Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022 – 2023 theo Thông tư 22 6 Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt (Có bảng ma trận, đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022 – 2023 gồm 6 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận 4 mức độ theo Thông tư 22, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề thi học kì 2 cho học sinh của mình.

Với 6 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4, còn giúp các em luyện giải đề, biết cách phân bổ thời gian cho hợp lý để ôn thi học kì 2 năm 2022 – 2023 đạt kết quả cao. Bên cạnh đó, còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 môn Toán, Lịch sử – Địa lý. Chi tiết mời thầy cô và các em tải miễn phí:

Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt theo Thông tư 22 – Đề 1

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO TP…..
TRƯỜNG TIỂU HỌC&THCS

BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM
Môn: Tiếng Việt – Lớp 4
Năm học: 2022 – 2023
(Thời gian làm bài: 90 phút)

I. BÀI KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói. (3 điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt. (7 điểm) – (35 phút)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC

Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng, ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”.

Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?”

– Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. – Bạn tôi trả lời. – Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.

Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!”

Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”.

(Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp)

* Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu dưới đây:

Câu 1. (0,5 điểm). Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi nào?

A. Bảy tuổi trở xuống.
B. Sáu tuổi trở xuống.
C. Bốn tuổi trở xuống.
D. Tất cả các trẻ em.

Câu 2. (0,5 điểm). Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai?

A. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi.
B. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cậu bé bốn tuổi.
C. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi.
D. Cho mình, cho bạn, cho cậu bé bảy tuổi và cậu bé bốn tuổi.

Câu 3. (0,5 điểm). Theo người bán vé, người bạn của tác giả lẽ ra tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào?

A. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ.
B. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có sáu tuổi.
C. Nói dối rằng tôi không biết tuổi của cả hai đứa.
D. Nói dối rằng cả hai đứa mới có bốn tuổi.

Câu 4. (0,5 điểm). Tại sao người bạn của tác giả lại không “tiết kiệm 3 đô la” theo cách đó?

A.Vì ông ta rất giàu, 3 đô la không đáng để ông ta phải nói dối.
B.Vì ông ta sợ bị phát hiện ra thì xấu hổ với bạn.
C.Vì ông ta là người trung thực và muốn được sự kính trọng của con mình.
D.Vì cậu con trai lớn của ông quá cao lớn nên ông không thể nói dối được.

Câu 5. (1 điểm). Viết tiếp từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm cho phù hợp với nội dung của bài:

Người cha của hai cậu bé trong câu chuyện là một người……………………………………

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn bật/tắt Microphone trên Windows 10 và 11

……………………………………………………………………………………………

Câu 6. (1 điểm). Theo em, câu chuyện trên khuyên chúng ta điều gì?

Câu 7. (0,5 điểm). Câu: “Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?” thuộc kiểu câu nào?

A. Câu kể
B. Câu hỏi
C. Câu khiến
D. Câu cảm

Câu 8. (0,5 điểm). Từ trái nghĩa với “trung thực” là:

A. Thẳng thắn
B. Thực lòng
C. Ngay thẳng
D. Gian dối

Câu 9. (1 điểm). Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì?

– Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn – Bạn tôi trả lời – Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.

Câu 10. (1 điểm). Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và cho biết trạng ngữ đó bổ sung cho câu ý nghĩa gì?

Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng, ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí.

II. BÀI KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết (2 điểm) – (20 phút)

Bài viết: “Đường đi Sa Pa” (Hướng dẫn học Tiếng Việt 4, tập 2, trang 116)

(Viết tên bài và đoạn: “Từ Xe chúng tôi …đến… lướt thướt liễu rủ.”)

2. Tập làm văn (8 điểm) – (35 phút)

Đề bài: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

I. BÀI KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói. (3 điểm)

* Nội dung kiểm tra:

  • Học sinh đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 tập 2 hoặc một đoạn văn không có trong Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 tập 2 (do giáo viên lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng).
  • HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.

* Thời gian kiểm tra: Giáo viên kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các tiết Ôn tập cuối học kì II.

* Cách đánh giá, cho điểm:

  • Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm.
  • Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
  • Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt. (7 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm). Khoanh vào B.

Câu 2 (0,5 điểm). Khoanh vào A.

Câu 3 (0,5 điểm). Khoanh vào B.

Câu 4 (0,5 điểm). Khoanh vào C.

Câu 5 (1 điểm). Người cha của hai cậu bé trong câu chuyện là một người trung thực, có lòng tự trọng, không gian dối…Ông xứng đáng được mọi người kính trọng.

Câu 6. (1 điểm) Theo em, câu chuyện trên khuyên chúng ta cần phải sống trung thực ngay từ những điều nhỏ nhất.

Câu 7 (0,5 điểm). Khoanh vào B.

Câu 8 (0,5 điểm). Khoanh vào D.

Câu 9 (1điểm). Dấu gạch ngang trong câu trên dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại và đánh dấu phần chú thích trong câu.

Câu 10 (1 điểm). Mỗi ý đúng 0,5 điểm.

Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng,/ ở thành phố Ô-kla-hô-ma, // tôi cùng một
               TN1                                            TN2

người bạn và hai đứa con của anh / đến một câu lạc bộ giải trí.
     CN                                                       VN

Trạng ngữ trong câu trên bổ sung ý chỉ thời gian và nơi chốn cho câu.

II. BÀI KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả (2 điểm)

  • Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp bài chính tả: 1 điểm.
  • Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

2. Tập làm văn (8 điểm)

Đề bài: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.

* Yêu cầu:

– Thể loại: Miêu tả.

– Nội dung: Học sinh viết bài văn miêu tả con vật theo đúng yêu cầu đề bài.

  • Học sinh biết viết đoạn văn tả ngoại hình và hoạt động thường ngày của con vật theo trình tự phù hợp, bố cục đoạn văn hợp lý, có liên kết ý cân đối, chặt chẽ.
  • Học sinh biết dùng từ ngữ thích hợp (chính xác, thể hiện tình cảm), viết câu ngắn gọn, bước đầu biết sử dụng các biện pháp tu từ, dùng các từ gợi tả, lời văn chân thực, giúp người đọc dễ hình dung.

– Hình thức: Bài viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.

* Biểu điểm: Cho điểm đảm bảo các mức sau:

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Nghị luận về cuộc đời là những chuyến đi (5 mẫu) Những bài văn hay lớp 11

1. Mở bài: 1 điểm.

2. Thân bài: 4 điểm.

  • Nội dung: 1,5 điểm.
  • Kĩ năng: 1,5 điểm.
  • Cảm xúc: 1 điểm.

3. Kết bài: 1 điểm.

  • Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm.
  • Dùng từ, đặt câu : 0,5 điểm.
  • Sáng tạo : 1 điểm.

Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu,
số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Đọc hiểu văn bản:

– Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết trong bài đọc.

– Hiểu được nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài.

– Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc.

– Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế.

Số câu

2

2

1

1

5

1

Câu số

1, 2

3, 4

5

6

Số điểm

1

1

1

1

3

1

2. Kiến thức tiếng Việt:

– Hiểu nghĩa và sử dụng được một số từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ, từ Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm đã học. Biết được hai thành phần chính chủ ngữ, vị ngữ của câu kể Ai làm gì?Ai thế nào?Ai là gì? Nhận biết được các kiểu câu (chia theo mục đích nói) đã học: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến. Nêu được tác dụng của dấu gạch ngang và biết cách dùng dấu gạch ngang. Nhận biết được các từ loại đã học.

– Hiểu được tác dụng của thành phần phụ trạng ngữ trong câu, xác định được trạng ngữ.

– Sử dụng được các dấu câu đã học.

– Nhận biết và bước đầu cảm nhận được cái hay của những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa; biết dùng biện pháp so sánh, nhân hóa để viết được câu văn hay.

Số câu

1

1

2

2

2

Câu số

7

8

9, 10

Số điểm

0,5

0,5

2

1

2

Tổng số câu

3

3

1

2

1

7

3

3

3

3

1

10 câu

Tổng số điểm

1,5

1,5

3

1

7 điểm

Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt theo Thông tư 22 – Đề 2

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

UBND HUYỆN…….
TRƯỜNG TIỂU HỌC…….

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2022 – 2023
Môn: Tiếng Việt – Lớp 4
(Học sinh làm bài trực tiếp trên đề)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

– HS bốc thăm đọc 1 đoạn trong những bài sài sau và TLCH:

  • Bài 1: Đường đi Sa Pa (trang 102)
  • Bài 2: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (trang 114 )
  • Bài 3: Ăng-co Vát (trang 123)
  • Bài 4: Con chuồn chuồn nước (trang127)
  • Bài 5: Vương quốc vắng nụ cười ( Phần 2) (trang 143)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi:

MẸ CON CÁ CHUỐI

Bơi càng gần lên mặt ao, thấy nước càng nóng. Cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt, nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nước để tìm hướng khóm tre. Trời bức bối, ngột ngạt. Lắm lúc, Chuối mẹ chỉ muốn lặn ngay xuống đáy cho mát, nhưng nghĩ đến đàn con đang đói , chờ ở vùng nước đằng kia, Chuối mẹ lại cố bơi. Khóm tre bên bờ đã gần đây rồi. Khi tới thật gần, Chuối mẹ chỉ còn trông thấy gốc tre, không thấy ngọn tre đâu. Chuối mẹ bơi sát mép nước, rồi rạch lên chân khóm tre. Tìm một chỗ Chuối mẹ đoán chắc là có tổ Kiến gần đó, Chuối mẹ giả vờ chết, nằm im không động đậy. Trời nóng hầm hập. Hơi nước, hơi lá ải cùng với mùi tanh trên mình Chuối mẹ bốc ra làm bọn Kiến lửa gần đó thèm thuồng. Bọn chúng rủ nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng ngoằng vừa dò dẫm về phía có mùi cá.

Đầu tiên cá Chuối mẹ cảm thấy buồn buồn ở khắp mình, sau rồi đau nhói trên da thịt. Biết kiến kéo đến đã đông, Chuối mẹ liền lấy đà quẫy mạnh, rồi nhảy tùm xuống nước. Bọn Kiến không kịp chạy, nổi lềnh bềnh trên mặt ao. Đàn Chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp. Thế là đàn Chuối con được một mẻ no nê. Chuối mẹ bơi quanh nhìn đàn con đớp mồi, vui quá nên quên cả những chỗ đau vì bị Kiến đốt.

Xuân Quỳnh

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho các câu hỏi 1, 2, 3

Câu 1: (M1- 0,5đ) Cá Chuối mẹ tìm cách vào bờ, rạch lên chân khóm tre để làm gì?

A. Để tìm cách kiếm mồi cho các con ăn
B. Để tránh cái nóng ngột ngạt, bức bối
C. Tìm chỗ mát cho các con đến nghỉ
D. Để kiếm thức ăn cho mình.

Câu 2: (M1- 0,5đ) Chuối mẹ kiếm mồi bằng cách nào?

A. Dùng mồi nhử kiến đến.
B. Dùng chính thân mình để nhử kiến.
C. Dùng bẫy để nhử kiến.
D. Dùng khóm tre để nhử kiến đến.

Tham khảo thêm:   Cách làm cá diêu hồng chưng tương ăn với cơm cực ngon

Câu 3: (M2- 0,5đ) Tại sao cá Chuối mẹ cảm thấy buồn buồn ở khắp mình?

A. Vì cá Chuối mẹ không tìm được thức ăn cho con. .
B. Vì cá Chuối mẹ không tìm được hướng bơi vào bờ.
C. Vì bọn kiến lửa bò đầy mình, chúng coi cá Chuối mẹ là một miếng mồi.
D. Vì cá Chuối mẹ giả vờ chết nằm im không động đậy.

Câu 4: (M2- 0,5đ) Nối tên con vật ở cột A gắn với hoạt động ở cột B cho phù hợp:

A
a. Chuối mẹ
b. Bọn Kiến
B
1. kéo đến đã đông
2. bơi sát mép nước, rồi rạch lên chân khóm tre
3. không kịp chạy, nổi lềnh bềnh trên mặt ao
4. giả vờ chết, nằm im không động đậy

Câu 5: (M3- 1đ) Vì sao Chuối mẹ quên cả những chỗ đau khi bị Kiến đốt?

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Câu 6: (M4- 1đ) Câu chuyện muốn nói lên điều gì?

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Câu 7: (M1- 0,5đ)

Hoạt động nào được gọi là “du lịch”. Điền Đ/S vào ô trống:

a. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh. ☐

b. Đi làm việc xa nhà một thời gian. ☐

Câu 8: (M2- 0,5đ) Gạch chân dưới trạng ngữ có trong câu: “ Những đêm không ngủ được, mẹ lại nghĩ về các anh.” Trạng ngữ trên là:

a. Trạng ngữ chỉ thời gian.
b. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
c. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
d. Trạng ngữ chỉ mục đích

Câu 9: (M2- 1đ) Trong câu: “Ngoài vườn, hoa nở vàng rực, chim hót líu lo.” có mấy động từ?

Có……động từ. Đó là:……………….

Câu 10: (M3- 1đ) Em hãy đặt một câu khiến để mượn đồ dùng học tập của bạn.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

  • HS đọc bài trôi chảy, diễn cảm. (2 điểm)
  • Trả lời câu hỏi đúng. (1 điểm)

(Giáo viên linh động ghi điểm phù hợp với cách đọc bài và TLCH của từng HS.)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Câu 1: Ý A (0,5 điểm)

Câu 2: Ý B (0,5 điểm)

Câu 3: Ý C (0,5 điểm)

Câu 4: (0,5 điểm)

Nối: a – 2, 4; b – 1,3

Câu 5: (1 điểm) Vì đàn cá con được một mẻ no nê, Chuối mẹ vui quá nên quên cả những chỗ đau vì bị Kiến đốt

Câu 6: (1 điểm) Câu chuyện ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng và cảm động của muôn loài.

Câu 7: (0,5 điểm) a – Đ; b – S

Câu 8: (0,5 điểm) “Những đêm không ngủ được, mẹ lại nghĩ về các anh.” (0,25đ).

Trạng ngữ trong câu trên là :a. Trạng ngữ chỉ thời gian (0,25đ)

Câu 9: (1 điểm) Có 2 động từ (0,5đ). Đó là: nở, hót (0,5đ)

Câu 10: (1 điểm) HS đặt một câu khiến cho phù hợp với tình huống.

VD: Bạn cho mình mượn một cây bút nhé!

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

1. Chính tả (nghe-viết) (2 điểm)

– Tốc độ viết đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng qui định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

– Viết đúng chính tả không mắc quá 5 lỗi ( 1đ) )

  • Sai 2-3 lỗi trừ 0,5 điểm.
  • Sai 4 lỗi trừ 0,75 điểm.
  • Sai 5 lỗi trừ 1 điểm.
  • Sai 6-7lỗi trừ 1,25 điểm.
  • Sai 8 lỗi trừ 1,5 điểm.
  • Sai 9 lỗi trừ 1,75 điểm

2. Tập làm văn (8 điểm)

Đề: Hãy tả một con vật mà em yêu thích.

Đảm bảo các yêu cầu sau: 8 điểm

  • Viết đúng theo yêu cầu đề bài, trình bày đầy đủ 3 phần ( Phần mở bài, Phần thân bài và phần kết bài).
  • Lời văn gãy gọn, mạch lạc, tự nhiên, giàu hành ảnh, cảm xúc, có sáng tạo.
  • Trình bày sạch sẽ, đẹp, không sai lỗi chính tả.

*** Tùy theo mức độ sai sót về nội dung, về ý, về câu, từ, chính tả, cách diễn đạt và chữ viết mà trừ điểm từ 8 0,5 điểm.

Phần mở bài: Giới thiệu được con vật mình sẽ tả. (1đ)

Phần thân bài: Tả được các bộ phận, đặc điểm nổi bật theo trình tự hợp lý, câu văn mạch lạc, đúng cấu trúc ngữ pháp, chặt chẽ, giàu hình ảnh, cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, chữ viết trình bày đẹp, sạch sẽ, đúng kiểu chữ. Câu văn có sáng tạo. (4đ)

Phần kết bài: Nêu được cảm nghĩ của người viết về con vật mình tả. (1đ)

Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản

Số câu

2

2

1

1

4

2

Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài văn. Biết vận dụng những điều đã học vào thực tế

Câu số

1, 2

3, 4

5

6

1,2,

3,4

5,6

Số

điểm

1

1

1

1

2

2

2

Kiến thức tiếng Việt

Số câu

1

1

1

1

2

2

Nắm được hoạt động du lịch là gì? Xác định được động từ, trạng ngữ chỉ thời gian. Biết đặt câu khiến.

Câu số

7

8

9

10

7, 8

9,10

Số

điểm

0,5

0,5

1

1

1

2

Tổng số câu

3

3

1

2

1

6

4

Tổng số điểm

1,5

1,5

1

2

1

3

4

>> Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022 – 2023 theo Thông tư 22 6 Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt (Có bảng ma trận, đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *