Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2023 – 2024 9 Đề thi Vật lý lớp 9 học kì 1 (Có ma trận, đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi học kì 1 môn Vật lí 9 năm 2023 – 2024 gồm 9 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi cuối kì 1 Vật lí 9 năm 2023 được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 9 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 9 đề thi cuối kì 1 Vật lí 9 năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 9, đề thi học kì 1 môn tiếng Anh 9.

TOP 9 Đề thi học kì 1 Vật lí 9 năm 2023 – 2024

  • 1. Đề thi học kì 1 môn Vật lí 9 – Đề 1
  • 2. Đề thi học kì 1 Vật lý 9 – Đề 2
  • 3. Đề thi cuối kì 1 Lý 9 – Đề 3
  • 4. Đề thi học kì 1 Lý 9 – Đề 4

1. Đề thi học kì 1 môn Vật lí 9 – Đề 1

1.1 Đề thi học kì 1 môn Vật lí 9

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Khoanh tròn vào phương án mà em cho là đúng nhất:

Câu 1: (0,5 điểm) Hệ thức nào dưới đây biểu thị định luật Ôm?

A. U=frac{I}{R}

B. I=frac{R}{U}

C.  I=frac{U}{R}

D. R=frac{U}{I}

Câu 2 : (0,5 điểm) Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối quan hệ giữa điện trở R của dây dẫn với chiều dài l, với tiết diện S và với điện trở suất ρ của vật liệu làm dây dẫn?

A. mathrm{R}=rho frac{l}{S}.

B. R=rho frac{S}{l}

C. mathrm{R}=frac{l S}{rho}.

D. mathrm{R}=frac{l}{rho S}

Câu 3 :(0,5 điểm) Dụng cụ nào dưới đây không có nam châm vĩnh cửu ?

A. La bàn.

B. Loa điện.

C. Rơle điện từ.

D. Đinamô xe đạp.

Câu 4 : (0,5 điểm) Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng nào dưới đây ?

A. Sự nhiễm từ của sắt, thép.

B. Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.

C. Khả năng giữ được từ tính lâu dài của thép.

D. Tác dụng của dòng điện lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 1. (4,0 điểm) Hai bóng đèn có hiệu điện thế định mức là U1 = 1,5V, U2 = 6V và được mắc vào mạch điện có hiệu điện thế U = 7,5V như ở sơ đồ hình 1. Tính điện trở của biến trở khi hai đèn sáng bình thường. Biết điện trở của đèn 1 là R1 = 1,5Ω, đèn 2 là R2 = 8Ω.

Câu 2. (4,0 điểm) Đặt một ống dây dẫn có trục vuông góc và cắt ngang một dây dẫn thẳng AB có dòng điện I không đổi chạy qua theo chiều như ở hình 2.

a. Dùng quy tắc nào để xác định chiều các đường sức từ trong lòng ống dây?

b. Xác định chiều đường sức từ trong lòng ống dây?

c. Dùng quy tắc nào để xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn AB.

d. Hãy cho biết chiều của lực điện từ tác dụng lên điểm M của dây dẫn AB. Hình 2.

1.2 Đáp án đề thi học kì 1 Lý 9

I. TRẮC NGHIỆM.(2 điểm).

Khoanh tròn vào phương án mà em cho là đúng nhất:

Câu 1

Chọn B

0.5 điểm

Câu 2

Chọn A

0.5 điểm

Câu 3

Chọn C

0.5 điểm

Câu 4

Chọn B

0.5 điểm

………….

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Vật lí 9

1.3 Ma trận đề thi học kì 1 Vật lí 9

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Céng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Chương I

Điện học

21 tiết

1. Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì.

2. Phát biểu được định luật Ôm đối với một đoạn mạch có điện trở.

3. Viết được công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song gồm nhiều nhất ba điện trở.

4. Nhận biết được các loại biến

5. Viết được các công thức tính công suất điện và điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch.

6. Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện mang năng lượng.

7. Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Jun – Len-xơ.

8. Nêu được tác hại của đoản mạch và tác dụng của cầu chì

9. Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. Nêu được các vật liệu khác nhau thì có điện trở suất khác nhau.

10. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy. Sử dụng được biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch

11. Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp hoặc song song với các điện trở thành phần.

12.Vận dụng được công thức R = và giải thích được các hiện tượng đơn giản liên quan tới điện trở của dây dẫn.

13.Vận dụng được định luật Jun – Len-xơ để giải thích các hiện tượng đơn giản có liên quan.

14. Vận dụng được các công thức = UI, A = t = UIt đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng

Số câu

1(2.25’)

1 (2.25’)

1(2.25’)

1(18’)

4 câu

Số điểm

Tỉ lệ %

0.5

5%

0.5

5%

0.5

5%

4.0

40%

5.5

55%

Chương II

Điện từ học

14 tiết

15. Biết được từ trường và điện trường tồn tại trong môi trường thống nhất là điện từ trường.

16. Biết vẽ các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm.

17. Vận dụng qui tắc nắm tay phải để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua khi biết chiều dòng điện và ngược lại.

18. Vận dụng được qui tắc bàn tay trái biểu diễn lực từ tác dụng lên dòng điện thẳng đặt vuông góc với đường sức từ, khi biết chiều đường sức từ và chiều dòng điện.

Số câu

1 (2.25’)

1(18’)

2 câu

Số điểm

Tỉ lệ %

0.5

5%

4.0

40%

4.5

45%

TS câu

2

1

3

6 câu

TS điểm

Tỉ lệ %

1.0

10%

0.5

5%

8.5

85%

10 câu

100%

Tham khảo thêm:  

2. Đề thi học kì 1 Vật lý 9 – Đề 2

2.1 Đề thi học kì 1 Vật lý 9

I. Trắc nghiệm:(3,0 điểm).

* Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1. Môi trường nào sau đây có từ trường ?

A. Xung quanh vật nhiễm điện

B. Xung quanh viên pin

C. Xung quanh thanh nam châm

D. Xung quanh một dây đồng.

Câu 2. Đoạn mạch gồm 2 điện trở R1, R2 mắc nối tiếp có điện trở tương đương là

A . R1– R2

B. frac{R_1+R_{_{2_{ }}}}{2}

C. R1+R2

D. frac{R_1.R_2}{R_1+R_2}

Câu 3. Chiều của đường sức từ của ống dây dẫn có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào yếu tố nào ?

A. Chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn

B. Chiều của lực từ

C. Chiều chuyển động của dây dẫn

D. Chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn và chiều của đường sức từ.

Câu 4: Nam châm vĩnh cửu có:

A. Một cực

B. Hai cực

C. Ba cực

D. Bốn cực

Câu 5: Để kiểm tra xem một dây dẫn chạy qua nhà có dòng điện hay không mà không dùng dụng cụ đo điện, ta có thể dùng dụng cụ nào dưới đây?

A. Một cục nam châm vĩnh cửu.

B. Điện tích thử.

C. Kim nam châm.

D. Điện tích đứng yên.

Câu 6. Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?

A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.

B. Khi để hai cực khác tên gần nhau.

C. Khi hai cực Nam để gần nhau.

D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau.

Câu 7. Quy tắc nào sau đây xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?

A. Quy tắc bàn tay phải.

B. Quy tắc bàn tay trái.

C. Quy tắc nắm tay phải.

D. Quy tắc nắm tay trái.

Câu 8. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về:

A. các đường sức điện.

B. các đường sức từ.

C. cường độ điện trường.

D. cảm ứng từ.

Câu 9. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 3Ω và R2 = 5Ω mắc nối tiếp nhau là:

A. 8Ω

B. 4Ω

C. 9Ω

D. 2Ω

Câu 10: Đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp là đoạn mạch không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở.

B. Đoạn mạch có những điểm nối chung chỉ của hai điện trở.

C. Dòng điện chạy qua các điện trở của đoạn mạch có cùng cường độ.

D. Đoạn mạch có những điện trở mắc liên tiếp với nhau và không có mạch rẽ.

Câu 11. Xét các dây dẫn được làm từ cùng loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn tăng gấp 3 lần và tiết diện giảm đi 3 lần thì điện trở của dây dẫn:

A. tăng gấp 3 lần.

B. tăng gấp 9 lần.

C. giảm đi 3 lần.

D. không thay đổi.

Câu 12. Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một dây dẫn. Điện trở của dây dẫn

A. càng lớn thì dòng điện qua dây dẫn càng nhỏ

B. càng nhỏ thì dòng điện qua dây dẫn càng nhỏ

C. tỉ lệ thuận với dòng điện qua dây dẫn

D. phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn

II. Tự luận: (7,0 điểm)

Câu 13. (2,0 điểm): Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun-Lenxo ? Nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công thức ?

Câu 14. (2,0 điểm): Trên một bóng đèn dây tóc có ghi 220V – 100W. Khi chúng hoạt động bình thường.

a) Tính điện trở của bóng đèn?

b)Tính điện năng tiêu thụ và tiền điện phải trả khi sử dụng dụng cụ trên trong 20 giờ, biết giá 1kWh là 1500 đồng.

Câu 15. (1,5 điểm). Tính diện trở của sợi dây dẫn bằng nikêin dài 8m có tiết diện 1mm2 . Biết điện trở suất của nikêin là 0,40. 10-6 .

Câu 16 (1,5 điểm):

Đường sức từ có chiều đi vào và đi ra từ cực nào của thanh nam châm? Hãy dùng mũi tên đánh dấu chiều các đường sức từ của thanh nam vào hình vẽ bên.

2.2 Đề thi cuối kì 1 Lý 9

I.Trắc nghiệm khách quan (4 điểm): Mỗi câu chọn đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

C

C

A

B

C

B

C

B

A

A

B

A

ii. Tự luận: (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu13

(2,0điểm)

-Định luật Jun-Lenxo: Nhiệt lượng tỏa ra trên một đoạn dây dẫn tỉ lệ điện trở của dây dẫn, với bình phương cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn.

-Biểu thức: Q= I2Rt

-Trong đó: I là cường độ dòng điện(A); R là điện trở của dây dẫn, đo bằng ôm (Ω); t là thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn, đo bằng giây(s)

1,0

0,5

0,5

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 7 năm 2022 - 2023 (Sách mới) 11 Đề thi giữa kì 2 Lịch sử Địa lý 7 (Có đáp án)

…………

2.3 Ma trận đề thi học kì 1 Lý 9

TT

Phần/

Chương/

Chủ đề/

Bài

Nội dung kiểm tra

Số lượng câu hỏi cho từng mức độ nhận thức

Tổng số câu

Nhận biết

Thông hiểu

VDT

VDC

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Chủđề1:

Điên từ

Nhận biết được công thức tính điện trở tương đương

-Phát biểu,viết hệ thức đinh luật ôm.

Nhận biết được đoạn mạch mắc nối tiếp, song song.

– Nhận biết được công suất tiêu thụ của đèn

– Tính được điện trở của

dụng cụ điện

– Tính được điện năng tiêu thụ, tiền điện

C2

13

C9.10.11.12

15

14

2

Chủđề2:

Điện từ học

Nhận biết được Môi trường nào có từ trường, số cực của nam châm vĩnh cửu, từ phổ

Xác định được chiều của đường sức từ, sự tồn tại của từ trường

-xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây

C1,3,4,5,6,

7,8

16

Tổng số câu

8

4

0,5

12

3

Tổng số điểm

2,0

2,0

1.0

2,0

2,0

1,0

3,0

7,0

Tỉ lệ %

40

30

20

10

3. Đề thi cuối kì 1 Lý 9 – Đề 3

3.1 Đề thi học kì 1 Lý 9

I. Phần trắc nghiệm: Em hãy chọn đáp án đúng và ghi vào giấy làm bài! (2 điểm)

Câu 1: Nam châm điện không được sử dụng trong thiết bị nào dưới đây?

A. Loa điện

B. Rơ le điện từ

C. Chuông báo động

D. Rơ le nhiệt

Câu 2: Công thức nào sau đây không áp dụng được cho đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song?

A. I = I1+ I2

B. R = R1+ R2

C. frac{I_1}{I_2}=frac{R_2^{_{_{ }}}}{R_1}

D. U= U1=U2.

Câu 3: Có 3 điện trở R1 = 3Ω, R2=R3=6Ω mắc như sau: R1 nối tiếp(R2 ¤ ¤ R3). Điện trở tương đương của ba điện trở này là:

A. 1,5 Ω

B. 3,6 Ω

C. 6 Ω

D. 15 Ω

Câu 4: Cho một đường sức từ có chiều như hình vẽ và một nam châm thử đặt ngay tại một điểm trên đường sức từ. Hình vẽ nào dưới đây là đúng:

II. Phần tự luận (8 điểm):

Câu 5: (2 điểm)

a) Phát biểu nội dung định luật Jun – Len xơ. Viết hệ thức của định luật, giải thích kí hiệu và nêu đơn vị của từng đại lượng trong hệ thức.

b) Khi mắc nối tiếp hai điện trở R1 và R2 vào hiệu điện thế 24V thì dòng điện qua chúng có cường độ I = 0,6A. Nếu mắc song song hai điện trở này vào hiệu điện thế 12V thì dòng điện trong mạch chính có cường độ I’ = 1,6A. Tính R1 và R2?

Câu 6: (2 điểm)

a) Nêu sự chuyển hoá năng lượng khi bếp điện, bàn là điện, động cơ điện, quạt điện hoạt động?

b) Tại sao vỏ của la bàn không thể làm bằng sắt?

Câu 7: (2 điểm)

Giữa 2 điểm AB có hiệu điện thế không đổi bằng 36V, người ta mắc song song 2 điện trở R1 = 40 , R2 = 60 .

a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và qua mạch chính.

c) Tính công suất tiêu thụ của toàn mạch.

d) Mắc thêm một bóng đèn Đ ghi (12V – 24W) nối tiếp với đoạn mạch trên. Đèn Đ có sáng bình thường không? Tại sao?

Câu 8: (2 điểm)

a) Phát biểu và cho biết quy tắc nắm tay phải dùng để làm gì?

b) Vẽ bổ sung lên hình vẽ các yếu tố còn thiếu trong các trường hợp bên.

3.2 Đáp án đề thi Vật lý lớp 9 học kì 1

I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm – Mỗi lựa chọn đúng 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4
Đáp án D B C A

2. Phần tự luận: (8 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

5

a

Nội dung

Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.

0,5

2

Hệ thức

Q = I2. R. t

0,25

Giải thích

– Q là nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn, đơn vị là Jun (J);

– I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn, đơn vị là ampe (A);

– R là điện trở của dây dẫn, đơn vị Ôm (Ω);

-t là thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn, đơn vị là giây (s).

0,25

b

begin{aligned}
&mathrm{R}_{mathrm{td}}=mathrm{R}_{1}+mathrm{R}_{2}=frac{U}{I}=40 Omega \
&mathrm{R}_{mathrm{td}}=frac{R_{1} cdot R_{2}}{R_{1}+R_{2}}=frac{U}{I^{prime}}=7,5 Omega
end{aligned}

Giải hệ pt theo R1; R2 ta được: R1 = 30; R2 = 10

Hoặc R1 = 10; R2 = 30

0,25

0,25

0,5

6

a

– Khi cho dòng điện chạy qua các thiết bị điện như bàn là, bếp điện thì điện năng làm cho các thiết bị này nóng lên. Trong những trường hợp này thì điện năng đã chuyển hoá thành nhiệt năng

0,5

2

– Khi cho dòng điện chạy qua các thiết bị điện như động cơ điện, quạt điện, thì điện năng làm cho các thiết bị này hoạt động. Trong những trường hợp này thì điện năng đã chuyển hóa thành cơ năng.

0,5

b

Vì la bàn là kim nam châm, nếu vỏ của la bàn làm bằng sắt thì kim la bàn sẽ tương tác với vỏ và hướng chỉ của nó không còn chính xác nữa.

1

3.3 Ma trận đề thi học kì 1 Lý 9

Chủ đề

Mức độ nhận thức

Tổng cộng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TNKQ

TNTL

TNKQ

TNTL

TNKQ

TNTL

TNKQ

TNTL

Ch1. Điện học

1. Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun – Len xơ

2. Viết được công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song gồm nhiều nhất ba điện trở

3. Chỉ ra sự chuyển hóa năng lượng khi các thiết bị điện hoạt động

4. Tính được điện trở tương đương của đoạn mạch gồm ít nhất 3 điện trở

5. Vận dụng kiến thức tổng hợp để làm bài tập điện.

6. Vận dụng thành thạo công thức tính điện trở tương đương trong từng trường hợp cụ thể thể giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.

Số câu hỏi

1

C2. 2

0,5

C1. 5a

0

0,5

C3. 6a

1

C4. 3

1

C5. 7

0

0,5

C6. 5b

4,5

Số điểm

0,5

1

0

1

0,5

2

0

1

6

Ch. 2

Điện từ học

7. Phát biểu qui tắc bàn tay trái.

8. Hiểu được cấu tạo của la bàn.

9. Hiểu được về từ phổ

10. Vận dụng được quy tắc bàn tay trái để xác tìm một trong ba yếu tố (chiều dòng điện, chiều đường sức từ, chiều lực điện từ)

11. Vận dụng kiến thức được học để xác định sự định hướng của kim nam châm trên một đường sức từ.

Số

câu hỏi

0

0,5

C7. 8a

1

C9. 1

0,5

C8. 6b

1

C11. 4

0,5

C10. 8b

0

0

3,5

Số điểm

0

1

0,5

1

0,5

1

0

0

4

Tổng số câu hỏi

2

2

3,5

0,5

8

Tổng số điểm

2,5

2,5

4

1

10

Tham khảo thêm:   Top 10 kem dưỡng da cho nam phổ biến, được yêu thích nhất hiện nay

4. Đề thi học kì 1 Lý 9 – Đề 4

4.1 Đề thi Lý 9 học kì 1

Câu 1. Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp là:

A. frac{1}{R_{1}}+frac{1}{R_{2}}

B. frac{R_{1} cdot R_{2}}{R_{1}+R_{2}}

C. frac{R_{1}+R_{2}}{R_{1} cdot R_{2}}

D. R_{1}+R_{2}

Câu 2. Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường?

A. Dùng ampe kế

B. Dùng vôn kế

C. Dùng áp kế.

D. Dùng kim nam châm có trục quay.

Câu 3. Dây dẫn có chiều dài l, có tiết diện S và làm bằng vật liệu có điện trở suất là ρ thì có điện trở R tính bằng công thức:

A. R=rho cdot frac{l}{s}

B. R=rho cdot frac{s}{l}

C. R=rho.l.s

D. R=s cdot frac{l}{rho}

Câu 4. Khi quạt điện hoạt động, điện năng được chuyển hóa thành :

A. Cơ năng

B. Động năng

C. Quang năng

D. Cơ năng và nhiệt năng

Câu 5. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị của công suất điện?

A. J

B. kW. h

C. W. s

D. W

Câu 6. Đoạn mạch gồm haiđiện trở R1 = 15và R2= 10 mắc song song, điện trở tương đương của đoạn mạch là:

A. R = 6

B. R = 25

C. R = 8

D. R = 10

Câu 7. Đưa hai cực của 2 thanh nam châm lại gần nhau, hiện tượng xảy ra là:

A. Cùng cực thì đẩy nhau,

B. Đẩy nhau hoặc hút nhau

C. Khác cực thì đẩy nhau

D. Không có hiện tượng gì xảy ra

Câu 8. Trong quy tắc bàn tay trái, ngón tay cái choãi ra 900,chỉ chiều của ?

A. Lực điện từ

B. Đường sức từ

C. Dòng điện

D. Của nam châm

Câu 9. Từ trường không tồn tại ở đâu?

A. Xung quanh nam châm

B. Xung quanh dòng điện

C. Xung quanh điện tích đứng yên

D. Xung quanh Trái Đất

Câu 10. Lực do dòng điện tác dụng lên kim nam châm để gần nó được gọi là

A. lực hấp dẫn

B. lực từ.

C. Lực điện

D. lực điện từ.

Câu 11. Rơle điện từ có tác dụng gì?

A. Tự động đóng ngắt mạch điện

B. Đóng mạch điện cho động cơ làm việc.

C. Ngắt mạch điện cho nam châm điện.

D. Đóng mạch điện cho nam châm điện.

Câu 12. Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết:

A. Thời gian sử dụng điện của gia đình.

B. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.

C. Công suất điện mà gia đình sử dụng.

D. Số dụng cụ và thiết bị điện đang sử dụng.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 13 (3điểm): a, Phát biểu quy tắc bàn tay trái?

b, Xác định tên từ cực trong hình a.

c, Xác định chiều dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn AB trong hình b

Câu 14(3 điểm)Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 80W và cường độ dòng điện là 2,5A.

a, Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1s.

b, Dùng bếp để đun sôi 1,5kg chất lỏng có nhiệt độ ban đầu là 200C và nhiệt độ khi sôi là 1000C, thì thời gian đun sôi chất lỏng là 20 phút. Biết hiệu suất của bếp đạt 80%. Tính nhiệt lượng cần đun sôi lượng chất lỏng trên ?

c,Tính nhiệt dung riêng của chất lỏng đó ?

Câu 15. (1 điểm) Xác định chiều của lực điện từ trong các trường hợp sau:

4.2 Đáp án đề thi học kì 1 Lý 9

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm). Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

D

D

A

D

D

A

B

A

C

B

B

B

PHẦN II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

13

(3 điểm)

a, phát biểu đúng quy tắc

b,Đầu B là cực bắc

Đầu A là cực Nam

c, Chiều dòng điện đi từ B sang A

1 đ

1 đ

1 đ

14

(3 điểm)

Tóm tắt:

cho R=80W

I=2,5A

a, t =1s. Tính Q1

b, m=1,5kg

t10=20 0C

t20=100 0C

t =20 phút=1200s

H = 80%

Tính Q2 = ?

c = ?

Giải

a, Nhiệt lượng tỏa ra trong 1s:

Q1= I2Rt = 2,52. 80. 1 = 500 (J)

b, Vì hiệu suất của bếp là 80% nên nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi chất lỏng trong 20 phút là:

begin{aligned}
&mathrm{H}=frac{mathrm{Q}_{2}}{mathrm{Q}}=80 % \
&Rightarrow mathrm{Q}_{2}=mathrm{Q} cdot 80 %=500.1200 cdot frac{80}{100}=480000(mathrm{~J})
end{aligned}

c, theo phần b ta có:

mathrm{Q}_{2}=mathrm{m} cdot mathrm{c} cdotleft(mathrm{t}_{2}{ }^{0}-mathrm{t}_{1}{ }^{0}right)=1,5 cdot mathrm{c} cdot(100-20)=480000(mathrm{~J})

– Nhiệt dung riêng của chất lỏng là:

c=frac{Q_{2}}{m cdotleft(t_{2}^{0}-t_{1}^{0}right)}=frac{480000}{1,5 cdot(105-25)}=4000(mathrm{~J} / mathrm{kg} cdot mathrm{K})

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 15

1 điểm

Hình 1: Lực từ hướng xuống

Hình 2 : Lực từ hướng từ phỉ sang trái

0,5 đ

0. 5 đ

4.3 Ma trận đề thi học kì 1 Lý 9

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1. Đoạn mạch nối tiếp- Đoạn mạch song song

Nhận biết được công thức tính R của đoạn mạch nối tiếp

Hiểu được công thức tính điện trở tương đương

Số câu

Số điểm

1

0,2

1

0,2

2. Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn.

Nhận biết được công thức tính điện trở

Số câu

Số điểm

1

0,2

3 Công suất điện

Nhận biết được đơn vị của công suất điện

Số câu

Số điểm

1

0,2

4. Điện năng- công của dòng điện

– Nhận biết được số đếm của công tư điện

Hiểu được sự chuyển hóa điện năng của quạt điện

Số câu

Số điểm

1

02,5đ

1

0,2

5. Định luật Jun-len-xơ

Vận dụng công thức tính nhiệt lượng

Q= I2Rt

Tính được nhiệt dung riêng

Số câu

Số điểm

2/3

2đ

1/3

6. Nam châm vĩnh cửu, từ trường

Nhận biết được sự tương tác giữa hai từ cực của nam châm

Nắm được cách nhận biết từ trường

Số câu

Số điểm

1

0,2

2

0,5đ

7. Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua

Vận dụng quy tắc nắm bàn tay phải xác định từ cực

Số câu

Số điểm

1/3

1 đ

8. Lực từ,Lực điện từ

Biết được ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của lực điện từ

Nhận biết được lực từ

Vận dụng quy tắc bàn tay trái xác định chiều dòng điện

Số câu

Số điểm

1

0,2

1/3

1 đ

1

0,2

4/3

2 đ

9. Ứng dụng của nam châm

Nhận biết được tác dụng của Rơle điện từ

Số câu

Số điểm

1

0,2

Tổng

. . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Mời các bạn tải File về để xem thêm đề thi học kì 1 Vật lý 9

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2023 – 2024 9 Đề thi Vật lý lớp 9 học kì 1 (Có ma trận, đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *