Đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 năm 2023 – 2024 gồm 11 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.
Đề thi cuối kì 1 Văn 9 năm 2023 được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 9 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 11 đề thi cuối kì 1 Văn 9 năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi học kì 1 Toán 9, đề thi học kì 1 môn tiếng Anh 9.
1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 9 – Đề 1
1.1 Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 9
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi.
Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm. Khi bố về cũng là lúc ngọn cỏ đã đẫm sương đêm. Cái thùng câu bao lần chà đi, xát lại bằng sắn thuyền, cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm ….Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông -đơ, cái xếp ghế bao lần thay vải nó theo bố đi xa lắm .
Bố ơi! Bố chữa làm sao đuợc lành lặn đôi bàn chân ấy…đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh…
( Tuổi Thơ im lặng – Duy Khánh)
Câu 1. Đoạn trích trên đã sử dụng phuơng thức biểu đạt chính nào?
Câu 2. Các từ: đâu đâu, tất bật, lành lặn thuộc loại từ gì?
Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu: “Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm.” thuộc kiểu câu nào? Vì sao?
Câu 4. Văn bản trên gợi cho em tình cảm gì?
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm):
Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đọan trích phần đọc hiểu, em hãy nêu những việc làm của bản thân để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ ?
Câu 2 (5.0 điểm)
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long ?
1.2 Đáp án đề thi học kì 1 Văn 9
Phần |
Câu |
Yêu cầu |
Điểm |
Đọc hiểu |
3.0 |
||
1 |
Phương thức biểu đạt : Tự sự |
0.5 |
|
2 |
Từ láy |
0.5 |
|
3 |
Câu trần thuật đơn |
0.5 |
|
Vì: Câu chỉ có một kết cấu C – V |
0.5 |
||
4 |
Thế hiện tình yêu và lòng biết ơn với người bố . |
1.0 |
|
1 |
Từ nội dung của phần đọc hiểu, em hãy nêu những việc làm của bản thân để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng một đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng. |
2.0 |
|
a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn |
0.25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần trình bày: Những việc làm thể hiện lòng biết ơn. |
0.25 |
||
c. Nội dung cần trình bày: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, dưới đây là một số gợi ý. + Hiểu và cảm nhận được sự vất vả, tần tảo của người bố trong đoạn trích. + Từ đó bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng những hành động, việc làm cụ thể. |
0.5 1.0 |
||
2 |
* Các yêu cầu: a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn : Có đầy đủ MB,TB,KB Xác định đúng vấn đề cần phân tích. |
0.5 |
|
b. Cần đảm bảo được các ý cơ bản sau + NỘI DUNG – Giới thiệu tác phẩm “Lặng lẽ Sapa” và nhận xét khái quát về nhân vật anh thanh niên. – Cách xuất hiện, hoàn cánh sống, công việc, quan niêm, thái độ đối với công việc của anh thanh niên => hoàn cảnh sống đặc biệt, yêu nghề, có quan điểm mới đúng đắn, về công việc – Những phẩm chất tốt đẹp khác: quan tâm yêu thương người khác, hiếu khách, khiêm tốn, chân thành cởi mở; có nếp sống tươi vui giản dị, ham học hỏi.. + NGHỆ THUẬT – Cách đặt tên nhân vật vô danh, cách nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, lời văn nhẹ nhàng trau chuốt, đầy chất thơ. |
0.5 1.5 1.0 1.0 |
||
c. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt d. Liên hệ anh thanh niên têu biểu cho con người mới, con người XHCN, sống có lý tưởng cao đẹp. |
0.5 |
||
Tổng điểm |
10.0 |
Lưu ý chung 1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải hợp lý. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ kể chung chung, sắp xếp ý lộn xộn. |
1.3 Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 9
Mức độ NLĐG |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Cộng |
||
I. Đọc hiểu. – Ngữ liệu: Văn bản văn học – Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: một đoạn trích |
– Phương thức biểu đạt – Nhận diện được dấu hiệu , nội dung văn bản bằng kiến thức TV, đề tài, chủ đề của VB… |
– Biết phân biệt loại từ đã được học. – Nắm được kiểu câu chia theo cấu trúc ngữ pháp. – Hiểu được nội dung của đoạn trích. |
|||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 0.5 5% |
3 2.5 25% |
4 3.0 30% |
||||
II. Tạo lập văn bản |
Viết một đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của bản thân về đề đặt ra trong đoạn trích. |
Viết một bài văn phân tích |
|||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 2.0 20% |
1 5.0 50% |
2 7.0 70% |
||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 0.5 5% |
3 2.5 25% |
1 2.0 20% |
1 5.0 50% |
6 10.0 100% |
2. Đề thi Văn cuối kì 1 lớp 9 – Đề 2
2.1 Đề thi cuối kì 1 Văn 9
I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Câu 1.( 2 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
(Ngữ văn 9 – tập I)
a. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
a. Xác định biện pháp tu từ em cho là hay nhất và giá trị của biện pháp tu từ đó.
b. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
Câu 2. (1 điểm) Giải thích nghĩa các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào:
– Ông nói sấm, bà nói chớp
– Đi thưa, về trình
II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1. ( 2 điểm)
Từ nội dung của đoạn thơ ở phần I.1, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình bà cháu. ( Từ 10 đến 12 dòng )
Câu 2. ( 5 điểm)
Em hãy đóng vai người lính chuyển bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thành một câu chuyện kể.
2.2 Đáp án đề thi học kì 1 Văn 9
Phần |
Hướng dẫn chấm |
Điểm |
|
I. ĐỌC- HIỂU ( 3,0 điểm) |
|||
I |
1a |
Tác giả: Bằng Việt Tác phẩm: Bếp lửa |
0.25 0.25 |
1b |
– Biện pháp tu từ tiêu biểu nhất được sử dụng trong đoạn thơ: điệp từ, câu hỏi tu từ, ẩn dụ. (Chọn một biện pháp) – Tác dụng của biện pháp nghệ thuật vừa nêu |
0.25 0.25 |
|
1c |
Nội dung chính của đoạn thơ: Người cháu giờ đã đi xa, đến những phương trời rộng mở với đầy đủ tiện nghi (khói trăm tàu, lửa trăm nhà) nhưng vẫn không lúc nào thôi thương nhớ về bà, về bếp lửa của bà, thương nhớ vế quê hương đất nước . |
1.0 |
|
2 |
Học sinh xác định được nghĩa của từng thành ngữ và mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại: – Ông nói sấm, bà nói chớp: mỗi người nói một đề tài không liên quan với nhau -> phương châm quan hệ – Đi thưa, về trình: phải biết thưa gửi người lớn khi đi, khi về thì phải trình -> phương châm lịch sự |
0.5 0.5 |
|
II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm) |
|||
II |
1 |
Từ nội dung của đoạn thơ ở phần 1.I, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình bà cháu. ( Từ 10 đến 12 dòng ) |
2.0 |
a. Đúng hình thức đoạn văn.(mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn) |
0.25 |
||
b. Xác định đúng nội dung trình bày trong đoạn văn. |
0.25 |
||
c. Triển khai nội dung đoạn văn hợp lý. Có thể theo các ý sau: – Tình bà cháu là một thứ tình cảm vô cùng gần gũi, thiêng liêng đối với mỗi người. – Tình cảm của bà đối với cháu: bà dạy dỗ, quan tâm, thương yêu, nhắc nhở,….(dẫn chứng) – Tình cảm của cháu đối với bà: biết ơn, thương yêu, kính trọng bà, … – Nêu nhận thức và hành động của bản thân. |
1.0 |
||
d. Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo , có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. |
0.25 |
||
e. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu |
0.25 |
||
2 |
Em hãy đóng vai người lính chuyển bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thành một câu chuyện kể. |
5.0 |
|
a. HS chọn ngôi kể phù hợp: ngôi kể thứ nhất Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài: giới thiệu được vài nét về tình đồng chí và những kỉ niệm của người lính về tình đồng chí. Thân bài: triển khai diễn biến của câu chuyện Kết bài: kết thúc câu chuyện và rút ra bài học. |
0.5 |
||
b. Xác định đúng nội dung câu chuyện: câu chuyện của người lính về cơ sở hình thành của tình đồng chí, những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí và biểu tượng đẹp về tình đồng chí. |
0.5 |
||
c. Triển khai hợp lí nội dung trình tự của câu chuyện; kết hợp tốt các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. – Xác định đúng ngôi kể chuyện: Ngôi thứ nhất |
3.0 |
||
Học sinh có thể trình bày các chi tiết theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những ý cơ bản sau: 1. Cơ sở của tình đồng chí: – Giới thiệu về làng quê của người lính: nghèo khó, xuất thân từ nông dân. – Cùng chung lí tưởng, cùng chung nhiệm vụ chiến đấu chống giặc ngoại xâm nên họ đã gặp nhau trong hàng ngũ cách mạng và trở thành đồng chí, tri kỉ của nhau. 2. Những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí: – Họ sẵn sàng gác lại tình cảm riêng: gia đình, quê hương,… vì nghĩa lớn. – Mặc dù dứt khoát ra đi nhưng trong lòng người lính vẫn không nguôi thương nhớ về gia đình, nhớ về quê nhà. – Họ cùng nhau trải qua những khó khăn, gian khổ của cuộc đời người lính: sốt rét rừng, thiếu thốn vật chất, thuốc men, thời tiết khắc nghiệt,… – Tình đồng chí, đồng đội giúp người lính vượt qua mọi khó khăn. 3. Biểu tượng đẹp của tình đồng chí: – Đêm đông, giữa cảnh rừng hoang sương muối, người lính đứng phục kích trong tư thế chủ động, họ luôn sát cánh bên nhau trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt. – Trong khung cảnh đó, người lính còn có thêm một người bạn nữa, đó là trăng. Trên trời, vầng trăng tròn đang tỏa sáng, người lính cảm nhận như trăng treo đầu súng. Hình ảnh đầu súng trăng treo mang nhiều ý nghĩa, hài hòa bổ sung cho nhau, trở thảnh biểu tượng đẹp của tình đồng chí. – Suy nghĩ về người lính trong thời kì kháng chiến và liên hệ, rút ra bài học cho bản thân. |
|||
d. Sáng tạo: trong cách kể chuyện, kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. Lời kể mạch lạc, trong sáng |
0.5 |
||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ |
0.5 |
||
Tổng điểm |
10.0 |
2.3 Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 9
Cấp độ Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng thấp |
Vận dụng cao |
Tổng |
1. Đọc hiểu văn bản |
-Nhận ra tên tác giả,tác phẩm trong đoạn trích (c1) -Chỉ ra được nét đẹp trong nội dung và nghệ thuật (c2) |
– Rút ra bài học từ đoạn trích (c4) |
|||
– Số câu: – Số điểm: |
2 2 |
1 1 |
3 3 |
||
2. Tiếng Việt |
– Phân tích đúng cách thức phát triển từ vựng tiếng Việt(c3) |
||||
– Số câu: – Số điểm: |
1 2.0 |
1 2.0 |
|||
3.Tập làm văn |
-Nghị luận về tác phẩm văn học (c5) |
||||
– Số câu: – Số điểm: |
1 5.0 |
1 5.0 |
|||
Tổng – Số câu: – Số điểm: -Tỷ lệ : % |
2 2.0 20% |
1 2.0 20% |
1 1.0 10% |
1 5.0 50% |
5 10.0 100% |
………………
Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi cuối kì 1 Văn 9 năm 2023 – 2024
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023 – 2024 11 Đề thi Văn cuối kì 1 lớp 9 (Có ma trận, đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.