Bạn đang xem bài viết Cá nóc ăn được không? Triệu chứng và cách xử trí ngộ độc cá nóc tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Mặc dù là loại cá nguy hiểm có chứa độc tố gây chết người, tuy nhiên cá nóc lại rất được ưa chuộng tại đất nước “Mặt trời mọc”. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một số trường hợp ngộ độc từ cá nóc.

Tham vấn y khoa từ Bác sĩ chuyên khoa I Đỗ Văn Mạnh – Bác sĩ Hồi sức cấp cứu – Khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long cho biết, dưới đây là một số triệu chứng, nguyên nhân và cách xử trí ngộ độc cá nóc.

Nguyên nhân ngộ độc cá nóc

Trong cá nóc có chứa hàm lượng lớn chất tetrodotoxin – một trong những chất có độc lực rất mạnh tìm thấy trong tự nhiên, hoạt chất này tập trung ở trứng, ruột và tinh hoàn của cá. Tetrodotoxin là chất độc không protein, tan trong nước và không bị nhiệt phá hủy (nấu chín, phơi khô hay sấy) có thể bị phân hủy trong môi trường kiềm hoặc acid mạnh.

Trong cá nóc có chứa hàm lượng lớn chất tetrodotoxinTrong cá nóc có chứa hàm lượng lớn chất tetrodotoxin

Tetrodotoxin được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa trong vòng 5 – 15 phút, nồng độ đạt đỉnh sau 20 phút, phần đáng kể được thải trừ qua nước tiểu. Độc tố này ảnh hưởng rất mạnh đến hệ thần kinh, ức chế kênh natri, đặc biệt ở cơ vân, làm ngăn cản phát sinh điện thế và dẫn truyền xung động dẫn đến tình trạng liệt cơ và suy hô hấp dễ gây tử vong.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh biển Đồ Sơn (Dàn ý + 11 mẫu) Bài văn tả cảnh biển lớp 5 hay nhất

Triệu chứng ngộ độc cá nóc

Triệu chứng ngộ độc cá nócTriệu chứng ngộ độc cá nóc

Người có ăn hải sản chứa độc tố tetrodotoxin sẽ xuất hiện triệu chứng rất nhanh sau khi ăn (thông thường từ 10 – 45 phút), bao gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi
  • Hoa mắt chóng mặt
  • Tê bì ở mặt, bàn, ngón, tay chân và các chi
  • Nôn mửa và mất phản xạ
  • Nếu trúng độc với liều cao, triệu chứng có thể chuyển biến nặng hơn trong khoảng 4-6 giờ, gây hạ huyết áp, tê liệt, mất ý thức cuối cùng là suy hô hấp và tử vong.

Tác động gây độc của tetrodotoxin được chia làm 4 mức độTác động gây độc của tetrodotoxin được chia làm 4 mức độ

Tác động gây độc của tetrodotoxin được chia làm 4 mức độ ảnh hưởng đến thần kinh và tim mạch như sau:

  • Độ 1: Có triệu chứng tê bì, dị cảm quanh miệng, không đi kèm các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy.
  • Độ 2: Tê bì ở lưỡi lan lên mặt, đầu chi và các vùng khác, liệt vận động và thất điều, nói ngọng, đau đầu vã mồ hôi nhưng các phản xạ vẫn bình thường.
  • Độ 3: Xuất hiện triệu chứng co giật, liệt mềm toàn thân, suy hô hấp, nói không thành tiếng, đồng tử giãn tối đa mất phản xạ ánh sáng, có thể vẫn còn tỉnh.
  • Độ 4: Bệnh nhân nguy kịch, suy hô hấp nặng, ngừng thở, châm hoặc loạn nhịp tim, hôn mê.

Cách xử trí ngộ độc cá nóc

Cách xử trí ngộ độc cá nócCách xử trí ngộ độc cá nóc

Tham khảo thêm:  

Nguyên tắc điều trị ngộ độc cá nóc gồm có:

  • Hạn chế và ngăn chặn sự hấp thu độc tốt vào cơ thể
  • Điều trị triệu chứng
  • Khi có các biểu hiện đe dọa tính mạng như liệt toàn thân, suy hô hấp nặng cần can thiệp tích cực

Việc điều trị vẫn nên được tiến hành tại các cơ sở y tế, hiện nay vẫn chưa có thuốc giải loại độc này. Dưới đây là một số biện pháp sơ cứu tạm thời khi có người gặp phải tình trạng ngộ độc cá nóc.

Trường hợp người bệnh vẫn còn tỉnh, phản xạ nuốt và ho khạc tốt

Người bệnh có các triệu chứng của ngộ độc sau khi ăn cá nóc khoảng 3 giờ có thể cố gắng nôn ói, ho khạc. Đặt người bệnh nằm tư thế nghiêng, đầu thấp, dùng bột than hoạt tính pha với 50 – 200ml nước để cho người bệnh uống.

  • Người lớn: Dùng liều 30g pha với 250ml nước sạch.
  • Trẻ từ 1-12 tuổi: Dùng liều 25g than hoạt tính với 100-200ml nước sạch.
  • Trẻ dưới 1 tuổi: Dùng 1g than hoạt tính/1kg cân nặng pha với 50ml nước sạch.

Nên uống sớm trong vòng 1 giờ sau khi ăn cá nóc để đạt hiệu quả cao nhất. Không chỉ định cho người đã hôn mê hay rối loạn ý thức, khó thở hoặc thở yếu, ngưng thở

Trường hợp người bệnh có khó thở, thở yếu hoặc ngừng thở, tím tái

Thực hiện phương pháp hô hấp nhân tạo tại chỗ. Nếu người bệnh có triệu chứng rối loạn ý thức, hôn mê và còn thở, nên đặt người bệnh nằm nghiêng sang một bên, sau đó gọi cho cấp cứu để được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Tham khảo thêm:   Đoạn văn tiếng Anh viết về bộ phim Titanic (Cách viết + 6 Mẫu) Write about a film you have seen

Trên đây là những thông tin về cá nóc ăn được không? Triệu chứng và cách xử trí ngộ độc cá nóc mà Wikihoc.com tổng hợp được. Hy vọng những thông tin này bổ ích đến bạn.

Nguồn: Vinmec

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cá nóc ăn được không? Triệu chứng và cách xử trí ngộ độc cá nóc tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *