Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7 55 Đề thi HSG Văn 7 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề thi học sinh giỏi Văn 7 có đáp án kèm theo giúp các bạn đạt được kết quả thi học sinh giỏi môn Ngữ văn tốt nhất.

TOP 55 Đề thi HSG Văn lớp 7 chính là bộ đề bồi dưỡng học sinh giỏi qua các kì thi chuyên đề lí luận văn học. Đây là tài liệu tham khảo văn học để đáp ứng nhu cầu của các em cũng như giáo viên trong việc bồi dưỡng học sinh khá, giỏi môn ngữ văn 7 và các bạn có nhu cầu được tiếp xúc, rèn luyện với những dạng đề thi cơ bản và nâng cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp quận, huyện, thành phố. Vậy sau đây là TOP 55 Đề thi học sinh giỏi Văn 7 mời các bạn cùng đón đọc nhé.

Đề thi học sinh giỏi Văn 7 – Đề 1

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

(1)Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. (2)Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa.(3) Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. (4) Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn”. (5) Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. (6) Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. (7) Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. (8) Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 2: Xác định chủ đề chính của đoạn trích?

Câu 3: Tại sao tác giả lại nói: … “thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống”…

Câu 4: Em hiểu như thế nào về lời khuyên: “Hãy thất bại một cách tích cực”

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)

Câu 1. (4,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: Người thành công luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Kẻ thất bại luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội.

Câu 2: (10.0 điểm)

Khi đánh giá về thơ Xuân Quỳnh, có người đã nhận định:

“Xuân Quỳnh khai thác cảm xúc từ những điều gần gũi, bình dị, những kỷ niệm của chính mình để từ đó góp phần vào tình cản chung của thời đại.”

Bằng cảm nhận qua bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh ( Ngữ văn 7, tập I), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

HƯỚNG DẪN CHẤM

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

I

ĐỌC HIỂU

6.0

1

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

1.0

2

Xác định chủ đề chính của đoạn trích?

Chủ đề chính của đoạn trích là nói về sự tất yếu của thành công và thất bại trong cuộc sống của con người.

1.0

3

Tại sao tác giả lại nói: … “thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống”

+“Lẽ tự nhiên” hay “phần tất yếu” tức là điều khách quan, ngoài ý muốn con người và con người không thể thay đổi.

+ Bởi vì trong cuộc sống không ai là không gặp thất bại. Có người thấy bại nhiều, thấy bại lớn. Có người thất bại ít, thất bại nhỏ.

Vì đó là điều tất yếu nên ta đừng thất vọng và chán nản. Hãy dũng cảm đối mặt và vượt qua.

2.0

4

Em hiểu như thế nào về lời khuyên: “Hãy thất bại một cách tích cực”

Thất bại một cách tích cực được hiểu theo những ý nghĩa sau:

+ nghĩa là thất bại nhưng không bi quan, chán nản

+ nghĩa là thất bại nhưng hiểu được nguyên nhân vì sao mình thất bại

+ thất bại nhưng biết tự mình đứng lên, rút ra bài học và tiếp tục hành động.

2.0

II

TẠO LẬP VĂN BẢN

14.0

1

* Yêu cầu về kĩ năng

– Biết làm một bài văn nghị luận xã hội: Hệ thống luận điểm rõ ràng,chặt chẽ, hành văn trong sáng giàu cảm xúc hình ảnh.

– Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

1

* Yêu cầu về kiến thức.

1. Giải thích:

Người thành công là người đạt được mục đích mà mình đặt ra sau một quá trình nỗ lực, cố gắng.

Kẻ thất bại là người không thực hiện được những mong muốn, dự định đã đặt ra.

Cơ hội: hoàn cảnh thuận tiện gặp được để làm việc gì mình mong ước.

Về thực chất, câu nói khẳng định sự thành bại của mỗi người phụ thuộc vào cách người ấy đón nhận và xử thế trước những vấn đề của đời sống.

2. Bình luận

Thànhbại luôn song hành như một thực thể khách quan. Không ai không từng gặp thất bại, ngay cả những người thành công. (dẫn chứng)

– Sự thành bại của mỗi người không chỉ phụ thuộc vào tài năng hay cơ hội mà còn ở thái độ của người đó trước những khó khăn trong cuộc sống:

+ Với những người giàu nghị lực, mỗi khó khăn là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, kiểm chứng năng lực của bản thân. Và như thế, họ sẽ luôn tìm thấy cơ hội trong mỗi khó khăn để thành công.

+ Với những người bi quan, lười biếng khi gặp khó khăn thử thách vội chán nản, tự tìm thấy lí do để thoái thác công việc, từ bỏ ước mơ. Không vượt qua khó khăn càng khiến họ mất hết niềm tin để rồi chỉ thấy khó khăn trong mọi cơ hội. Và chắc chắn họ sẽ luôn thất bại.

Cuộc sống rất khắc nghiệt nhưng luôn ẩn giấu nhiều cơ hội mà mọi người cần nắm bắt.

Sự thành bại ở một giai đoạn không có ý nghĩa trong suốt cả cuộc đời. Mọi người cần có cách ứng xử trước mọi thành bại để đạt được những điều mình mong ước. Thành công chỉ có được sau quá trình học tập, tích lũy, nỗ lực, rèn luyện lâu dài

Phê phán thái độ sống hèn nhát, lười biếng, dễ gục ngã, mất niềm tin sau những lần thất bại.

3. Dẫn chứng

– Lấy dẫn chứng một số nhà khoa học như acximet hàng trăm lần thất bại, Nhiều nhà kinh tế thành công cũng trải qua không biết bao lần thất bại.

– Để đi được bằng hai chân, để đạp được xe…ai cũng đã từng thất bại…

4. Bài học nhận thức và hành động

– Cần phải có niềm tin, nghị lực lớn để vượt qua những thử thách khó khăn trong cuộc sống, để luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn.

– Không ngại đối mặt với khó khăn. Coi khó khăn, thử thách như một phần tất yếu của cuộc sống.

– Luôn hành động mạnh mẽ, quyết đoán để khắc phục khó khăn…

5. Mở rộng

– Cuộc sống vẫn sẽ còn thất bài và thành công, tuy nhiên đừng gục ngã trước thất bài, đừng tự mãn trước thành công. Tuy nhiên xung quanh ta vẫn còn biết bao nhiêu người đã gục ngã dù thật bại chỉ mới bắt đầu và thành công chỉ mới chớm nở. Đó là biểu hiện của sự kiện về ý chí, đầu hàng, gục ngã.

3

2

1. Yêu cầu về kỹ năng trình bày: Đảm bảo một bài văn có bố cục rõ ràng, sắp xếp ý hợp lý, hành văn trôi chảy, mạch lạc, văn viết giầu cảm xúc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, ít sai lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.

1

2.Yêu cầu về nội dung:

a.Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần suy nghĩ.

b. Thân bài: Giải thích, bàn luận, chứng minh vấn đề gồm các ý sau:

– Giải thích:

+ Những điều gần gũi, bình dị của chính mình đó chính là những kỉ niệm riêng của bản thân nhà thơ về tuổi thơ sống bên bà thấm đượm tình bà cháu.

+ Tình cảm chung của thời đại: tình cảm gia đình, quê hương, tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, dân tộc trong những năm kháng chiến chống Mĩ.

– Bàn luận, chứng minh vấn đề:

+ Những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà của tác giả biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một em nhỏ, tình cảm trân trọng, yêu quý và biết ơn đối với bà của đứa cháu.(dẫn chứng về kỉ niệm, niềm vui và mong ước tuổi thơ sống bên bà)

+Trong dòng kỉ niệm tuổi thơ in đậm nét hình ảnh người bà và tình bà cháu sâu nặng, thắm thiết. Bà tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo. ( phân tích những từ ngữ, hình ảnh “tay bà khum soi trứng, dành từng quả chắt chiu”,“Bà lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối”). Dành trọn tình yêu thương chăm lo cho cháu (dành dụm chi chút để cuối năm bán gà, may cho cháu quần áo mới). Bảo ban nhắc nhở cháu ngay cả khi có trách mắng thì cũng là vì tình yêu thương cháu.

+Từ những kỉ niệm tuổi thơ thấm đẫm tình bà cháu, cảm hứng thơ mở rộng hướng tới tình yêu đất nước, nhắc nhở, giục giã những người chiến sĩ trong đó có nhà thơ Xuân Quỳnh – chắc tay súng chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ gia đình, làng xóm quê hương. “Tiếng gà trưa” trở thành tiếng nói của quê hương, của những người ruột thịt, của cả dân tộc và đất nước ta lúc bấy giờ, mang hơi thở những tình cảm chung của thời đại.

c. Kết bài: Đánh giá khái quát.

Xuân Quỳnh viết về những điều bình dị, gần gũi trong đời sống thường nhật trong gia đình để thể hiện những suy ngẫm sâu sắc, những cảm xúc thật cao đẹp. Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm của tuổi thơ thơ mộng và tình bà cháu đậm đà thắm thiết để góp phần làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước, nhắc nhở chúng ta tinh thần trách nhiệm đối với đất nước.

9

1

7

1

Tham khảo thêm:  

Đề thi học sinh giỏi Văn 7 – Đề 2

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Khi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khang đã kể câu chuyện sau:

Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.

(Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong câu chuyện trên.

Câu 2: Câu “xe chạy” là câu đơn hay câu đặc biệt?

Câu 3: Tại sao cô gái không trực tiếp đưa tiền cho ông già mà phải lặng lẽ nhét vào túi quần?

Câu 4: Câu chuyện gợi cho em cảm xúc gì?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)

Câu 1: (4.0 điểm)

Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “ Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.

Em hiểu ý nghĩa trên như thế nào? Hãy nói rõ quan niệm của em về vấn đề này.

Câu 2. (10.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, Phạm Duy Tốn đã xây dựng thành công hai bức tranh đời tương phản. Em hãy làm sáng tỏ.

HƯỚNG DẪN CHẤM

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

I

ĐỌC HIỂU

6.0

1

Phương thức biểu đạt chính trong câu chuyện trên :Tự sự

1.0

2

Câu “xe chạy” là câu đơn

1.0

3

Cô gái không trực tiếp đưa tiền cho ông già mà phải lặng lẽ nhét vào túi quần vì cô gái tôn trọng và muốn giữ thể diện cho ông già

2.0

4

Câu chuyện gợi lòng xúc động trước việc làm của cô gái. Việc là tuy nhỏ nhưng thể hiện ý nghĩa lớn. Đó là lòng cảm thông chia sẻ, là cách sống nhân văn, sống đẹp

2.0

II

TẠO LẬP VĂN BẢN

14.0

1

Về hình thức:

– Bố cục bài viết rõ ràng, kết cấu mạch lạc, ngắn gọn.

– Văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt…

1

Về nội dung: Thí sinh có thể viết bài theo nhiều cách, dưới đây là những gợi ý định hướng chấm bài.

Trong lịch sử phát triển của thế giới suốt mấy ngàn năm qua, ở bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào cũng có những tài năng xuất chúng, những học giả uyên bác đã cống hiến cho đời nhiều điều đem lại lợi ích lớn lao, làm thay đổi cơ bản cuộc sống vật chất và tinh thần của xã hội loài người. Đó là kết quả của quá trình rèn luyện và không ngừng học tập vì thế ngạn ngữ Hy Lạp có câu “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào“.

Giải thích học vấn là gì? Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học. Trình độ hiểu biết này được nâng cao dần dần qua từng cấp và quá trình tự học kéo dài suốt cả cuộc đời. Học vấn của một con người không chỉ hạn chế trong một lĩnh vực nào đó mà có thể mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau. Học vấn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người. Ông cha ta xưa cũng đã từng giáo huấn con cháu: Bộ lông làm đẹp con công, Học vấn làm đẹp con người , nhân bất học bất tri lí

Học vấn có vai trò quan trọng ra sao trong đời sống con người? Học học vấn, con người mới có điều kiện làm chủ thiên nhiên , xã hội, nhất là làm chủ vận mệnh của mình. Trên cơ sở ấy, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao. Học vấn cần thiết đối với mỗi con người như vậy, nhưng con người đến với học vấn quả là gian nan, vất vả. Việc tích lũy và nâng cao tri thức không phải là chuyện ngày một ngày hai mà là chuyện cả đời người. Con đường học tập là con đường gian nan, khổ ải nhưng cuối con đường là ánh sáng, là tương lai.: Bể học không bờ (Khổng tử); Học, học nữa, học mãi (Lê-nin).

Muốn có học vấn, chúng ta phải có ý chí và nghị lực phấn đấu rất cao. Hãy nhìn con kiến tha mồi, con ong làm mật. Việc tích lũy kiến thức của con người giống như Kiến tha lâu cũng đầy tổ (tục ngữ). Nếu cố gắng học hành thì đến một ngày nào đó, chúng ta có được một trình độ học vấn vững vàng, phong phú. (Lí lẽ, lập luận bằng cách so sánh)

Thực tế lịch sử cho thấy những người nổi tiếng, uyên bác đều trải qua quá trình học tập, nghiên cứu lâu dài, lao tâm khổ trí; phải nếm trải không ít vị đắng cay của thất bại; thậm trí cả sự nguy hiểm đối với mạng sống của mình. Nhưng với lòng đam mê hiểu biết và khát vọng chinh phục, họ đã vượt qua tất cả để đi đến thành công.

Trong quá trình tích lũy, nâng cao học vấn, chúng ta thấy rất ít người có đầy đủ điều kiện học tập mà phần lớn là gặp khó khăn. Khó khăn khách quan như thiếu tài liệu , như bài giảng khó hiểu, bài tập khó hay những vấn đề phức tạp trong quá trình học tập và nghiên cứu… Bên cạnh đó là những khó khăn chủ quan như gia đình nghèo túng, bản thân phải vừa học vừa làm thêm để kiếm sống… Tất cả những cái đó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình học tập của mỗi người, đòi hỏi chúng ta phải biết vượt lên để đi tới đích.

– Mở rộng, phản đề. Liên hệ bản thân: Việc học hành vô cùng quan trọng. Nó chi phối và có tác dụng quyết định đến cả đời người. Những đắng cay trên bước đường nâng cao học vấn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách và biết quý trọng hơn những hoa quả ngọt ngào mà học vấn mang lại cho cuộc sống. Tiếc rằng trong cuộc sống chúng ta vẫn còn nhiều bạn trẻ chưa nhận thức đúng đắn vai trò của học vấn, thái độ thơ ơ trước việc học, thậm chí ỉ vào cha mẹ…thái độ đó chúng ta không những không học tập mà còn phải phê phán. Bản thân khi đang ngồi trên ghế nhà trường, mỗi người chúng ta cần nhận thức đúng vai trò của việc học đồng thời không ngừng tu dưỡng, rèn luyện để trau dồi kiến thức, chuyên môn góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước như Bác đã từng mong ước. Phải biết vượt qua khó khăn thử thách bởi vì trên con đường chinh phục đỉnh cao trí tuệ nhân loại, mỗi người phải đối mắt với muôn vàn khó khăn, nếu không lường trướdc được chúng ta dễ bị gục ngã.

Ý nghĩa của câu ngạn ngữ Hy Lạp: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào đã trở thành chân lí trong mọi thời đại, nhất là trong thời đại hiện nay – nền kinh tế tri thức đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Vì thế mỗi người cần nhận thức rằng: vẻ đẹp của nhan sắc dù lộng lẫy đến mấy cũng tàn phai theo thời gian nhưng vẻ đẹp trí tuệ, tâm hồn thì luôn thách thức với thời gian. Và ngân ngữ phương Đông có câu: “người không học như ngọc không mài”.

3

2

Yêu cầu chung:

Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần; dẫn chứng chính xác; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.

– Học sinh biết lựa chọn bài ca dao phù hợp.

1

Yêu cầu về nội dung.

a. Mở bài: Phạm Duy Tốn là một trong những người có công đầu trong sự hình thành và phát triển thể loại truyện ngắn và nền văn xuôi Việt Nam hiện đại nước ta. Truyện ngắn của ông thường thiên về phản ánh xã hội theo cảm hứng hiện thực chủ nghĩa. Trong số đó, phải kể đến tác phẩm “Sống chết mặc bay”. Trong tác phẩm này, tác giả đã xây dựng hai bức tranh đời đối lập, tương phản gay gắt, khiến người đọc phải suy ngẫm.

b. Thân bài:

Luận điểm 1: Trước hết đó là sự đối lập giữa địa thế quan ở với thế đê bảo vệ dân làng.

+ Người dân phải đối diện với thế đê vô cùng nguy khốn: Nước sông Nhị Hà lên to quá, khúc đê làng X, phủ ích xem chừng núng thế lắm, vài ban đoạn nước đã thấm vào tận ruộng. Con đê đang đứng trước nguy cơ bị vỡ, sinh mạng của hàng ngàn người dân đang bị đe dọa nghiêm trọng.

+ Cảnh quan trong đình, nơi địa thế cao, vững chãi, đê vỡ cũng không sao

Luận điểm 2: Bức tranh đối lập còn thể hiện giữa người dân hoảng loạn, kiệt sức trong mưa gió, bùn ngập với tên quan phủ thì lo ăn chơi xa hoa, vô trách nhiệm.

– Người dân hoảng loạn, kiệt sức trong mưa gió, bùn ngập , tình thế hết sức hiểm nghèo.

+ Truyện ngắn được mở đầu với thời gian ”Gần một giờ đêm”. Đó là thời gian khuya khắt, khi mà bình thường mọi người đang ngủ say. Xác định thời gian ấy, nhà văn muốn nói: , cuộc hộ đê đã kéo dài suốt cả ngày, đến tối, tới tận đêm khuya mà chưa được nghỉ ngơi. Họ đã vô cùng mệt mỏi, đuối sức vì đói rét quần quật kéo dài

+ Trong khi đó: “Trên trời thời mưa vẫn tầm tã trút xuống. Dưới sông nước cứ cuồn cuộn bốc lên”. Thiên nhiên mỗi lúc một giữ dằn bạo liệt. Mưa càng lúc càng to dai dẳng giữ dội. Trời nước mênh mông đồng nghĩa với thế đê suy yếu nghiêm trọng. Tác giả thốt lên như tai hoạ của chính mình: “Lo thay! Nguy Thay! Khúc đê này hỏng mất ”. Nỗi lo lắng không sao dồn nén nổi, tác giả đã kêu lên một cách đau đớn. Bởi đê có làm sao thì người dân nơi đây cũng không còn đường sống. Hàng ngàn sinh mệnh đồng bào huyết mạch đang hoàn toàn phụ thuộc vào khúc đê này.

+ Trước tình thế hiểm nghèo của con đê, “Dân phu kể hàng trăm nghìn người … bì bõm dưới bùn lầy …”. Giọng văn: gấp gáp, những câu văn ngắn nghe ngắn gọn như những bản tin thời tiết nhưng dồn dập đã thể hiện tất cả sự khẩn cấp, nguy cấp của con đê và bao lo âu, hốt hoảng của dân phu hộ đê. Nghệ thuật liệt kê kết hợp với từ ngữ giàu sức gợi cho thấy dân chúng đã huy động hết sức người, sức của để hộ đê, hàng trăm, nghìn người đem thân hèn yếu chống chọi với đê, không ai lùi bước. Những động từ, tính từ dồn dập nối nhau kết hợp với thủ pháp so sánh: “người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột” đã dựng lên trước mắt cảnh tượng hối hả, chèo chống, người người kiệt sức trong đói rét, mưa gió. Đó chính là tình cảnh khốn khổ, khốn cùng, vô cùng thảm hại của người dân quê. Tác giả như đang đứng trong từng cảnh ngộ của từng người dân, thấm thía bao nỗi vất vả mà họ phải chịu đựng “xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi”, thấu hiểu trạng thái tinh thần lo lắng đến cực độ của từng người dân trong hoàn cảnh ấy “trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ”. Bao đời nay, cảnh lũ lụt, đê vỡ đã trở thành nỗi đe doạ khủng khiếp đối với người dân quê. Bằng ngòi bút nhân đạo thắm thiết, bằng niềm cảm thương sâu sắc, tác giả đã ghi lại một cách chân thực, xúc động nhất hình ảnh dân phu hộ đê trong một tình việc giúp dân hộ đê.

– Còn tên quan phủ cùng bè lũ quan lại thì ăn chơi xa hoa, không mảy may nghĩ đến trách nhiệm của mình.

+ Nghệ thuật liệt kê được sử dụng tài tình qua hàng loạt chi tiết “Trên sập, một người quan phụ mẫu uy nghi, trẫm chệ ngồi”. Quanh ngài bao bọc đủ thứ xa hoa đắt tiền: Bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi hình chữ nhật, trầu vàng, cau đậu, rẽ tía…Xung quanh có kẻ hầu người hạ, nào lính lệ hầu quạt, hầu điếu đóm, nào người nhà quỳ gãi, bốn góc có bốn kẻ hầu bài. Đoạn văn tả thực sắc sảo đã thể hiện được thái độ tố cáo gay gắt của tác giả đối với tên quan phụ mẫu đầy quyền uy, hưởng thụ vật chất xa hoa, không mảy may nghĩ đến trách nhiệm của mình.

+ Đặc biệt hắn còn là một kẻ đam mê cờ bạc một cách quá đáng, thờ ơ trước sinh mệnh của bao nhiêu người dân đang bị đe dọa. Những lời bình thật thấm thía “Thật là tôn kính xứng đáng là một vị phúc tinh”. Những lời mỉa mai châm biếm thật sâu cay “Ngài mà còn giở cán bài, …ngài cũng thây bộ” “Ôi trăm hai mươi lá bài…mà quan mê đến thế”. Bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo kết hợp với những từ ngữ biểu cảm trực tiếp, tác giả đã bày tỏ niềm căm giận tột độ đối với những kẻ nhân danh cha mẹ dân, vô trách nhiệm qua đáng, coi mạng sống của người dân như cỏ rác.

+ Thỉnh thoảng có người nhắc khẽ: “Bẩm qua, dễ có khi đê vỡ” thì hắn gắt: “Mặc kệ”. Đây là câu nói đầu tiên của quan về việc hộ đê, mặc dù lúc này đây quan là người có thẩm quyền cao nhất và chịu trách nhiệm chính. Câu nói ấy đã lột trần bản chất của quan: vô trách nhiệm, táng tận lương tâm, sống chết mặc bay, tàn nhẫn, độc ác, không mảy may một chút tình người.

Luận điểm 3: Bức tranh đối lập còn thể hiện cảnh lầm than của nhân dân lâm khi đê vỡ còn tên quan phủ thì ở cực điểm của sự sung sướng, hả hê.

– Nỗi đau đó được dồn nén trong giọng văn miêu tả gián tiếp tai hoạ khủng khiếp “Bỗng một tiếng kêu vang trời dậy đất”, những giọng văn miêu tả âm thanh kinh hãi: tiếng người kêu cứu rầm rì, thảm thiết vang lên trong đêm, “Tiếng ào ào như thác chảy xiết, tiếng gà chó trâu bò kêu vang tứ phía”. Nỗi dau thương vỡ ào trên trang sách “Khắp nơi nước trâu lênh láng…tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết”. Một cảnh tượng hãi hùng, nước cuốn trôi nhà cửa, ruộng vườn cùng hàng ngàn sinh mạng người dân. Giọng văn đau đớn thắt nghẹn, lời văn biểu cảm trực tiếp. Đó tột cùng của niềm đau khi tác giả phải chứng kiến thảm cảnh này.

– Khi bên ngoài có tiếng kêu vang trời dậy đất, những nguời trong đình mặc dù vô trách nhiệm nhưng vẫn còn chút sợ sệt, nghĩa là họ còn có chút lương tâm. Còn tên qua phủ thì điềm nhiên ngả ra những quân bài. Thật là độc ác, lạnh lùng, vô lương tâm.

– Giữa lúc ấy quan đang sung sướng cực độ trước ván bài “Ù! Thông tôm …chi chi nảy”. Trong khi bên ngoài đang xảy ra thảm cảnh đê vỡ, tộ cùng của nỗi đau thương, thì bên trong tên quan phủ vỗ tay cười nói, kêu to “ù! Thông tôm…chi chi nảy”. Đó chính là đỉnh điểm của thái độ bất lương, bộc lộ bản chất thú tính của quan, mất hết nhân tính, nhân tình lòng lang dạ thú. ở đây, tác giả không có một lời bình nào dành cho hắn, từ sự việc và lời nói là lời tố cáo danh thép nhất hơn bất kì một lời văn biểu cảm này.

c. Kết bài: Đánh giá khái quát: Qua việc sử dụng hai nghệ thật trên, tác giả thể hiện sự đồng cảm sâu sắc trước nỗi khổ cực, lầm than của nhân dân; vạch trần, lên án tố cáo sự thờ ơ, vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời, đặc biệt là tên quan phủ lòng lang dạ thú. Đó là biểu hiện sâu sắc của tinh thần nhân đạo trong tác phẩm này.

1

2.5

2.5

2.0

1.0

Tham khảo thêm:  

…………..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi học sinh giỏi Văn 7

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7 55 Đề thi HSG Văn 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *