Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022 – 2023 10 Đề thi Ngữ văn 8 học kì 2 (Có ma trận, đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi Văn lớp 8 học kì 2 năm 2022 – 2023 tuyển chọn 10 đề kiểm tra cuối kì 2 có đáp án chi tiết và bảng ma trận đề thi.

Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 8 được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 8 chương trình hiện hành. Đề kiểm tra học kì 2 Văn 8 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Đồng thời đây là tư liệu hữu ích cho các thầy giáo, cô giáo và các bậc phụ huynh giúp cho con em học tập tốt hơn. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi học kì 2 môn Toán 8.

Bộ đề thi Văn lớp 8 học kì 2 năm 2022 – 2023

  • Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 8 – Đề 1
  • Đề thi cuối kì 2 Văn 8 – Đề 2

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 8 – Đề 1

Đề thi Văn lớp 8 học kì 2

Câu 1: (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.

a. Đoạn trích nằm trong văn bản nào ? Tác giả là ai ?

b. Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào ?

c. Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu:

Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Câu 2: (2,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 5-6 dòng) trình bày lợi ích của việc đi bộ đối với việc mở rộng hiểu biết thực tế. Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đoạn văn đã viết.

Câu 3: (5,0 điểm)

Câu nói của M. Go-rơ-ki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì ?

Đáp án đề thi Văn 8 học kì 2

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu

3,0

a

– Đoạn trích nằm trong văn bản Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo)

0,5 đ

– Tác giả: Nguyễn Trãi

0,5 đ

b

Nguyễn Trãi đưa ra yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng.

1 đ

c

– Kiểu câu: trần thuật

0,5 đ

– Hành động nói: trình bày

0,5 đ

2

Viết đoạn văn (khoảng 5-6 dòng)

2,0

a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, qui nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành, đúng yêu cầu về dung lượng.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: lợi ích của việc đi bộ đối với việc mở rộng hiểu biết thực tế

0,25

c. Viết đoạn văn trong đó có sử dụng cách sắp xếp trật tự từ trong câu. Có thể lựa chọn cách lập luận: Đi bộ không chỉ mang lại sức khỏe tốt cho bản thân mà còn giúp ta mở mang kiến thức. Đi bộ ngắm cảnh giúp chúng ta có góc nhìn mới, chân thực hơn về đời sống xung quanh chúng ta. Chúng ta có thể cảm nhận tiết trời trong xanh mỗi buổi sớm mai, hay đơn giản nhìn thấy rõ cỏ cây hoa lá, thiên nhiên xung quanh chúng ta đang phát triển và chân thực như thế nào. Đi bộ đưa chúng ta tới những vùng đất mới, giúp ta am hiểu văn hóa phong tục và những nét đẹp của các vùng miền.

1,0

d. Giải thích được cách sắp xếp trật tự từ trong một câu.

0,25

đ. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Chữ viết, trình bày sạch sẽ, khoa học.

0,25

3

Viết bài văn

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.

Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Sách là người bạn thân thiết của con người, giúp ta tiếp thu tri thức của nhân loại.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận

I. Mở bài

– Giới thiệu: Sách là một người bạn thân thiết của con người, giúp ta tiếp thu tri thức của nhân loại.

– Dẫn dắt câu nói của M.Go-rơ-ki: “Hãy yêu sách, nỏ là nguồn kiến thức, chi cỏ kiến thức mới là con đường sống”

II. Thân bài

1.Giải thích:

– Sách là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và là kho tàng quý báu của nhân loại.

– Sách còn là di sản văn hóa của mỗi dân tộc trên đất nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách cũng là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này

2. Đưa ra các biểu hiện:

a. Tại sao sách là con đường sống?

– Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người.

– Tất cả mọi thứ từ xa xưa, con người đều ghi lại trên thẻ tre, hòn đá hay nền đất sét. Thời nay, con người đã biết chế tạo ra giấy rồi ghi lại những thông tin mà người cổ xưa để lại và đúc kết thành một cuốn sách.

– Nhiều tác giả tài năng với những cuốn sách tuyệt vời phục vụ cho lợi ích của cộng đồng.

b. Vậy sách có tác dụng gì đối với chúng ta?

– Sách giúp con người hiểu sâu hơn về khoa học tự nhiên thông qua các loại sách khoa học; hiểu sâu hơn về tâm lí, tình cảm qua những cuốn truyện dài, ngắn hoặc tiểu thuyết; hiểu sâu hơn về cơ thể con người qua các loại sách y học;… sách âm nhạc giúp ta biết thêm về cuộc đời nghệ thuật của những người nghệ sĩ nổi tiếng trên toàn thế giới mà mình yêu thích.

– Sách còn cung cấp cho chúng ta nhiều điều mới lạ và thú vị hơn nữa qua nhiều loại sách khác nhau.

– Không những vậy, sách còn là một công cụ để gắn kết nhiều dân tộc trên thế giới, giúp dân tộc này hay công dân nước này hiểu thêm về dân tộc kia hay công dân nước kia về mặt xã hội, kinh tế, du lịch,…

3. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

– Bên cạnh đó, vẫn có những loại sách hay truyện đen, sách có nội dung không hay, thô tục như văn hoá phẩm đồi trụy, gây ảnh hưởng đến nhiều người nếu như quá tò mò về những nội dung ấy gây ra các hậu qua khó lường, tệ nạn xã hội ngày một tăng.

– Không những ham mê dọc sách mà ta còn phải khôn ngoan lựa chọn cho mình những loại sách phù hợp với lứa tuổi để tránh sa vào các tệ nạn xã hội chỉ vì tính tò mò của bản thân.

4. Liên hệ bản thân

– Mỗi chúng ta cần trau dồi bản thân nhiều hơn bằng cách đọc sách.

III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.

– Câu nói của M. Go-rơ-ki hoàn toàn đúng đắn.

– Khẳng định vai trò lớn lao của sách.

3,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Chữ viết, trình bày sạch sẽ, khoa học.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

TỔNG

Tham khảo thêm:   Top 33+ các quán ăn ngon quận 1, Sài Gòn nổi tiếng nên đến

Ma trận đề thi cuối kì 2 Văn 8

Cấp độ

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

Phần đọc – hiểu

Văn bản

Nước Đại Việt ta

Tiếng Việt

Câu trần thuật

Hành động nói

Tên văn bản, tác giả

Yếu tố để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc

Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2/3

2

2%

1/3

1

10%

1

3

30%

Phần tạo lập văn bản

Đoạn văn nghị luận xã hội

Cách viết đoạn nghị luận xác định được vai trò lựa chọn trật tự từ trong câu

Nhận biết được kiểu văn bản

Hiểu được vai trò của sách đối với cuộc sống

Cách viết bài văn nghị luận

Liên hệ bản thân

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

0,25

1

10%

0,75

3

3%

0,75

20

20%

0,25

1

10%

2

7

70%

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2,25

3

30%

1,75

4

40%

0,75

2

20%

0,25

1

10%

3

10

100%

Đề thi cuối kì 2 Văn 8 – Đề 2

Đề kiểm tra học kì 2 Văn 8

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 7

(1) Muốn sống thoải mái, trước hết con người phải khỏe mạnh thông qua việc vận động và nghỉ ngơi đúng nghĩa đầy đủ. (2) Nhiều người trẻ phung phí sức khỏe qua những cuộc vui trác táng mà không biết hậu quả tai hại của nó là gì. (3) Khi khỏe mạnh thật sự vừa về tinh thần và thể xác thì ta mới nhìn mọi sự với những khía cạnh đẹp nhất, đúng với những gì bản chất vốn có của nó. (4) Còn khi mệt mỏi, lo toan, căng thẳng đau ốm bệnh tậtthì không thể cảm nhận được một luồng gió mát, một tiếng chim hót, một cánh hoa tươi, sự rung động của những chiếc lá lay động trong làn gió nhẹ, âm thanh của một giai điệu, bản nhạc hay. (5) Những người trẻ bây giờ làm việc, ăn và ngủ ngay trên bàn làm việc chứ đâu biết tìm sự thoải mái khi nghe bài nhạc yêu thích, đi dạo trong công viên để đầu óc được thư giãn. (6) Họ nói là cần tập trung tìm sự sáng tạo trong công việc nhưng họ đâu có nhận thức được rằng chính sự thoải mái tinh thần mới làm cho bộ óc của họ trở nên lạc quan và sáng tạo hơn.

(Trích Muôn kiếp nhân sinh , Nguyên Phong, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, tr.144)

Tham khảo thêm:  

Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 : Theo tác giả, muốn sống thoải mái, trước hết con người cần gì?

Câu 3 : Xét theo mục đích nói, câu văn số (2) thuộc kiểu câu gì?

Câu 4 : Em hiểu như thế nào là “ khỏe mạnh thực sự vừa về tinh thần và thể xác

Câu 5 : Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn (4).

Câu 6 : “ […] chính sự thoải mái tinh thần mới làm cho bộ óc của họ trở nên lạc quan và sáng tạo hơn ”. Em có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao?

Câu 7 : Theo em, mỗi người cần làm gì để rèn luyện “sức khỏe tinh thần” của chính mình? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 5-7 câu).

II. LÀM VĂN (4.0 điểm)

Suy nghĩ của em về hình ảnh ông đồ trong đoạn thơ sau:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.

(Trích Ông đồ, Vũ Đình Liên, Ngữ văn 8, Tập 2, NXB Giáo dục 2014, tr 9)

………………. Hết ………………

Đáp án đề thi học kì 2 Văn 8

Phn

Câu

Yêu cu

Đim

I

Đọc hiểu

6.0

1

– HS xác định được phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

– HS không làm hoặc làm sai.

0.5

0.0

2

– Theo tác giả: “Muốn sống thoải mái, trước hết con người phải khỏe mạnh thông qua việc vận động và nghỉ ngơi đúng nghĩa, đầy đủ.”

– HS không làm hoặc làm sai.

0.5

0

3

– HS chỉ ra được: Xét theo mục đích nói, câu văn số (2) thuộc kiểu câu: Trần thuật.

– HS không làm hoặc làm sai.

0.5

0

4

– HS nêu ra được suy nghĩ, cách hiểu của mình về “ khỏe mạnh thực sự vừa về tinh thần và thể xác ”:

+ Khỏe mạnh về tinh thần: là trạng thái lạc quan, tích cực trong suy nghĩ, kiểm soát cảm xúc và hành vi ứng xử.

+ Khỏe mạnh về thể xác: là sự thoải mái và sảng khoái của cơ thể, có sức mạnh và sức đề kháng để chống chọi với bệnh tật.

+ Con người chỉ khỏe mạnh thực sự khi cơ thể dẻo dai, không bệnh tật và tinh thần vui tươi, sảng khoái, không lo âu, căng thẳng.

– Học sinh xác định được 02 ý phù hợp.

– HS xác định đúng 01 ý phù hợp.

– HS không làm hoặc làm sai.

1.0

0.75

0.5

0.0

5

– HS xác định đúng biện pháp tu từ và nêu tác dụng:

+ Liệt kê: “không thể cảm nhận được một luồng gió mát, một tiếng chim hót, một cánh hoa tươi, sự rung động của những chiếc lá lay động trong làn gió nhẹ, âm thanh của một giai điệu, bản nhạc hay”.

+ Tác dụng: Diễn tả đầy đủ, sâu sắc những hậu quả khi con người thiếu đi sức khỏe: khó có thể đánh giá sự việc một cách khách quan và cảm nhận được hết vẻ đẹp của cuộc sống; đồng thời, tạo sự liên kết chặt chẽ, gây ấn tượng đậm sâu, nhấn mạnh thái độ của tác giả về tầm quan trọng của sức khỏe.

– HS chỉ ra đúng dấu hiệu biện pháp tu từ liệt kê và nêu tác dụng nhưng không đầy đủ.

– HS chỉ ra đúng dấu hiệu biện pháp tu từ liệt kê nhưng không nêu tác dụng hoặc không chỉ ra dấu hiệu liệt kê mà chỉ nêu đúng tác dụng.

– HS không làm hoặc là sai.

1.0

0.75

0.5

0,0

6

– HS nêu lên quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình và lý giải thuyết phục.

– HS nêu được quan điểm những không lý giải được.

– HS không làm hoặc nhận xét không phù hợp.

1.0

0.5

0.0

7

– Học sinh đưa ra được những biện pháp phù hợp để rèn luyện “sức khỏe tinh thần” của chính mình, có sự lý giải phù hợp, thuyết phục và trình bày bằng một đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu). Dưới đây là một số gợi ý:

+ Cho phép bản thân được nghỉ ngơi, thư giãn;

+ Học cách mỉm cười, lạc quan, giữ tình thần vui vẻ;

+ Nói những điều tích cực với bản thân, tin tưởng vào chính mình;

+ Tạo dựng các mối quan hệ lành mạnh;

– HS viết được đoạn văn, nêu được những việc làm để rèn luyện “sức khỏe tinh thần” cho bản thân nhưng còn sơ sài.

– HS viết được đoạn văn, nêu được những việc làm để rèn luyện “sức khỏe tinh thần” cho bản thân nhưng còn sơ sài, mắc lỗi diễn đạt.

HS không làm hoặc là sai.

1.5

1.0

0.5

0.0

II

Làm văn

4.0

Hình ảnh ông đồ trong đoạn thơ

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn: Có đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thânbài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề: Hình ảnh ông đồ trong đoạn thơ

0.5

c. Triển khai vấn đề: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần nêu được cảm nhận của cá nhân vềhình ảnh ông đồ thời tàn và niềm xót thương của tác giả qua đoạn thơ. Có thể triển khai theo hướng sau:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hình ảnh ông đồ.

* Phân tích hình ảnh ông đồ trong đoạn thơ:

– Hình ảnh ông đồ thời tàn – vẻ đẹp tài hoa một thời nay chỉ còn vang bóng: Cảnh vật vẫn thế nhưng vị thế của ông đồ đã thay đổi: cô đơn, bẽ bàng, bị rơi vào quên lãng, vô tình bởi một thị hiếu đẹp đã chết, một phong tục đẹp bị bỏ quên, bởi sự vô cảm của người đời…

– Niềm xót thương, tâm trạng hoài cổ của tác giả: Hình ảnh ông đồ càng mờ dần thì niềm cảm thông, thương cảm của tác giả càng tăng lên. Đó là sự tiếc nuối những con người tài hoa và những truyền thống văn hóa của dân tộc đang dần bị lãng quên.

– Nghệ thuật thể hiện:

+ Thể thơ ngũ ngôn giàu chất tự sự;

+ Ngôn ngữ, hình ảnh thơ mộc mạc nhưng hàm súc, giàu sức gợi;

+ Giọng thơ thâm trầm, sâu lắng, mang nặng tâm tư;

+ Nghệ thuật đối, nhân hóa, tả cảnh ngụ tình;

….

* Đánh giá chung: giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ

2.5

d. Sáng to: Có cách diễn đạt mới mẻ. Lời văn có sự kết hợp miêu tả, bình luận… Sử dụng các biện pháp nghệ thuật tăng sức hấp dẫn cho sự diễn đạt.

0.5

e. Chính t, ng pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0.25

Tng đim

10.0

Tham khảo thêm:  

Lưu ý khi chấm bài:

Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm. Việc chi tiết hóa điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm.

Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.

Khuyến khích những bài viết có sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ.

…………

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Văn 8

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022 – 2023 10 Đề thi Ngữ văn 8 học kì 2 (Có ma trận, đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *