp chất RH3, trong đó Hidro chiếm 17,65% về khối lượng. Nguyên tố R là

A. K= 39.

B. N = 14.

C. P = 31.

D. Br = 80.

Câu 24. Mệnh đề nào sau đây không đúng?

A. Trong chu kỳ, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần hóa trị nguyên tố.

B. Trong chu kỳ, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

C. Các nguyên tố trong cùng chu kỳ có cùng số lớp e.

D. Các nguyên tố trong cùng phân nhóm chính có số e ngoài cùng bằng nhau.

Câu 25. Số thứ tự ô nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn bằng

A. số proton

B. số khối

C. số nơtron

D. số e độc thân

Câu 26. Trong bảng hệ thống tuần hoàn, số thứ tự của chu kỳ bằng số

A. e hóa trị.

B. lớp e.

C. e lớp ngoài cùng.

D. p của hạt nhân.

Câu 27. Nguyên tố M ở chu kỳ 5, nhóm IB. Cấu hình electron của M là

A. 1s² 2s²2p63s²3p63d104s²4p6 5s1.

B. 1s² 2s²2p6 3s²3p63d10 4s²4p64d10 5s1.

C. 1s² 2s²2p63s²3p63d104s²4p64d9 5s².

D. 1s² 2s²2p6 3s²3p63d10 4s²4p64d8 5s1.

………

Tải tài liệu để xem thêm bài tập chương 2 Hóa học 10

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Các dạng bài tập Hóa 10 chương 2 Bài tập bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *