Bạn đang xem bài viết Buồn nôn nên làm gì? 10 cách trị buồn nôn tại nhà hiệu quả tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Buồn nôn là bệnh lý gây ra nhiều sự khó chịu cho mọi người. Vậy buồn nôn nên làm gì và những cách trị buồn nôn tại nhà hiệu quả nhanh chóng nhất là gì, cùng tìm hiểu ngay với Wikihoc.com!
Tìm hiểu chứng buồn nôn
Buồn nôn là gì?
Buồn nôn là triệu chứng khó chịu, khiến cơ thể mệt mỏi, người bệnh sẽ cảm thấy đau và khó chịu ở bụng trên hay trong cổ họng và có cảm giác cứ muốn nôn ói ra ngoài. Hầu hết ai trong chúng ta cũng từng có ít nhất một lần mắc phải vấn đề này.
Nguyên nhân gây ra triệu chứng buồn nôn
Thông thường, người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn khi ăn thức ăn lạ, có mùi hoặc do các chứng say tàu xe, cảm lạnh. Tuy nhiên, hiện nay, có nhiều nguyên nhân gây ra chứng buồn nôn mà mọi người cần nắm.
Việc lo lắng, căng thẳng trong thời gian dài sẽ khiến tâm trạng nôn nao, dẫn đến việc cơ thể ít nhiều có sự thay đổi, gây buồn nôn, khó chịu.
Trong khi đó, nếu bạn cảm thấy buồn nôn và đau bụng hoặc đầy hơi, rất có thể đấy là do những biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra. Nếu bị tiểu đường, cơ thể sẽ không thể cung cấp đủ insulin, dẫn tới việc tế bào thiếu lượng đường cần thiết để phát triển. Lúc này, lượng ceton sẽ tăng lên, gây ra tình trạng buồn nôn.
Ngoài ra, suy thượng thận cũng là một nguyên nhân gây ra chứng buồn nôn, đi cùng với đó là các biểu hiện bệnh khác như tiêu chảy, sụt cân và tụt huyết áp. Các chứng bệnh liên quan đến tim như nhồi máu cơ tim cũng gây ra tình trạng buồn nôn và khó chịu trong bụng, gây ra cảm giác khó thở.
Hoặc nếu bỗng dưng bị buồn nôn không rõ lý do, bạn có thể nghĩ ngay đến việc bị trào ngược dạ dày, thực quản, do tác dụng phụ của các loại thuốc kháng sinh, huyết áp, chống trầm cảm hoặc khi nuốt phải dị vật, ngộ độc thức ăn.
Triệu chứng buồn nôn thường gặp
Những triệu chứng buồn nôn phổ biến hiện nay có thể kể đến như: tức ngực, đau bụng, nôn ra chất dịch màu cà phê hoặc máu, sốt cao, thậm chí phát ban, đau đầu, mỏi cổ, mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ liên tục, khô môi, tiểu ít, chuột rút. Nếu bị nặng, bạn còn có thể gặp các triệu chứng như đi vệ sinh ra màu hoặc giống màu nước trà.
Dấu hiệu buồn nôn gây nguy hiểm
Các dấu hiệu buồn nôn gây nguy hiểm có thể kể như buồn nôn đi kèm với bị sốt, đau lưng, bủn rủn chân tay, sôi bụng hoặc buồn ngủ, hồi hộp, hoa mắt chóng mặt, v.v.
- Buồn nôn bị sốt: Bạn có thể gặp tình trạng mất nước, suy nhược hay thậm chí là sốt xuất huyết. Trong lúc này, nếu sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau thì tình trạng nôn sẽ ngày càng nặng hơn.
- Buồn nôn đi kèm với đau lưng và tiểu buốt, tiểu đau: Rất có thể bệnh nhân đã mắc phải bệnh sỏi thận.
- Buồn nôn và bủn rủn chân tay: Đây là dấu hiệu khi cơ thể mệt mỏi, có bệnh nền nghiêm trọng hoặc cảm cúm nặng.
- Buồn nôn và sôi bụng: Đây là dấu hiệu xảy ra khi mắc những bệnh lý liên quan đến dạ dày, đường ruột như trào ngược thực quản, trào ngược dạ dày. Ngoài ra, nếu ăn những đồ ăn lạ cũng có thể gây ra tình trạng này.
- Buồn nôn và buồn ngủ: Nếu vừa buồn nôn lại buồn ngủ, lúc này cơ thể đã quá mệt mỏi hoặc đã mắc những căn bệnh nào đó.
- Buồn nôn liên tục: Nếu tồn tại cảm giác buồn nôn cả ngày, đây là dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm như ung thư, viêm nhiễm.
- Buồn nôn và ho ra máu: Còn gọi là thổ huyết, đây là tình trạng đáng báo động. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau tức ngực, khó thở, nhịp thở thay đổi, tim đập nhanh
- Buồn nôn hồi hộp: Nếu đối diện với nhiều vấn đề căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, người bệnh sẽ nảy sinh tâm trạng hồi hộp. Lúc này, nội tiết tố và hormone sẽ thay đổi, gây ra tình trạng buồn nôn
- Buồn nôn và hoa mắt, chóng mặt: Rất có thể đây là triệu chứng của các bệnh liên quan đến thần kinh hoặc não bộ, thậm chí là đột quỵ.
Buồn nôn nên làm gì?
Khi buồn nôn, người bệnh có thể thực hiện ngay những điều sau để cải thiện sức khỏe:
- Khi bị chứng buồn nôn, người bệnh có thể cải thiện tình hình với những cách như ngồi dậy để giảm tình trạng trào ngược dạ dày, đồng thời ngả người về phía sau hoặc di chuyển qua lại.
- Nếu ngồi trong phòng, bạn có thể mở cửa sổ hoặc đi đến ngồi trước quạt. Không khí mát mẻ sẽ giúp giảm thiểu phần nào cảm giác khó chịu.
- Bạn cũng có thể chườm mát bằng khăn ấm đặt sau gáy để ổn định nhiệt độ, cải thiện tình trạng khó chịu.
- Liên tục hít thở sâu, ngồi thiền thư giãn nếu như bạn đang mắc phải tình trạng buồn nôn do việc lo âu, căng thẳng kéo dài gây ra.
- Có thể bấm huyệt cổ tay, giữa hai gân lớn để cải thiện tình trạng.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể di chuyển, giảm sự tập trung vào cảm giác buồn nôn. Hãy thử bổ sung nước nhiều lần, uống trà hoa cúc, ngửi hương vỏ chanh, cam, quýt hoặc uống nước gừng tươi đều được.
10 cách trị buồn nôn bằng nguyên liệu tự nhiên
Gừng tươi pha với nước ấm
Chuẩn bị
- 10g gừng tươi
- 400ml nước
- Mật ong vừa đủ
Cách làm
Bước 1 Gọt vỏ gừng tươi, rang trong chảo với lửa nhỏ tầm 3 phút hoặc phơi khô
Bước 2 Giã nhuyễn gừng khô, cho vào nồi, thêm nước và đun sôi
Bước 3 Để nguội. Mỗi khi dùng, cho 2 muỗng nhỏ mật ong vào
Nước sắc xí muội khô
Chuẩn bị
- 15g xí muội khô
- 400ml nước
Cách làm
Bước 1 Đun sôi nước, sau đó cho xí muội vào ngâm
Bước 2 Để nguội và thưởng thức
Hạt dẻ
Chuẩn bị
- 100g hạt dẻ
- 300ml nước
Cách làm
Bước 1 Tán hạt dẻ thành bột mịn
Bước 2 Đun sôi nước, sau đó hòa phần bột hạt dẻ vừa tán với nước để uống
Nước muối
Chuẩn bị
- 5g muối tinh
- 300ml nước lọc
Cách làm
Bước 1 Đun sôi nước, sau đó pha với 5g muối
Bước 2 Để nguội và thưởng thức
Trà hoa cúc
Chuẩn bị
- 50g hoa cúc
- 300ml nước lọc
Cách làm
Bước 1 Đun sôi nước
Bước 2 Cho hoa cúc vào ly hoặc ấm, sau đó rót nước sôi vào và đổ qua một lần nước
Bước 3 Cho nước vào, ủ tầm 15 phút để hoa cúc ra nước ngọt
Bước 4 Có thể thêm đường phèn hoặc mật ong tùy theo sở thích
Dùng chanh
Chuẩn bị
- 1 quả chanh
- 200ml nước lọc
Cách làm
Bước 1 Chanh rửa sạch với muối, vắt lấy nước cốt chanh
Bước 2 Pha chanh với lượng nước vừa đủ và uống
Bạn cũng có thể ngửi hương vỏ chanh để đẩy lùi cảm giác buồn nôn.
Dùng thì là
Chuẩn bị
- 100g hạt thì là
- 300ml nước lọc
Cách làm
Bước 1 Đun sôi nước, cho một thìa cà phê hạt thì là vào, đun trong 10 phút
Bước 2 Để nguội và thưởng thức
Dùng đinh hương
Chuẩn bị
- 100g đinh hương
- 300ml nước lọc
Cách làm
Bước 1 Đun sôi nước
Bước 2 Cho một muỗng cà phê đinh hương vào, đun trong 10 phút
Bước 3 Lọc lại nước và thưởng thức
Dùng nghệ hoặc bột nghệ
Chuẩn bị
- 100g bột nghệ hoặc 1 củ nghệ tươi
- 200ml mật ong
Cách làm
Bước 1 Rửa sạch nghệ tươi, xay lấy bã
Bước 2 Lọc lấy phần nước nghệ tươi, sau đó mang đi đun sôi
Nếu sử dụng tinh bột nghệ vàng, có thể trộn cùng mật ong và vo thành từng viên nhỏ. Mỗi ngày ăn khoảng 6 – 8 viên. Có thể uống kèm với nước nghệ tươi để tăng thêm hiệu quả.
Sử dụng lá mơ lông
Chuẩn bị
- 100g lá mơ lông
Cách làm
Bước 1 Lá mơ lông rửa sạch
Bước 2 Mang lá đã rửa sạch đi hấp hoặc xay lấy nước cốt, bỏ bã
Bước 3 Đun sôi phần nước cốt lá còn lại và uống
Có thể ăn trực tiếp hoặc mang đi hấp / xay lấy nước uống. Có thể chiên với trứng sẽ ngon hơn.
Những thực phẩm không nên ăn khi buồn nôn
Nếu người bệnh mắc chứng buồn nôn, không nên sử dụng các loại thực phẩm như đồ ăn, thức uống chứa đường hóa học (kẹo cao su, nước ngọt, bánh kem, v.v.) cũng như các loại thức ăn nhanh giàu nitrit như xúc xích, thịt xông khói, lạp xưởng,…
Khi mắc chứng buồn nôn, tuyệt đối không sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia, các loại thuốc chứa Aspartame hoặc các thực phẩm, nước uống chứa Caffein để tránh tình trạng thêm nặng.
Với những chia sẻ về chứng buồn nôn, cũng như 10 cách trị buồn nôn tại nhà hiệu quả nhanh chóng mà Wikihoc.com vừa gợi ý, hy vọng sẽ có thể giúp ích cho bạn.
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Buồn nôn nên làm gì? 10 cách trị buồn nôn tại nhà hiệu quả tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.