Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi khảo sát năng lực giáo viên THPT năm 2018 – 2019 môn Hóa học Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường THPT ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Xin giới thiệu đến các bạn Bộ đề thi khảo sát năng lực giáo viên THPT năm 2018 – 2019 môn Hóa học được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau đây.

Đây là tài liệu rất bổ ích, giúp thầy cô có thêm tài liệu ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi đánh giá khảo sát năng lực giáo viên cấp THPT. Mời thầy cô cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây:

Đề thi khảo sát năng lực giáo viên THPT môn Hóa – Đề 1

KHỐI THPT ……….
(CỤM THI LIÊN TRƯỜNG )

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG

Đề kiểm tra năng lực môn: Hóa học
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (4 điểm).

Thầy (cô) hãy: nêu nhiệm vụ chuyên môn của mình trong năm học 2016-2017, từ đó đánh giá và cho điểm % về việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân cho đến thời điểm hết tuàn 15?.

Câu 2 (4 điểm).

a. Nêu các bước cần thực hiện khi tổ chức hoạt động học nhóm, lấy ví dụ với kế hoạch dạy học phần ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng?

Tham khảo thêm:   Mách bạn cách làm chậm kinh nguyệt an toàn, hiệu quả

b. Đề xuất các tiêu chí cần đánh giá cho việc tổ chức dạy học hoạt động nhóm?

Câu 3 (7 điểm).

1. Dung dịch X chứa a mol NaOH và b mol Ba(OH)2, dung dịch Y chứa b mol NaOH và a mol Ba(OH)2. Tiến hành 2 thí nghiệm sau:

TN1: Cho 0,04 mol CO2 hấp thụ hết vào X, thu được dung dịch M và 1,97 gam kết tủa.

TN2: Cho 0,0325 mol CO2 hấp thụ hét vào Y, thu được dung dịch N và 1,4775 gam kết tủa.

Biết cả hai dung dịch M, N tác dụng với dung dịch KHSO4 đều tạo kết tủa trắng, các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.

b. Tính giá trị của a, b.

2. Thuỷ phân hoàn toàn m gam một pentapeptit mạch hở M thu được hỗn hợp gồm hai amino axit X1, X2(đều no, mạch hở, phân tử chứa một nhóm -NH2và một nhóm -COOH). Đốt cháy toàn bộ lượng X1, X2 ở trên cần dùng vừa đủ 0,1275 mol O2, chỉ thu được N2, H2O và 0,11 mol CO2. Tính giá trị của m?

Câu 4 (5 điểm).

1. Cho Mg phản ứng với SiO2 ở điều kiện thích hợp đến hoàn toàn, thu được chất rắn X. Nêu thành phần các chất có thể có trong X?

2. Cân bằng phương trình phản ứng sau:

3. Nêu các tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure?

Cho biết NTK: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; S = 32; Ba = 137.

—Hết—

Họ và tên thí sinh:……………………………… Trường:…………………………………

ĐÁP ÁN ĐỀ THI

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

Thầy (cô) hãy: nêu nhiệm vụ chuyên môn của mình trong năm học 2016-2017, từ đó đánh giá và cho điểm % về việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân cho đến thời điểm hết tuần 15?.

4.00

HD

– Căn cứ vào nhiệm vụ chuyên môn của trường, của tổ chuyên môn GV nêu ra nhiệm vụ chuyên môn của bản thân:

+……………..

+……………..

– Việc thực hiện và đánh giá cho điểm căn cứ vào kế hoạch cá nhân đã đăng kí đầu năm học:

+ ……………..

+……………..

Câu 2

a. Nêu các bước cần thực hiện khi tổ chức hoạt động học nhóm, lấy ví dụ với kế hoạch dạy học phần ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng?

b. Đề xuất các tiêu chí cần đánh giá cho việc tổ chức dạy học hoạt động nhóm?

HD

– Để triển khai một hoạt động nhóm học tập cần trải qua 4 bước:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận kết quả hoạt động

Bước 4. Sản phẩm của hoạt động học tập đạt được.

GV lấy ví dụ: Phần này tùy thuộc điều kiện nhà trường, năng lực học sinh mà đánh giá cho điểm.

2 điểm

– Tương ứng với 4 bước đó ta có 8 tiêu chí đánh giá cho điểm:

+ Chuyển giao nhiệm vụ như thế nào: nhiệm vụ không quá dễ, không quá sức mà phải phù hợp đối tượng, phù hợp mục tiêu dạy học và phải xuất hiện vấn đề học tập…..

+ Trò tiếp nhận nhiệm vụ làm sao: có chủ động, tích cực không?. Có thực sự thích thú không?….

+ Trò (nhóm) thực hiện nhiệm vụ như thế nào: tổ chức, phân công, trao đổi, sử dụng học liệu trong nhóm,….

+ GV tổ chức, điều khiển cho các em hoạt động như thế nào?: có bao quát được toàn diện không, có chú ý đến khó khăn, khác lạ trong quá trình hoạt động của học sinh khộng, tương tác với các em như thế nào để hỗ trợ kịp thời vướng mắc của các em,…..

+ GV tổ chức cho các em báo cáo kết quả hoạt động nhóm như thế nào, chọn nhóm nào làm nội dung phân tích cho mình, đánh giá nhận xét như thế nào với kết quả bào cáo của các em, …..

+ Học sinh được báo cáo kết quả không, báo cáo với ai. Có tranh luận không?

+ Sản phẩm của học sinh giá trị như thế nào so với mục tiêu dự kiến của mình?

+ Sản phẩm đó có phù hợp với nhiệm vụ minh giao cho học sinh từ đầu hay không. ………..

2 điểm

Câu 3

1. Dung dịch X chứa a mol NaOH và b mol Ba(OH)2, dung dịch Y chứa b mol NaOH và a mol Ba(OH)2. Tiến hành 2 thí nghiệm sau:

TN1: Cho 0,04 mol CO2 hấp thụ hết vào X, thu được dung dịch M và 1,97 gam kết tủa.

TN2: Cho 0,0325 mol CO2 hấp thụ hét vào Y, thu được dung dịch N và 1,4775 gam kết tủa.

Biết cả hai dung dịch M, N tác dụng với dung dịch KHSO4 đều tạo kết tủa trắng, các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.

b. Tính giá trị của a, b.

4,0

Tham khảo thêm:  

………….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi khảo sát năng lực giáo viên THPT năm 2018 – 2019 môn Hóa học Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường THPT của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *