Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 10 Đề thi Giáo dục công dân lớp 7 học kì 2 (Ma trận, đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi cuối kì 2 GDCD 7 năm 2022 – 2023 tuyển chọn 10 đề kiểm tra cuối kì 2 có đáp án chi tiết và bảng ma trận đề thi.

TOP 10 Đề kiểm tra cuối kì 2 GDCD 7 được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 7. Đề kiểm tra học kì 2 GDCD 7 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Đồng thời đây là tư liệu hữu ích cho các thầy giáo, cô giáo và các bậc phụ huynh giúp cho con em học tập tốt hơn. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 2 Toán 7, bộ đề thi học kì 2 môn tiếng Anh 7.

Bộ đề thi GDCD cuối kì 2 lớp 7 năm 2022 – 2023 (Có đáp án)

  • Đề thi GDCD cuối kì 2 lớp 7 Cánh diều
  • Đề thi GDCD cuối kì 2 lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi GDCD cuối kì 2 lớp 7 Kết nối tri thức

Đề thi GDCD cuối kì 2 lớp 7 Cánh diều

Đề thi GDCD cuối kì 2 lớp 7

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Hành vi nào dưới đây là tệ nạn xã hội?

A. Trồng các loại cây có chứa chất ma túy.
B. Bán dâm, chứa chấp và môi giới mại dâm.
C. Hành nghề mê tín dị đoan (bói toán, cúng,…)
D. Xả rác thải không đúng nơi quy định.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của tệ nạn xã hội?

A. Tổn hại về sức khỏe, tinh thần, trí tuệ.
B. Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
C. Chỉ gây tổn hại về sức khỏe thể chất.
D. Suy kiệt tài chính, tan vỡ hạnh phúc.

Câu 3. Chúng ta không nên thực hiện hành động nào sau đây để tránh vấp phải tệ nạn xã hội?

A. Thử tham gia tệ nạn xã hội một lần cho biết.
B. Chủ động tìm hiểu thông tin về tệ nạn xã hội.
C. Tham gia tuyên truyền phòng tránh tệ nạn xã hội.
D. Lên án những hành vi lôi kéo, tham gia tệ nạn xã hội.

Câu 4. Bạn H là học sinh lớp 7A. H có thân hình cao lớn (do đang ở tuổi dậy thì) và gương mặt khả ái. Một lần, trên đường đi học về, một người phụ nữ lạ mặt đã chủ động bắt chuyện với H. Người phụ nữ đó ngỏ ý muốn rủ H đi chơi và hứa sẽ cho H thêm nhiều tiền tiêu xài. Trong trường hợp này, nếu là H, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Đồng ý và đề nghị rủ thêm bạn gái đi cùng.
B. Mắng chửi cho người phụ nữ một trận và bỏ đi.
C. Đồng ý và mang chuyện đi khoe với bạn bè trong lớp.
D. Từ chối và báo với cơ quan công an để có biện pháp hỗ trợ.

Câu 5. Nhân vật nào dưới đây không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Chị T lôi kéo bạn M tham gia vào đường dây mại dâm.
B. Ông T bao che cho con trai mình khi có hành vi trộm cắp.
C. Bà H tổ chức hoạt động “mua thần bán thánh” tại địa phương.
D. Tập thể lớp 7E tham gia lớp học về phòng chống tệ nạn xã hội.

Câu 6. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi lôi kéo trẻ em

A. tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh.
B. học tập theo những tấm gương tiêu biểu.
C. sử dụng các văn hoá phẩm đồi truỵ.
D. vui chơi, giải trí lành mạnh.

Câu 7. Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

A. Buôn bán ma túy.
B. Tổ chức mại dâm.
C. Đánh bài ăn tiền.
D. Xuất khẩu lao động.

Câu 8. Chúng ta cần gọi đến đường dây nóng 111 khi

A. phát hiện hành vi ngược đãi, bạo hành trẻ em.
B. cần hỗ trợ đế chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.
C. tố giác tội phạm về ma túy, cờ bạc.
D. cần hỗ trợ cấp cứu y tế.

Câu 9. Gia đình T sống ở một vùng quê còn nhiều khó khăn. Do điều kiện vệ sinh kém, môi trường ẩm thấp, nhiều muỗi, nên em trai của T bị mắc bệnh sốt xuất huyết. Thấy vậy, bà nội của T đã khuyên bố mẹ T nên mời ông K (thầy cúng) đến nhà làm lễ mong cho em của T khỏi bệnh. Nếu là T, trong trường hợp này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không quan tâm vì bố mẹ mới có quyền quyết định.
B. Đồng ý với ý kiến mời thầy cúng về làm lễ của bà nội.
C. Khuyên bố mẹ nhanh chóng đưa em tới bệnh viện chữa trị.
D. Khuyên bố mẹ không cần lo vì bệnh này không nguy hiểm.

Câu 10. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “……. là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật?

A. Gia đình.
B. Xã hội.
C. Cộng đồng.
D. Tập thể.

Câu 11. Theo quy định của pháp luật, con cháu không được phép thực hiện hành vi nào sau đây với ông bà, cha mẹ?

A. Lễ phép, kính trọng.
B. Yêu thương, hiếu thảo.
C. Chăm sóc, phụng dưỡng.
D. Ngược đãi, lăng mạ.

Câu 12. Nhân vật nào dưới đây đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình?

A. Chị T ra điều kiện chỉ chăm sóc cha mẹ nếu được hưởng thừa kế.
B. Bạn Q thường xuyên trốn học, không nghe lời ông bà, cha mẹ.
C. Bạn P chăm chỉ học tập và thường phụ giúp bố mẹ việc nhà.
D. Ông M chỉ quan tâm cháu trai, không quan tâm đến cháu gái.

Câu 13. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của gia đình đối với mỗi người?

A. Là mái ấm yêu thương.
B. Là môi trường làm việc hiệu quả.
C. Là nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách.
D. Là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên.

Câu 14. Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây nói về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

A. Anh em như thể chân tay/ rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
C. Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
D. Đời người có một gang tay/ Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.

Câu 15. Vì mưu sinh nên bố mẹ đi làm xa, do đó, từ nhỏ K đã được ông bà nội chăm sóc. Khi phát hiện K có biểu hiện ham chơi, học tập sa sút, ông bà đã nhắc nhở nhiều lần. Bố mẹ K biết chuyện, cũng thường xuyên gọi điện tâm sự, nhắc nhở K nên cố gắng học tập, nghe lời ông bà. Tuy vậy, K vẫn không thay đổi.

Tham khảo thêm:   Cách làm bánh thúi địch (bánh lá mơ) dân dã đặc sản miền Tây

Câu hỏi: Trong trường hợp trên, chủ thể nào đã vi phạm quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

A. Ông bà nội của K.
B. Bố mẹ của K.
C. Bạn K.
D. Tất cả các nhân vật đều vi phạm.

Câu 16. T và H đã hẹn nhau chủ nhật tuần này sẽ cùng đi đá bóng. Đến ngày hẹn, do có việc đột xuất, bố mẹ phải ra ngoài để giải quyết công việc, do đó, bố mẹ đã nhờ T ở nhà chăm sóc ông nội (ông T bị ốm). Trong trường hợp này, nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?

A. Từ chối vì đã hẹn với H đi đá bóng.
B. Đồng ý, đợi bố mẹ đi khỏi thì trốn đi chơi.
C. Ở nhà chăm sóc ông, xin lỗi và hẹn H dịp khác sẽ đi chơi.
D. Ở nhà nhưng tỏ thái độ giận dỗi, không thực lòng chăm sóc ông.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Trong phòng, chống tệ nạn xã hội, công dân có trách nhiệm như thế nào?

Câu 2 (2,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Nguyên nhân duy nhất dẫn đến việc học sinh vướng vào tệ nạn xã hội là do thiếu một môi trường sống lành mạnh”. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?

Câu 2 (3,0 điểm): Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. S được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ nên S cho rằng mình có quyền đương nhiên như vậy. Hằng ngày, S không phải làm việc gì trong gia đình, kể cả việc chăm sóc bản thân cũng ỷ lại vào bố mẹ. S hay đòi hỏi bố mẹ phải mua cho nhiều thứ, kể cả những thứ đắt tiền, nếu không có là S lại vùng vằng, hờn dỗi. Bố mẹ và họ hàng trong gia đình có nói gì S cũng không nghe. S cho rằng, mình là con gia đình khá giả nên mình có quyền được hưởng mọi thứ mà không phải thực hiện nghĩa vụ gì.

Câu hỏi:

a) S đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình hay chưa? Vì sao?

b) Suy nghĩ của S về việc mình chỉ có quyền mà không có nghĩa vụ trong gia đình là đúng hay sai? Vì sao?

Đáp án đề thi GDCD cuối kì 2 lớp 7

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-D

2-C

3-A

4-D

5-D

6-C

7-D

8-A

9-C

10-A

11-D

12-C

13-B

14-A

15-C

16-C

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm):

– Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tệ nạn xã hội:

+ Thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn và tuân thủ pháp luật.

+ Tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do trường, lớp và địa phương tổ chức.

+ Đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

Câu 2 (2,0 điểm):

– Không đồng tình với ý kiến trên. Vì: có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến việc học sinh mắc phải các tệ nạn xã hội. Ví dụ như:

+ Nguyên nhân khách quan: học sinh bị dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc hoặc ép buộc; thiếu sự giáo dục phù hợp, quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, yêu thương của gia đình; thiếu môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh,,….

+ Nguyên nhân chủ quan : bản thân học sinh thiếu hiểu biết; ham chơi, đua đòi; thiếu hụt kĩ năng sống,…

– Trong những nhóm nguyên nhân trên, các nguyên nhân chủ quan có vai trò quan trọng nhất, quyết định nhất dẫn đến việc học sinh mắc tệ nạn xã hội.

Câu 2 (3,0 điểm):

– Yêu cầu a) S chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Vì: bạn S luôn đòi hỏi, ỷ lại vào bố mẹ.

– Yêu cầu b) Suy nghĩ của S là sai, vì: con cái có quyền được bố mẹ yêu thương, chăm sóc nhưng cũng có nghĩa vụ cần phải giúp đỡ bố mẹ những việc phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe,…

Ma trận đề thi học kì 2 môn GDCD 7

TT

Mạch nội dung

Nội dung/chủ đề/bài

Mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Giáo dục pháp luật

Nội dung 1: Tệ nạn xã hội

2 câu

1 câu

(1đ)

1 câu

1 câu

(2đ)

1 câu

(3đ)

1 câu

Nội dung 2: Thực hiện phòng chống tệ nạn xã hội

3 câu

1 câu

1 câu

Nội dung 3: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

3 câu

2 câu

2 câu

Tổng câu

8

0

4

1

0

1

4

0

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Đề thi GDCD cuối kì 2 lớp 7 Chân trời sáng tạo

Đề thi cuối kì 2 GDCD 7

Phần I – Trắc nghiệm khách quan (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

Câu 1: Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây?

A. Đánh đạp con cái thậm tệ.
B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.
C. Phê bình học sinh trên lớp.
D. Phân biệt đối sử giữa các con.

Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không phải là bạo lực học đường?

A. Quan tâm, giúp đỡ.
B. Hành hạ.
C. Đánh đập.
D. Xúc phạm danh dự.

Câu 3. Đâu không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?

A. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.
B. Đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra.
C. Có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
D. Giúp con người có một cơ thể khỏe mạnh.

Câu 4:Một trong những nguyên tắc quản lý tiền có hiệu quả là:

A. Chi tiêu hợp lí và tiết kiệm thường xuyên.
B. Chi tiêu hợp lí, tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.
C. Chi tiêu hợp lí và tăng nguồn thu nhập.
D. Tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu .

Câu 5: Hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Vi phạm pháp luật.
C. Vi phạm quy chế.
B. Vi phạm đạo đức.
D. Tệ nạn xã hội.

Câu 6: Phương án nào sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội?

A. Sống giản dị, lành mạnh.
B. Chú trọng làm ăn kinh tế hơn giáo dục con cái.
C. Bản thân nhận thức được tác hại của tệ nạn xã hội.
D. Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.

Câu 7: Em sẽ làm gì nếu biết về một hành vi có liên quan đến tệ nạn xã hội ở khu dân cư, ở trường hoặc ở lớp ?

A. Làm ngơ, coi như không biết.
C. Phản ánh cho bố mẹ, thầy cô hoặc báo công an.
B. Tham gia cùng những hoạt động
D. Bao che, không tố giác những hành vi đó.

Câu 8: Trong một lần đi dạo trên đường, bạn A bị một đối tượng lạ mặt rủ hút ma túy. Bạn liền đồng ý với suy nghĩ rất đơn giản: “Mình cứ thử một lần cho biết chắc cũng không sao!”. Nguyên nhân nào khiến bạn A sa vào tệ nạn xã hội?

A. Thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống
C. Do ảnh hưởng của môi trường xã hội tiêu cực.
B. Ham chơi, thích hưởng thụ .
D. Do thiếu sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ.

Tham khảo thêm:   Địa lí 9 Bài 30: Thực hành So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên Soạn Địa 9 trang 112

Câu 9: Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình được thể hiện rõ nhất tại đâu?

A. Luật Hôn nhân và Gia đình.
C. Luật lao động.
B. Luật Trẻ em.
D. Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

Câu 10: Câu tục ngữ: “Anh em như thể tay chân, Anh em hòa thuận hai thân vui vầy” khuyên chúng ta điều gì?

A. Anh, em phải trung thực với nhau.
C. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau.
B. Anh, em phải lo cho nhau.
D. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.

Câu 11: Biểu hiện nào dưới đây không đúng khi nói về quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng?

A. Yêu thương, tôn trọng lẫn nhau.
B. Chung thủy với chế độ một vợ, một chồng.
C. Mặc định mọi công việc trong nhà phải là của người vợ.
D. Quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây không đúng khi nói về nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà?

A. Yêu thương, kính trọng ông bà.
B. Cảm thấy khó chịu khi sống chung với ông bà.
C. Chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.
D. Mời ông bà những món ăn ngon.

Phần II- Tự luận (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm) N và M là đôi bạn thân ngồi cùng bàn nhưng gần đây M luôn tỏ vẻ khó chịu với N vì lí do N không cho M chép bài khi làm kiểm tra. M chẳng những lên mạng xã hội đặt điều nói xấu N mà vào lớp còn rủ các bạn không chơi với N.

a. Em có nhận xét gì về hành vi của bạn M?

b. Em hãy nêu tác hại của bạo lực học đường đối với học sinh?

Câu 2 (2 điểm): Nghe một số thanh niên kể về ma túy đá, T tò mò và quyết định dùng thử để xem cảm giác thế nào. Sau nhiều lần sử dụng, T trở nên gầy gò, dáng đi xiêu vẹo, khả năng tập trung suy giảm và thường xuyên xuất hiện ảo giác, liên tục có những hành vi kích động, la hét và có lần, T đã cầm hung khí tấn công mọi người xung quanh.

a. Theo em, hành vi của bạn T là đúng hay sai? Vì sao?

b. Hãy nêu trách nhiệm của học sinh trong phòng việc chống các tệ nạn xã hội?

Câu 3 ( 3 điểm): Anh H hiện đang là giám đốc của một công ty lớn. Do có trình độ và chuyên môn tốt nên anh được đồng nghiệp rất kính nể. Trong gia đình, anh sống chung với vợ con và mẹ ruột. Mẹ của anh nay đã cao tuổi, mắc nhiều bệnh và bị lẫn. Vì không muốn cho mọi người đến chơi gặp gỡ, tiếp xúc với mẹ nên anh đã làm một cái phòng nhỏ ở dưới bếp để mẹ tiện sinh hoạt, ăn uống tại đấy.

a. Em có nhận xét gì về việc làm của anh H?

b. Trong trường hợp trên, nếu em là anh H, em có cư xử với mẹ như vậy không hay em sẽ làm gì?

c. Con cái cần có trách nhiệm, nghĩa vụ như thế nào đối với ba mẹ?

Đáp án đề thi học kì 2 GDCD 7

Phần I – Trắc nghiệm khách quan (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

A

D

B

D

B

C

A

A

D

C

B

Phần II– Tự luận (7 điểm)

Câu

Yêu cầu

Điểm

Câu 1

(2 điểm)

a. Hành vi của M là sai.

Vì: Hành vi lên mạng xã hội nói xấu và đồng thời cô lập để không ai chơi với bạn là một trong những biểu hiện của bạo lực học đường.

b. Tác hại của bạo lực học đường đối với học sinh:

– Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất cho người bị bạo lực.

– Ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh.

0.5

0.5

0.5

0.5

Câu 2

(2 điểm)

a. Hành vi của T là sai.

Vì: T đã để cho bản thân dính vào ma túy – một trong những tệ nạn của xã hội

b. Trách nhiệm của học sinh trong phòng việc chống các tệ nạn xã hội:

+ Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, xây dựng lối sống giản dị, lành mạnh.

+ Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

+ Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

+ Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà trường và địa phương.

0.5

0.5

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 3

(3 điểm)

a. Việc làm của anh H là sai.

Vì: Anh đã thực hiện không tốt nghĩa vụ, trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ.

b. Trong trường hợp trên, nếu em là anh H, em không cư xử với mẹ như vậy .

Em sẽ xây một cái phòng của bà gần phòng mình để tiện bề hỏi han, chăm sóc đồng thời dẫn bà lên phòng khách chơi mỗi khi có ai đó đến thăm.

c. Trách nhiệm, nghĩa vụ của con cái đối với ba mẹ:

+ Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ.

+ Có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ.

+ Tham gia công việc gia đình phù hợp lứa tuổi.

+ Giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình,…

0,5

0,5

0,5

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

Ma trận đề thi học kì 2 GDCD 7

TT

Mạch

nội

dung

Nội dung(Tên bài/ Chủ đề)

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng số câu

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

1. Phòng chống bạo lực học đường

C1,2

1/2 C1

1/2 C1

2,5

điểm

GIÁO DỤC KINH TẾ

2. Quản lí tiền

C3,4

0,5

điểm

2

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

1. Phòng chống tệ nạn xã hội

C5,6,7,8

1/2

C2

1/2 C2

3,0

điểm

2. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

C9,10, 11,12

1/2

C3

1/2

C3

½

C3

4,0

điểm

Tổng số câu

12

1+1/2

1

1/2

12

3

10 điểm

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

30%

70%

Tỉ lệ chung

60%

40%

100%

Đề thi GDCD cuối kì 2 lớp 7 Kết nối tri thức

Đề thi GDCD cuối kì 2 lớp 7

Phần I – Trắc nghiệm khách quan (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

Câu 1. Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là?

A. đánh đập.
B. quan tâm.
C. sẻ chia.
D. cảm thông.

Câu 2. Việc phòng, chống bạo lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

A. Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
B. Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
C. Bộ Luật Lao động năm 2020.
D. Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Câu 3. Biết cách quản lí tiền giúp chúng ta chủ động:

A. trong lao động.
B. làm những gì mình thích.
C. trong cuộc sống và có nhiều cơ hội phát triển.
D. tìm kiếm việc làm.

Câu 4. Đâu không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?

A. Giúp con người có một cơ thể khỏe mạnh.
B. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.
C. Đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra.
D. Có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.

Câu 5. Những hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là:

A. tệ nạn xã hội.
B. vi phạm đạo đức.
C. vi phạm quy chế.
D. vi phạm pháp luật.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 41 sách Chân trời sáng tạo tập 1

Câu 6. Những tệ nạn xã hội nào sau đây được coi là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/AIDS?

A. Cờ bạc, mê tín dị đoan.
B. Rượu chè, ma túy.
C. Thuốc lá, mại dâm.
D. Ma túy và mại dâm.

Câu 7: Nhân vật nào dưới đây đã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình.
B. H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói.
C. Bạn L rủ các bạn trong lớp cùng chơi cá cược bóng đá.
D. Bạn S rủ các bạn cùng lớp chơi đánh bài ăn tiền.

Câu 8: Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây?

A. Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực trên nhiều mặt đời sống xã hội.
B. Tích cực học tập, lao động tập thể sẽ giúp chúng ta tránh xa được tệ nạn xã hội.
C. Trẻ em mắc tệ nạn xã hội sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai của bản thân.
D. Ma túy và mại dâm không phải là con đường lây nhiễm căn bệnh HIV/AIDS

Câu 9. Những người gắn bó với nhau do hôn nhân, có mối quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình được gọi là gì?

A. huyết thống.
B. người thân.
C. gia đình.
D. tình yêu.

Câu 10. Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của gia đình?

A. Gia đình là tế bào của xã hội.
B. Gia đình là nơi nuôi dưỡng và giáo dục con, cháu.
C. Gia đình là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho cá nhân.
D. Gia đình là cơ quan phòng, chống tệ nạn xã hội.
D. Con cái với bố mẹ.

Câu 11. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nghiêm cấm hành vi nào dưới đây giữa con cái với cha mẹ?

A. Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ.
B. Chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ.
C. Ngược đãi và xúc phạm cha mẹ.
D. Giúp đỡ cha mẹ những công việc gia đình.

Câu 12: Bố và mẹ bất đồng trong quan điểm nuôi dạy con theo cách dạy của Nhật Bản và Việt Nam, ép con phải học theo những thứ mà bố mẹ thích. Việc làm đó nói lên điều gì?

A. Bố mẹ không tôn trọng ý kiến của con.
B. Bố mẹ không tôn trọng con.
C. Bố mẹ vi phạm pháp luật.
D. Bố mẹ không có nhận thức đúng đắn.

Phần II – Tự luận (7.0 điểm)

Câu 1 (3.0 điểm). Cho tình huống: Trường của C tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma tuý cho mọi người. Tuy nhiên, C lại cho rằng việc tuyên truyền phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của người lớn, học sinh không cần tham gia.

Vận dụng kiến thức đã học ở Bài 9 – Phòng, chống tệ nạn xã hội, em hãy cho biết:

a) Em có đồng tình với suy nghĩ của C không? Vì sao?

b) Nếu là bạn của C, em sẽ làm thể nào để giúp C hiểu được trách nhiệm của mình trong phòng, chống tệ nạn xã hội?

Câu 2 (4.0 điểm). Từ kiến thức đã học ở Bài 10 – Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình, em hãy nhận xét việc làm của nhân vật trong các tình huống dưới đây:

a) Bác Khanh là công nhân còn vợ bác làm nghề buôn bán tự do. Hai con trai bác (đang học lớp 7 và lớp 9) khi ở lớp hay gây gổ đánh nhau với các bạn, lúc ở nhà thì thường đi chơi, không giúp đỡ bố mẹ việc nhà.

b) M đang học lớp 7, trước đây bạn rất ngoan, chăm học. Gần đây, cha mẹ bạn đi làm ăn xa, M ở cùng ông bà nội. Được ông bà chiều chuộng, M bắt đầu lười học, hay bỏ học để ở nhà xem phim, quay clip đưa lên mạng,…Trong trường hợp là bạn M em khuyên bạn điều gì?

c) Từ lúc chào đời Lan đã không biết mặt bố, mẹ bị bệnh tâm thần, Lan cứ thế lớn lên trong ngôi nhà xập xệ, dột nát của bà ngoại. Ngay từ những ngày đầu đến trường, cứ hết giờ là em chạy về phụ giúp việc nhà, chăm sóc mẹ. Tuy cuộc sống nhọc nhẵn nhưng Lan chưa bao giờ có ý định bỏ học. Cô giáo chủ nhiệm của Lan cho biết: “Năm nào, Lan cũng đạt danh hiệu Học sinh Giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ. Hằng năm, nhà trường đều dành cho Lan suất học bổng, giúp Lan mua sách vở, đồ dùng học tập”.

…………..Hết………….

Đáp án đề thi GDCD cuối kì 2 lớp 7

Phần I- Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm)

Các câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn ( 3,0 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8
A A C A A D B D
Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12
C D C A

Phần I- Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1 (3.0 điểm)

Yêu cầu

Điểm

a. Nêu được quan điểm của bản thân về suy nghĩa của C:

– Không đồng tình với suy nghĩ của C.

Giải thích được lí do không đồng tình với suy nghĩa của C.

– Vì phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của tất cả mọi người bbao gồm cả người lớn và trẻ em.

– HS càng nêu cao ý thức tự giác, chủ động,bản lĩnh trước cám dỗ và tích cực tuyên truyền trong việc phòng chống tệ nạn xã hội

0.5 điểm 1.5 điểm

b. Đưa ra lời khuyên với C:

– Giải thích với C biết rằng học sinh là lứa tuổi dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội nhất bởi vì thường do thiếu hiểu biết, tâm sinh lí chưa ổn định.

– Học sinh rất cần tham gia các buổi ngoại khóa để hiểu rõ hơn về tệ nạn xã hội và cách phòng tránh, để không mắc tệ nạn xã hội và góp phần ngăn cản những hành vi có ý định vi phạm pháp luật.

1.0 điểm

Câu2 (4.0 điểm).

Yêu cầu

Điểm

a) Nhận xét việc làm của hai con trai Bác Khanh:

– Hành vi của hai anh em chưa đúng với trách nhiệm của người con trong gia đình: khi ở trường hay đánh nhau với bạn, ở nhà thường đi chơi không giúp đỡ bố mẹ việc nhà.

1.0 điểm

b) Nhận xét được việc làm của M:

– M không nên lười học, nghỉ học như vậy.

– Là bạn M em khuyên bạn không nên lười học, mải chơi mà thực hiện tốt bổn phận của con cháu: chăm ngoan, nghe lời ông bà, cha mẹ không làm điều tổn hại đến danh dự gia đình

1.0 điểm

1.0 điểm

c) Nhận xét được việc làm của Lan:

– Lan là người có tinh thần vượt khó là người biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình; Lan là một tấm gương sáng để chúng ta noi theo.

1.0 điểm

Ma trận đề thi học kì 2 môn GDCD 7

TT

Chủ đề

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tỉ lệ

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục kĩ năng sống

Phòng, chống bạo lực học đường

2 câu

2 câu

0.5

2

Giáo dục kinh tế

Quản lí tiền

2 câu

2 câu

0.5

3

Giáo dục pháp luật

Phòng, chống tệ nạn xã hội

2 câu

2 câu

1/2

Câu (2đ)

1/2

Câu (1.0đ)

4 câu

1 câu

4.0

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

3 câu

1 câu

1/2

Câu (3,0đ)

1/2

Câu (1.0đ)

4 câu

1

câu

5.0

Tổng

2,25

0,75

5,0

1/2

1/2

12

2

10 điểm

Tỉ lệ %

22,5%

57,5%

10%

10%

30%

70%

Tỉ lệ chung

80%

20%

100%

………………

Tải file tài liệu để xem thêm trọn bộ đề thi học kì 2 môn GDCD 7

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 10 Đề thi Giáo dục công dân lớp 7 học kì 2 (Ma trận, đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *