Bạn đang xem bài viết Buồn ngủ nhưng không ngủ được vì sao? Nên làm gì để dễ ngủ? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Giấc ngủ là điều rất quan trọng bởi đó là khoảng thời gian mà cơ thể nghỉ ngơi, lấy lại sức khỏe. Thế nhưng, nhiều người lại mắc phải việc buồn ngủ nhưng không làm thế nào đi vào giấc ngủ được. Có nhiều nguyên nhân khiến bản thân trằn trọc khó đi vào giấc ngủ. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng này.

Nguyên nhân khiến buồn ngủ nhưng ngủ không được

Chứng rối loạn lo âu

Giấc ngủ của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi sự lo lắng, buồn phiền. Khi đó, cơ thể bạn sẽ cảm thấy bồn chồn, mệt mỏi, muốn ngủ nhưng không thể nào chợp mắt.

Chứng rối loạn lo âuChứng rối loạn lo âu

Các suy nghĩ sẽ liên tục hiện lên trong đầu, lo lắng, sợ hãi mà không thể dừng lại được, khiến cho rối loạn giấc ngủ, khó khăn khi vào giấc, hay cố gắng trì hoãn giấc ngủ, thậm chí phải mất hơn 20 – 30 phút hơn mới có thể ngủ được.

Các triệu chứng đi kèm khi bị mất mức ngủ sẽ là căng thẳng, lo sợ, bồn chồn, cảm giác không an toàn, dẫn đến mất tập trung, dễ cáu gắt, ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt. Đây chính là những dấu hiệu tâm lý của chứng rối loạn lo âu, nếu tình trạng cứ tiếp diễn, bạn nên tìm gặp đến các chuyên gia sức khỏe tâm thần để được hỗ trợ và điều trị trong thời gian sớm nhất.

Hội chứng giấc ngủ đến trễ (DSPS)

Đây là một hội chứng rối loạn giấc ngủ liên quan đến đồng hồ sinh học. DSPS gặp phải ở rất nhiều người khi thường xuyên không ngủ được vào buổi tối, giờ ngủ của bạn chậm trễ hơn 2 giờ so với giờ ngủ thông thường đã đặt ra, làm bạn ngủ muộn và thức dậy muộn hơn vào sáng hôm sau.

Hội chứng giấc ngủ đến trễ (DSPS)Hội chứng giấc ngủ đến trễ (DSPS)

Giấc ngủ sẽ khó khăn hơn khi họ không ngủ đủ giấc, đúng giờ, thường sẽ ngủ gật, buồn ngủ nhưng không ngủ lại được. Thống kê từ Stanford Health Care đã cho thấy rằng, những người mắc hội chứng này đa phần là thanh thiếu niên và thanh niên (chiếm khoảng 7-16% người bệnh)

Tham khảo thêm:   Chuyển ảnh và hình vẽ tay thành vector với Adobe Illustrator

Ngủ trưa quá lâu

Theo tạp chí Tự nhiên và Khoa học đã nghiên cứu, giấc ngủ vào buổi đêm của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi giấc ngủ trưa hay chiều muộn. Ngủ trưa sẽ khiến người đó khó đi vào giấc ngủ vào ban đêm, dễ thức giấc và không ngon giấc khi vào ban đêm.

Ngủ trưa quá lâuNgủ trưa quá lâu

Để tránh tình trạng này, bạn có thể chỉ nghỉ ngơi hoặc nếu ngủ trưa thì tối đa trong 20 – 30 phút để lấy lại tinh thần tỉnh táo đầu giờ chiều, không nên ngủ nghỉ trưa quá nhiều, và duy trì thói quen cùng một thời điểm để đồng hồ sinh học không bị rối loạn.

Trầm cảm

Trầm cảm cũng là một nguyên nhân gây nên không thể ngủ được mặc dù buồn ngủ. Khi bị trầm cảm, cơ thể bạn sẽ bị uể oải dẫn đến khó đi vào giấc ngủ do sự rối loạn nhịp sinh học do trầm cảm gây ra.

Trầm cảmTrầm cảm

Chứng ngủ rũ, mất ngủ, chân không yên, rối loạn nhịp thở khi ngủ,…đều là những vấn đề mà trầm cảm ảnh hưởng đến giấc ngủ. 90% người được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm thường gặp những vấn đề này theo báo cáo năm 2019.

Nếu như tình trạng này kéo dài kèm theo tâm trạng buồn phiền, chán nản, ăn không ngon, suy nghĩ tiêu cực thì bạn nên tìm đến bác sĩ tâm thần hay chuyên gia tâm lý để được giúp đỡ.

Thói quen xấu trước giờ ngủ

Uống nhiều chất kích thích như cà phê, trà,…sẽ dễ gây mất ngủ mặc dù cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Không nên uống cà phê sau bữa trưa vì việc chuyển hóa cà phê sẽ gặp khó khăn trước giờ đi ngủ và chỉ nên uống một lượng vừa đủ để thời gian bán thải cà phê được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

Thói quen xấu trước giờ ngủThói quen xấu trước giờ ngủ

Thêm vào đó, việc dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ cũng là một thói quen xấu dẫn đến khó ngủ. Ánh sáng xanh từ điện thoại hay những thiết bị điện tử khác. Não bộ sẽ làm ngăn chặn cơ chế thúc đẩy giấc ngủ do không thể phân biệt được ánh sáng từ mặt trời và thiết bị di động. Vì vậy, để có một giấc ngủ ngon và sâu, bạn không nên sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.

Tham khảo thêm:   7 loại kem dưỡng mắt Nhật Bản mang lại hiệu quả cao, mờ thâm, xóa nhăn

Tác hại khi buồn ngủ nhưng không ngủ được

Chất lượng giấc ngủ kém, ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến sự hình thành và phát triển một số bệnh mãn tính và các rối loạn tâm thần khác như:

Tác hại khi buồn ngủ nhưng không ngủ đượcTác hại khi buồn ngủ nhưng không ngủ được

  • Bệnh đái tháo đường: Thời lượng và chất lượng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện và kiểm soát lượng đường trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường. Do đó, tình trạng mệt mỏi, ngủ không ngon giấc có khả năng tăng nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường loại 2.
  • Bệnh tim mạch: Người bị rối loạn giấc ngủ được phát hiện dễ mắc các tình trạng tăng huyết áp, đột quỵ, bệnh mạch vành và rối loạn nhịp tim hơn.
  • Trầm cảm: Giấc ngủ và trầm cảm có quan hết rất phức tạp. Bệnh trầm cảm có thể là nguyên nhân dẫn đến việc mất ngủ. Ngược lại, chứng rối loạn giấc ngủ cũng là tác nhân thúc đẩy các triệu chứng trầm cảm.

Ngoài ra, việc cơ thể mệt mỏi nhưng không ngủ được có thể khiến bạn thiếu ngủ, dễ dàng rơi vào tình trạng uể oải, góp phần làm giảm khả năng tập trung và hiệu quả làm việc.

Cách tránh tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được

Đừng ép bản thân ngủ ngay lập tức

Có một sự thật là bạn càng cố gắng ngủ, bạn sẽ càng không ngủ được. Do cảm giác lo lắng, căng thẳng khiến não bộ luôn phải hoạt động, ngăn cản bạn chìm sâu vào giấc ngủ.

Thay vào đó, bạn hãy để tâm hồn thư giãn bằng cách nghe những bài nhạc dễ ngủ hoặc tập ngồi thiền, hít thở sâu… Tuyệt đối không nên lo lắng và suy nghĩ quá nhiều bạn nhé!

Giữ một lịch trình đúng giờ

Giữ một lịch trình đúng giờGiữ một lịch trình đúng giờ

Để khắc phục tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được cũng như nâng cao chất lượng giấc ngủ, bạn cần hình thành thói quen đi ngủ khoa học và giữ cho đồng hồ sinh học của bạn đều đặn ngay cả vào cuối tuần.

Việc thay đổi thời gian ngủ nghỉ quá nhiều sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn, làm trầm trọng thêm các vấn đề về giấc ngủ của bạn. Vì vậy, để tránh tình trạng này, bạn nên giữ cho mình một khung giờ đi ngủ cố định.

Lưu ý đến cách bạn tiếp xúc với ánh sáng xanh

Lưu ý đến cách bạn tiếp xúc với ánh sáng xanhLưu ý đến cách bạn tiếp xúc với ánh sáng xanh

Không nên sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ ít nhất 1 – 2 tiếng, bao gồm cả điện thoại, tivi, máy tính, thiết bị chơi game,… để tránh tình trạng khó ngủ.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 8 Unit 11: Skills 2 Soạn Anh 8 Kết nối tri thức trang 121, 122

Ánh sáng xanh từ các thiết bị di động có thể làm não của bạn căng thẳng. Do đó bạn nên tránh tiếp xúc với ánh sáng xanh trước khi ngủ, thay vào đó hãy đọc sách, ngồi thiền hoặc nghe nhạc để giúp cơ thể thư giãn, dễ ngủ hơn.

Giảm căng thẳng

Giảm căng thẳngGiảm căng thẳng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn mất ngủ.

Để cải thiện tình trạng này, bạn hãy thử thiền định hoặc bất cứ điều gì có thể làm bạn giảm căng thẳng như: yoga, viết nhật ký, đốt nến thơm, nghe nhạc,… Hoặc thậm chí là thử những ứng dụng tạo tiếng ồn trắng, âm thanh tự nhiên (tiếng mưa, tiếng nước suối chảy,…).

Kiểm soát bữa ăn trước khi đi ngủ

Kiểm soát bữa ăn trước khi đi ngủKiểm soát bữa ăn trước khi đi ngủ

Theo Tiến sĩ Drerup từ Cleveland Clinic, chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và thời gian ngủ. Chẳng hạn như:

  • Thức ăn cay nồng có thể gây ra tình trạng trào ngược axit dạ dày và chứng ợ nóng khi bạn nằm ngủ.
  • Caffeine trong cà phê và socola là chất gây mất ngủ, cần khoảng 5 – 7 giờ để đào thải. Vì vậy, bạn nên tránh tiêu thụ caffeine vào đầu giờ chiều.
  • Hạn chế ăn nhiều đường, chất béo bão hòa và carbohydrate tinh chế sẽ giúp giấc ngủ của bạn sâu hơn.

Bổ sung melatonin

Bổ sung melatoninBổ sung melatonin

Melatonin là hormone kiểm soát một phần chu kỳ ngủ – thức của cơ thể bạn. Bóng tối sẽ thúc đẩy sản xuất melatonin, trong khi ánh sáng làm ức chế sự hoạt động của loại hormone này.

Do đó để dễ ngủ hơn, bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng hoặc thử dùng đồ bịt mắt. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung melatonin dưới dạng thực phẩm chức năng. Đây là một lựa chọn tốt đối với người bị mất ngủ lâu năm.

Trên đây là nguyên nhân buồn ngủ nhưng không ngủ được mà Wikihoc.com tổng hợp. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Hãy chia sẻ bài viết đến mọi người xung quanh nhé!

Nguồn: Chuyên trang sức khỏe HelloBacsi

Chọn mua trái cây chất lượng tại Wikihoc.com để bồi bổ sức khỏe nhé:

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Buồn ngủ nhưng không ngủ được vì sao? Nên làm gì để dễ ngủ? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *