Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2023 – 2024 (Sách mới) 5 Đề kiểm tra học kì 1 Hóa 11 (Có đáp án, ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2023 – 2024 bao gồm 5 đề kiểm tra khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận.

Đề thi cuối kì 1 Hóa học 11 năm 2023 bao gồm sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều và Chân trời sáng tạo được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng gồm cả tự luận kết hợp trắc nghiệm. Thông qua đề thi học kì 1 môn Hóa lớp 11 các em có thêm nhiều đề ôn luyện làm quen với kiến thức để không còn bỡ ngỡ trước khi bước vào kì thi chính thức. Đồng thời giúp giáo viên tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 5 đề thi học kì 1 Hóa học 11 năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi học kì 1 Toán 11.

1. Đề thi cuối kì 1 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo

1.1 Đề thi học kì 1 môn Hóa học 11

SỞ GDĐT ………

TRƯỜNG ………………………

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM 2023 – 2024

MÔN: HÓA HỌC LỚP 11

Thời gian làm bài ..phút

I PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Ứng dụng nào sau đây không phải của sulfur?

A. Làm nguyên liệu sản xuất sulfuric acid

B. Làm chất lưu hóa cao su

C. Khử chua đất

D. Điều chế thuốc nổ đen

Câu 2. Cho lần lượt các chất sau: FeS, Fe3O4, Fe2O3, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeSO4, Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng oxi hóa – khử là

A. 5

B. 4

C. 6

D. 7

Câu 3. Xét phản ứng quang hợp:

6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2

Chất nào trong phản ứng này thuộc loại hợp chất hữu cơ?

A. CO2.

B. H2O.

C. C6H12O6.

D. O2.

Câu 4. Tính chất vật lí nào sau đây không phải của sulfur?

A. Có tnc thấp hơn ts của nước

B. Chất rắn màu vàng

C. Không tan trong nước

D. Tan nhiều trong benzene

Câu 5. Chọn đáp án không đúng?

A. Một hợp chất quan trọng của S là sulfur acid H2SO4 trong đó sulfur có số oxi hóa +6

B. Sulfur acid H2SO4 là một trong những hóa chất cơ bản, ứng dụng rộng rãi trong sản xuất phân bón hóa học, chất tẩy rửa, sơn, chất dẻo, phẩm nhuộm, dược phẩm, hóa dầu,..

C. H2SO4 đặc có tính hút ẩm mạnh, có thể làm khô được nhiều chất khí ẩm

D. Khi pha loãng dung dịch sulfuric acid đặc, vừa rót vừa khuấy đều

Câu 6. Ứng dụng nào sau đây là của MgSO4?

A. Sử dụng làm vật liệu xây dựng, đúc tượng.

B. Ứng dụng trong sản xuất các loại giấy trắng chất lượng cao.

C. Dùng làm chất hút mồ hôi cho các vận động viên.

D. Sử dụng trong thực phẩm như làm đặc đậu phụ.

Câu 7. Cho các phản ứng hóa học sau:

A. S + O2 SO2.

B. S + 3F2 SF6.

C. S + Hg HgS.

D. S + 6HNO3 (đặc) H2SO4 + 6NO2 + 2H2O.

Trong các phản ứng trên, số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

Câu 8. Nhóm chức là…… gây ra những phản ứng đặc trưng của phân tử hợp chất hữu cơ. Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong phát biểu trên là

A. nguyên tử.

B. phân tử.

C. nhóm nguyên tử.

D. nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử.

Câu 9. Hình ảnh dưới đây mô tả phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ nào?

A. Phương pháp chiết

B. Phương pháp chưng cất

C. Phương pháp kết tinh

D. Phương pháp sắc kí

Câu 10. Khí SO2 (sinh ra từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, quặng sulfide) là một trong những chất gây ô nhiễm môi trường, do đó khí SO2 trong không khí sinh ra

A. hiện tượng nhà kính

B. mưa acid

C. lỗ thủng tầng ozon

D. nước thải gây ung thư

Câu 11. Chưng cất gồm bao nhiêu giai đoạn?

A. 1 giai đoạn: thay đổi điều kiện hòa tan

B. 2 giai đoạn: bay hơi và ngưng tụ

C. 3 giai đoạn: đun nóng, bay hơi, ngưng tụ

D. 4 giai đoạn: hòa tan, lọc nóng, để nguội, lọc chất kết tinh

Câu 12. Công thức phân tử của hợp chất hữu cơ cho biết

A. trạng thái tồn tại và màu sắc hợp nhất

B. tính chất hóa học đặc trưng

C. các giá trị m/z của phổ MS

D. thành phần nguyên tố có trong phân tử

Câu 13. Công thức đơn giản nhất còn gọi là

công thức phân tử

công thức nguyên tố

công thức thực nghiệm

công thức hóa học

Câu 14.  Kết quả phổ MS của một hợp chất hữu cơ được biểu diễn dưới dạng bảng như sau:

m/z

Cường độ tương đối

58

62

43

100

15

22

Phân tử khối của hợp chất hữu cơ đó bằng bao nhiêu?

A. 58

B. 43

C. 15

D. 62

Câu 15. Đồng phân là những chất

A. có tính chất hóa học giống nhau

B. có khối lượng phân tử bằng nhau

C. có cùng công thức phân tử nhưng có công thức cấu tạo khác nhau

D. có cùng thành phần nguyên tố

Câu 16. Hợp chất nào sau đây là đồng đẳng của acetic acid CH3COOH?

A. HCOOH

B. CH3COOCH3

C. HOCH2COOH

D. HOOC-COOH

Câu 17. Cho các phát biểu:

(a) Công thức phân tử cho biết thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.

(b) Công thức đơn giản cho biết tỉ lệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử hợp chất hữu cơ.

(c) C2H6O có hai đồng phân cấu tạo.

(d) CH4, C2H6, C4H10 cùng một dãy đồng đẳng.

(e) Đồng phân là các chất có cùng khối lượng phân tử.

Số phát biểu đúng là

A. 3

B. 4

C. 2

D. 1

Câu 18. Công thức phân tử của hợp chất X có công thức cấu tạo dạng khung phân tử như sau là

A. C4H10O

B. C5H8O

C. C5H10O

D. C4H8O

Câu 19. Sự thay đổi trật tự liên kết dẫn đến kết quả gì?

A. Tạo ra hợp chất khác

B. Không có sự thay đổi

C. Thay đổi hóa trị carbon

D. Tạo thêm tính chất hóa học mới

Câu 20. Trong điều kiện thích hợp, có thể xảy ra các phản ứng sau?

1. H2SO4 + C 2SO2 + CO2 + 2H2O

2. H2SO4 + Fe(OH)2 FeSO4 + 2H2O

3. 4H2SO4 + 2FeO Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

4. 6H2SO4 + 2Fe Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Trong các phản ứng trên, khi dung dịch H2SO4 là dung dịch loãng thì phản ứng nào có thể xảy ra?

A. (1)

B. (2)

C. (3)

D.(4)

Câu 21. Để trừ nấm thực vật, người ta dùng dung dịch CuSO4 0,8%. Lượng dung dịch CuSO4 0,8% pha chế được từ 60 gam CuSO4.5H2O là

A. 4 700 gam

B. 4 500 gam

C. 4 800 gam

D.4 600 gam

Câu 22. Nhân xét nào dưới đây về đặc điểm chung của các chất hữu cơ không đúng?

A. Liên kết hoá học chủ yếu trong các phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị.

B. Các hợp chất hữu cơ thường khó bay hơi, bền với nhiệt và khó cháy.

C. Các hợp chất hữu cơ thường không tan hoặc ít tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.

D. Các phản ứng hoá học của hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau tạo ra một hỗn hợp các sản phẩm.

Câu 23. Các chất hữu cơ thường có đặc điểm chung là

A. khả năng phản ứng chậm và không theo một hướng xác định

B. khó bị phân hủy dưới tác dụng nhiệt

C. có nhiệt độ nóng chảy cao

D. phân tử luôn có nguyên tố C, H, O

Câu 24. Phổ hồng ngoại dưới đây tương ứng với nhóm chức nào?

A. Ketone

B. Carboxylic acid

C. Amine

Alcohol

Câu 25. Chọn phát biểu sai khi nói về phương pháp chưng chất

A.Là phương pháp tách và tinh chế quan trọng đối với các chất lỏng.

B. Thành phần các chất khi bay hơi khác với thành phần của chúng trong dung dịch.

C. Chất nào có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ chuyển thành hơi muộn hơn và ít hơn.

D. Trong bộ dụng cụ dùng để chưng chất chất lỏng trong phòng thí nghiệm có ống sinh hàn

Câu 26. Dùng phương pháp sắc kí để tách A và B, A ra khỏi cột trước, B ra sau. Phát biểu nào sau đây đúng?

Tham khảo thêm:   Bài thuyết trình Ngày hội đọc sách 2023 Bài diễn thuyết ngày sách Việt Nam 21/4

A. A và B có cùng khả năng được hấp phụ.

B. A và B có cùng khả năng hòa tan.

C. A được hấp phụ mạnh trên bề mặt pha tĩnh hơn B.

D. A hòa tan tốt trong dung môi hơn B.

Câu 27. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2Cl và có tỉ khối hơi so với helium bằng 24,75 (MHe = 4). Công thức phân tử của X là

A. CH2Cl

B. C2H4Cl2

C. C3H9Cl3

D. C2H6Cl

Câu 28. Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử là C5H10Oz. Biết %H trong A là 9,8%. vậy %O trong A là bao nhiêu?

A.17,14%

B. 45,71%

C. 31,37%

D. 58,82%

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu1. (1 điểm) Dùng 300 tấn quặng pyrite (FeS2) có lẫn 20% tạp chất để sản xuất sulfuric acid H2SO4 có nồng độ 98%. Biết rằng hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng sulfuric acid H2SO4 98% thu được là bao nhiêu?

Câu 2. (1 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 9,0 gam hợp chất hữu cơ A (chứa C, H, O) thu được 7,437 lít CO2 (đkc) và 5,4 gam H2O.

a. Tính thành phần phần trăm của các nguyên tố trong A.

b. Lập công thức đơn giản nhất của A.

Câu 3 (1 điểm) Các chất hữu cơ eugenol, chavibetol và methyl eugenol được thấy trong thành phần của nhiều loại tinh dầu. Eugenol và isoeugenol là nguyên liệu quan trọng dùng sản xuất vanillin (chất tạo hương cho thực phẩm); chavibetol có tác dụng sát khuẩn, kháng oxi hoá; methyl eugenol là chất có tác dụng dẫn dụ côn trùng. Sử dụng methyl eugenol có thể “lôi kéo” một số loại côn trùng có hại tập trung lại một khu vực rồi tiêu diệt để bảo vệ mùa màng. Eugenol, chavibetol và methyl eugenol có công thức cấu tạo như sau:

a. Chất nào trong số các chất trên là đồng phân của nhau? Chúng thuộc loại đồng phân gì (đồng phân nhóm chức, đồng phân vị trí nhóm chức hay đồng phân mạch carbon)?

b. Eugenol và methyl eugenol có thuộc cùng dãy đồng đẳng không? Vì sao?

1.2 Đáp án đề thi học kì 1 môn Hóa học 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Hiện tài liệu chưa có đáp án trắc nghiệm, Wikihoc.com sẽ cập nhật sớm nhất

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1

Quặng pirit có 20 % tạp chất Rightarrow chứa 80 % mathrm{FeS}_2.

m_{F e S 2}=m_{text {quặng }} cdot 80 %=300 cdot 80 %=240 tấn.

n_{mathrm{FeS} 2}=240 / 120=2 (tấn mol)

Bảo toàn mathrm{S}: mathrm{FeS}_2 rightarrow 2 mathrm{H}_2 mathrm{SO}_4

Lý thuyết: 2 rightarrow 4 (tấn mol)

Rightarrow mathrm{m}_{mathrm{H} 2 mathrm{SO} 4 text { (lý thuyết) }}=4.98=392 tấn

Rightarrow mathrm{m}_{mathrm{dd} text { H2SO4 (lý thuyết) }}=392 / 98.100=400 tấn

Do mathrm{H}=90 % Rightarrow mathrm{m}_{mathrm{H} 2 mathrm{SO} 4 text { (thực tế) }}=400.90 %=360 tấn.

Chú ý:

“Tấn mol” thực ra là đơn vị ta quy ước cho dễ tính toán chứ không phải đơn vị có thật.

Quy ước: 1 tấn mathrm{mol}=10^6 mathrm{~mol}

Câu 2

Đốt cháy A chỉ thu được C O_2 và H_2 O nên A chứa C, H và có thể có O

Bảo toàn nguyên tố C, H

begin{gathered}
n_{C(A)}=n_{C_{C_2}}=0,3 mathrm{~mol} \
n_{H(A)}=2 n_{H_2 O}=0,6 mathrm{~mol}
end{gathered}

Ta có:

begin{aligned}
& m_O=m_A-m_C-m_H=9-0,3.12-0,6.1=4,8 mathrm{gam} \
& rightarrow quad n_O=frac{4,8}{16}=0,3 mathrm{~mol}
end{aligned}

Thành phần phần trăm các nguyên tố trong A là:

begin{aligned}
% C & =frac{0,3.12}{9} cdot 100 %=40 % \
% H & =frac{0,6.1}{9} cdot 100 %=6,67 % \
% O & =frac{4,8}{9} cdot 100 %=53,33 %
end{aligned}

b.

Ta có: n_C: n_H: n_O=0,3: 0,6: 0,3=1: 2: 1

Công thức đơn giản nhất của A là:mathrm{CH}_2 mathrm{O}

Câu 3

a, Eugenol và Chavibetol là đồng phân của nhau. Thuộc dạng đồng phân vị trí nhóm chức.

b, Eugenol và methyl eugenol thuộc cùng dãy đồng đẳng vì methyl eugenol hơn eugenol 1 nhóm -CH2

1.3 Ma trận đề thi học kì 1 môn Hóa 11

CHỦ ĐỀ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Nitrogen và sulfur

Bài 6. Sulfur và sulfur dioxide

2

2

4

0

Bài 7. Sulfuric acid và muối sulfate

2

3

1

5

1

2,25đ

Đại cương về hóa học hữu cơ

Bài 8. Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

2

3

5

0

1,25đ

Bài 9. Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ

2

2

3

0

0,75đ

Bài 10. Công thức phân tử học chất hữu cơ

2

3

1

5

1

2,25đ

Bài 11. Cấu tạo hóa học của hợp chất hữu cơ

2

3

1

6

1

2,5đ

Tổng số câu TN/TL

12

0

16

0

0

2

0

1

28

3

10 điểm

Điểm số

Tổng số điểm

3 điểm

30%

4 điểm

40%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: HÓA HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Đơn vị kiến thức

Mức độ, yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

TN

TL

TN

Nitrogen và sulfur

Bài 6. Sulfur và sulfur dioxide

Nhận biết:

– Nêu được trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí, ứng dụng của nguyên tố lưu huỳnh.

2

Câu 1

Câu 4

Thông hiểu:

– Trình bày được cấu tạo, tính chất hóa học cơ bản và ứng dụng của sulfur đơn chất và sulfur dioxide

– Trình bày được sự hình thành sulfur dioxide do tác động của con người, tự nhiên, tác hại của sulfur dioxide và một số biện pháp làm giảm thiểu lượng sulfur dioxide thải vào không khí

1

1

Câu 7

Câu 10

Bài 7. Sulfuric acid và muối sulfate

Nhận biết:

– Nêu được tính chất vật lí, cách bảo quản, sử dụng và nguyên tắc xử lí sơ bộ khi bỏng acid

– Nêu được ứng dụng của một số muối sulfate quan trọng và nhận biết được ion S trong dung dịch bằng ion Ba2+

1

1

Câu 5

Câu 6

Thông hiểu:

– Trình bày được tính chất hóa học của dung dịch sulfuric acid

3

Câu 20

Câu 2

Câu 21

Vận dụng:

– Vận dụng kiến thức về sulfuric acid

và muối sulfate để giải quyết bài tập liên quan.

1

Câu 1

Đại cương về hóa học hữu cơ

Bài 8. Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

Nhận biết:

– Nêu được khái niệm chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

– Nêu được khái niệm nhóm chức và một số loại nhóm chức cơ bản

1

1

Câu 3

Câu 8

Thông hiểu:

– Phân loại được hợp chất hữu cơ, trình bày đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ

– Sử dụng được bảng tín hiệu phổ hồng ngoại (IR) để xác định một số nhóm chức cơ bản

2

1

Câu 22

Câu 23

Câu 24

Bài 9. Phương pháp tách biệt và tính chế hợp chất hữu cơ

Nhận biết:

– Nhận biết được các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ

2

Câu 9

Câu 11

Thông hiểu:

– Trình bày được nguyên tắc cách thức tiến hành các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.

2

Câu 25

Câu 26

Bài 10. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Nhận biết:

– Nêu được khái niệm về công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ.

2

Câu 12

Câu 13

Thông hiểu:

– Sử dụng được kết quả phổ khối lượng (MS) để xác định phân tử khối của hợp chất hữu cơ

– Lập được công thức phân tử hợp chất hữu cơ từ dữ liệu phân tích nguyên tố và phân tử khối

1

2

Câu 14

Câu 27

Câu 28

Vận dụng:

– Vận dụng tính thành phần phần trăm của các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, lập công thức đơn giản nhất.

1

Câu 2

Bài 11. Cấu tạo hóa học của hợp chất hữu cơ

Nhận biết:

– Nêu được khái niệm chất đồng đẳng và dãy đồng đẳng; chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể của các hợp chất hữu cơ

2

Câu 15

Câu 16

Thông hiểu:

– Trình bày được nội dung thuyết cấu tạo hóa học trong hóa học hữu cơ

– Xác định được công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ đơn giản (công thức cấu tạo đầy đủ, công thức cấu tạo thu gọn)

1

2

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Vận dụng cao:

– Vận dụng kiến thức về đồng đẳng, đồng phân để giải bài tập

1

Câu 3

2. Đề thi cuối kì 1 Hóa học 11 Cánh diều

2.1 Đề thi cuối kì 1 Hóa học 11

SỞ GDĐT ………

TRƯỜNG ………………………

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM 2023 – 2024

MÔN: HÓA HỌC LỚP 11

Thời gian làm bài ..phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Nguyên tố Sulfur có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của Sulfur trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

A. chu kì 3, nhóm VIA.

B. chu kì 5, nhóm VIA.

C. chu kì 3, nhóm IVA.

D. chu kì 5, nhóm IVA.

Câu 2. Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ?

A. Nhất thiết phải có carbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P…

B. Gồm có C, H và các nguyên tố khác.

C.Bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

D. Thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P.

Câu 3. Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các kim loại thuộc dãy nào sau đây?

A. Cu, Na.

B.Ag, Zn.

C. Mg, Al.

D.Au, Pt.

Câu 4. Phát biểu nào không đúng khi nói về khả năng phản ứng của sulfur?

A. Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hóa.

B.Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa

C. Hg phản ứng với S ngay ở nhiệt độ thường.

D. S vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.

Câu 5. Công thức phân tử của sulfuric acid là

A.H2SO4

B. H2S

C. H2SO3

D. HS

Câu 6. Muối sulfate là hợp chất có chứa ion nào?

A. HS

B. HSO4

C. SO4

D. SO42-

Câu 7. SO2 là một khí độc được thải ra từ các vùng công nghiệp, là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nào dưới đây?

Tham khảo thêm:   Chính tả bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo trang 145 Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 - Tuần 15

A. Mưa acid.

B. Hiệu ứng nhà kính.

C. Hiệu ứng domino.

D. Sương mù.

Câu 8. Nhóm chức trong hợp chất hữu cơ là gì?

Nhóm chức là nguyên tử hay nhóm nguyên tử gây ra những tính chất hoá học đặc trưng của A. hợp chất hữu cơ.

B.Nhóm chức là nhóm nguyên tử gây ra những tính chất hoá học đặc trưng của hợp chất hữu cơ.

C.Nhóm chức là nguyên tử gây ra những tính chất hoá học đặc trưng của hợp chất hữu cơ.

D. Nhóm chức là nguyên tử hay nhóm nguyên tử gây ra những tính chất vật lí và tính chất hoá học đặc trưng của hợp chất hữu cơ.

Câu 9. Bộ dụng cụ như hình vẽ mô tả cho phương pháp tách chất nào?

A. Chiết

B.Chưng cất

C. Kết tinh

D. Sắc kí

Câu 10. Cho các phản ứng sinh ra khí SO2:

(1) 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2

(2) S + O2 SO2

(3) Cu + 2H2SO4 CuSO4 + SO2 + 2H2O

(4) Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

Các phản ứng được dùng để điều chế khí SO2 trong công nghiệp là:

A. (1) và (2).

B.(2) và (3).

C. (2) và (4).

D. (1), (2) và (3).

Câu 11. Phương pháp chiết dùng để tách biệt các chất:

A. Có nhiệt độ sôi khác nhau.

B.Có nguyên tử khối khác nhau.

C. Có độ tan khác nhau.

D. Có khối lượng riêng khác nhau.

Câu 12. Phát biểu nào sau được dùng để định nghĩa công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ?

A. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.

B.Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.

C. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố trong phân tử.

D. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử.

Câu 13.Chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O. Công thức phân tử là:

A. C2H4O

B. C2H4O2

C. C3H6O2

D. C3H6O

Câu 14.Một hydrocarbon X ở thể khí có tỉ khối hơi so với hydrogen là 15. Công thức phân tử của X là:

A. C2H6

B.CH4

C. C2H4

D. C2H2

Câu 15. Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết có liên kết đơn?

A. C2H4

B. C2H2

C C6H6

D. C2H6.

Câu 16. Định nghĩa đồng đẳng nào sau đây là đúng?

A. Những chất đồng đẳng là những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau.

B. Những chất đồng đẳng là những đơn chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau.

C. Những chất đồng đẳng là những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một nhóm CH2nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau.

D. Những chất đồng đẳng là những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hóa học khác nhau.

Câu 17. Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C2H4Cl2 là

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4.

Câu 18. Vitamin A có công thức phân tử là C20H30O, có chứa 1 vòng 6 cạnh và không có chứa liên kết ba. Số liên kết đôi trong phân tử vitamin A là

A. 7

B.6

C. 5

D. 4.

Câu 19. Cho các chất: C6H5OH (X); C6H5CH2OH (Y); HOC6H4OH (Z); C6H5CH2CH2OH (T). Các chất đồng đẳng của nhau là:

  1. Y, T.
  2. X, Z, T.
  3. X, Z.
  4. Y, Z.

Câu 20. Sulfuric acid loãng tác dụng với Fe tạo thành sản phẩm:

A. Fe2(SO4)3và H2.

B. FeSO4và H2.

C. FeSO4và SO2.

D. Fe2(SO4)3và SO2.

Câu 21. Các khí sinh ra trong thí nghiệm phản ứng của sucrose (C12H22O11) với dung dịch H2SO4 đặc bao gồm:

A. H2S và CO2.

B. H2S và SO2.

C. SO3và CO2.

D. SO2và CO2.

Câu 22. Cặp chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hydrocarbon?

CA. 2H4và C4H8O.

B. C2H4và C2H2.

C. C2H4và C3H4.

D. C2H4O và C3H6O

Câu 23. Dựa vào nhóm chức, xác định chất nào sau đây là aldehyde?

A. C2H5OH.

B. CH3COOH.

C. CH3CHO.

D. HCOOCH3.

Câu 24. Số sóng (cm-1) hấp thụ đặc trưng trên phổ hồng ngoại (IR) của nhóm ketone là

A. 3500 – 3200.

B. 1715 – 1666.

C. 1760 – 1690.

D. 1750 – 1715.

Câu 25. ếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước?

A. Lọc.

B. Dùng máy li tâm.

C. Chiết.

D. Cô cạn.

Câu 26. Nấu rượu uống đã ứng dụng phương pháp tách biệt và tinh chế nào?

A. Chiết

B.Chưng cất

C.Kết tinh

D.Sắc kí

Câu 27. Hợp chất Z có công thức đơn giản nhất là CH2Cl và có tỉ khối hơi so với helium bằng 24,75. Công thức phân tử của Z là

A. CH2Cl.

B. C2H4Cl2.

C. C2H6Cl.

D. C3H9Cl3.

Câu 28. Hai hợp chất A có công thức thực nghiệm là CH2O. Phổ MS cho thấy A có các tín hiệu sau:

m/z

Cường độ tương đối (%)

31

100

59

50

90

16

Biết mảnh [M+] có giá trị m/z lớn nhất. Công thức phân tử của A là

A. CH4O

B.C2H4O2

C. C3H6O3

D. C4H8O4

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Phân tích nguyên tố 1 hợp chất hữu cơ A cho kết quả : 70,97% C, 10,15% H còn lại là O. Cho biết khối lượng mol phân tử của A là 340 g/mol. Xác định công thức phân tử của A. Hãy giải bài tập trên bằng 2 cách dưới đây

a)Qua công thức đơn giản nhất?

b)Không qua công thức đơn giản nhất ?

Câu2. (1 điểm) Cho 4,8g Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được V lít khí SO2 duy nhất (ở đktc).

a.Tính V.

b. Sục lượng SO2 thu được ở trên vào 200ml dung dịch NaOH 1M. Cho biết muối nào được tạo thành? Tính nồng độ mol muối thu được.

Câu 3 (1 điểm) Hãy giải thích tại sao phản ứng hữu cơ thường xảy ra theo nhiều hướng và tạo nhiều sản phẩm?

2.2 Đáp án đề thi học kì 1 Hóa học 11

I. Trắc nghiệm

Hiện chưa có đáp án trắc nghiệm

II. Tự luận

Câu 1

% O=100-(70,97+10,15)=18,88 %; Đặt công thức tổng quát của mathrm{A}: C_x H_y O_z

Ta có

begin{aligned}
x: y: z & =frac{70,97}{12}: frac{10,15}{1}: frac{18,88}{16} \
& =5,914: 10,15: 1,18=5: 9: 1
end{aligned}

Công thức đơn giản nhất của mathrm{A}:left(C_5 H_9 Oright)_n.

Ta có M_A=340 Rightarrow n=4

CTPT của A: mathrm{C}_{20} mathrm{H}_{36} mathrm{O}_4

Câu 2

Giải thích các bước giải:

a. Mg + 2 H2SO4 → SO2 + MgSO4 + 2 H2O

n Mg = 4,8 : 24 = 0,2 mol

Suy ra n SO2 = n Mg = 0,2 mol

V SO2 = 22,4 x 0,2 = 4,48 lít

b. n SO2 = n NaOH = 0,2 mol

Suy ra SO2 tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1:1

Sản phẩm là NaHSO3

NaOH + SO2 → NaHSO3

n NaHSO3 = n NaOH = n SO2 = 0,2 mol

CM muối = 0,2 : 0,2 = 1 (mol/lít)

Câu 3

Phản ứng hữu cơ thường xảy ra theo nhiều hướng và tạo nhiều sản phẩm do trong phân tử hợp chất hữu cơ có nhiều nhóm cấu trúc tương tự, có khả năng phản ứng tương tự.

Ví dụ: Phân tử methane có bốn liên kết C–H tương tự, nên có thể thế lần lượt các nhóm này (bằng chlorine chẳng hạn) tạo nhiều sản phẩm gồm CH3 Cl, CH2 Cl2 , CHCl3 và CCl4 .

2.3 Ma trận đề thi học kì 1 Hóa học 11

CHỦ ĐỀ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Nitrogen và sulfur

Bài 6. Sulfur và sulfur dioxide

2

2

4

0

Bài 7. Sulfuric acid và muối sulfate

2

3

1

5

1

2,25đ

Đại cương về hóa học hữu cơ

Bài 8. Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

2

3

1

5

1

2,25đ

Bài 9. Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ

2

2

3

0

0,75đ

Bài 10. Công thức phân tử học chất hữu cơ

1

4

1

5

1

2,25đ

Bài 11. Cấu tạo hóa học của hợp chất hữu cơ

2

3

6

0

1,5đ

Tổng số câu TN/TL

12

0

16

0

0

2

0

1

28

3

10 điểm

Điểm số

Tổng số điểm

3 điểm

30%

4 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: HÓA HỌC 11 – CÁNH DIỀU

Nội dung

Đơn vị kiến thức

Mức độ, yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

TN

TL

TN

Nitrogen và Sulfur

Bài 6. Sufur và sulfur dioxide

Nhận biết:

– Nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố sufur.

– Trình bày được tính chất hóa học của sulfur đơn chất.

1

1

Câu 1

Câu 4

Thông hiểu:

– Trình bày được tác hại của sulfur dioxide.

– Trình bày được phản ứng điều chế khí SO2 trong công nghiệp.

1

1

Câu 7

Câu 10

Bài 7. Sulfuric acid và muối sulfate

Nhận biết:

– Nêu được công thức của sulfuric acid.

– Nhận biết muối sulfate.

1

1

Câu 5

Câu 6

Thông hiểu:

– Trình được tính chất hóa học của H­SO4

– Thực hiện được một số thí nghiệm chứng minh tính chất oxi hóa mạnh và tính háo nước của H2SO4

2

1

Câu 20

Câu 3

Câu 21

Vận dụng:

– Vận dụng kiến thức về sulfuric acid và muối sulfate để giải quyết vấn đề.

1

Câu 1

Đại cương về hóa học hữu cơ

Bài 8. Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

Nhận biết:

– Nêu thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.

– Nêu khái niệm nhóm chức.

1

1

Câu 2

Câu 8

Thông hiểu:

– Phân loại được hợp chất hữu cơ

– Sử dụng được bảng tín hiệu phổ hồng ngoại (IR) để xác định một số nhóm chức đơn giản.

2

1

Câu 22

Câu 23

Câu 24

Vận dụng cao:

– Giải thích được chiều hướng phản ứng của các hợp chất hữu cơ.

1

Câu 3

Bài 9. Phương pháp tách biệt và tính chế hợp chất hữu cơ

Nhận biết:

– Nhận biết được các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.

2

Câu 9

Câu 11

Thông hiểu:

– Trình bày được nguyên tắc cách thức tiến hành các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.

2

Câu 25

Câu 26

Bài 10. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Nhận biết:

– Nêu được khái niệm về công thức phân tử hợp chất hữu cơ.

1

Câu 12

Thông hiểu:

– Lập được công thức phân tử hợp chất hữu cơ.

– Sử dụng được kết quả phổ khối lượng (MS) để xác định phân tử khối của hợp chất hữu cơ.

3

1

Câu 13

Câu 14

Câu 27

Câu 28

Vận dụng:

– Lập được công thức phân tử hợp chất hữu cơ từ dữ liệu phân tích nguyên tố và phân tử khối

1

Câu 1

Bài 11. Cấu tạo hóa học của hợp chất hữu cơ

Nhận biết:

– Nhận biết được các liên kết trong phân tử.

– Nêu được định nghĩa đồng đẳng

1

1

Câu 15

Câu 16

Thông hiểu:

– Xác định được công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ đơn giản.

– Viết được các chất đồng đẳng, đồng phân.

2

1

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn 10 cách làm cây thông Noel độc đáo mùa Giáng Sinh

3. Đề thi cuối kì 1 Hóa học 11 Kết nối tri thức

3.1 Đề kiểm tra học kì 1 Hóa học 11

SỞ GDĐT ………

TRƯỜNG ………………………

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM 2023 – 2024

MÔN: HÓA HỌC LỚP 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch?

A. N2 + 3H2 ⇌ 2NH3.

B. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

C. 2H2 + O2 ⟶ 2H2O.

D. 2KClO3 → 2KCl + 3O2.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây về một phản ứng thuận nghịch tại trạng thái cân bằng là đúng?

A. Tốc độ của phản ứng thuận lớn hơn tốc độ của phản ứng nghịch.

B. Nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng là không đổi.

C. Nồng độ mol của chất phản ứng luôn bằng nồng độ mol của chất sản phẩm.

D. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch đều dừng lại.

Câu 3. Trong các chất sau, chất không điện li là

A. KHCO3.

B. HCl.

C. KOH.

D. CH4.

Câu 4. Một dung dịch có nồng độ H+ bằng 0,01M thì pH và [OH]của dung dịch này là

A. pH = 2; [OH]=10-12 M.

B. pH = 2; [OH]=10-10 M.

C. pH = 10-2; [OH]=10-11 M.

D. pH = 2; [OH]=10-11 M.

Câu 5. Trong không khí, chất nào sau đây chiếm phần trăm thể tích lớn nhất?

A. O2.

B. NO.

C. CO2.

D. N2.

Câu 6. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?

A. NH3 là chất khí không màu, không mùi, tan ít trong nước.

B. Khí NH3 nặng hơn không khí.

C. Khí NH3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước.

D. Phân tử NH3 chứa các liên kết cộng hoá trị phân cực.

Câu 7. Thành phần chính của quặng pyrite là

A. FeS.

B. FeS2.

C. CaSO4.

D. BaSO4.

Câu 8. Tính chất nào sau đây là tính chất vật lí của sulfur?

A. Chất khí, không màu.

B. Chất rắn, màu nâu đỏ.

C. Không tan trong benzene.

D. Không tan trong nước.

Câu 9. Bước sơ cứu đầu tiên cần làm ngay khi một người sulfuric acid đậm đặc đổ vào tay gây bỏng là

A. rửa với nước lạnh nhiều lần.

B. trung hoà acid bằng NaHCO3.

C. băng bó tạm thời vết bỏng.

D. đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Câu 10. Chất nào sau đây được dùng để bổ sung khoáng chất cho phân bón, thức ăn gia súc …?

A. BaSO4.

B. CaSO4.

C. MgSO4.

D. NH4SO4.

Câu 11. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về

A. hợp chất của carbon.

B. hydrocarbon.

C. dẫn xuất hydrocarbon.

D. hợp chất hữu cơ.

Câu 12. Trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ nhất định phải có nguyên tố nào sau đây?

A. Hydrogen.

B. Carbon.

C. Carbon, hydrogen và oxygen.

D. Oxygen.

Câu 13. Để tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước nên sử dụng phương pháp tách chất nào sau đây?

A. Phương pháp chưng cất.

B. Phương pháp chiết.

C. Phương pháp kết tinh.

D. Sắc kí cột.

Câu 14. Phương pháp chưng cất thường được dùng để tách riêng từng chất trong hỗn hợp nào sau đây?

A. Nước và dầu ăn.

B. Bột mì và nước.

C. Cát và nước.

D. Nước và rượu.

Câu 15. Hydrocarbon là hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố gồm

A. carbon và hydrogen.

B. hydrogen và oxygen.

C. carbon và oxygen.

D. carbon và nitrogen.

Câu 16. Cặp chất nào sau đây cùng dãy đồng đẳng?

A. CH4 và C2H4.

B. CH4 và C2H6.

C. C2H4 và C3H4.

D. C2H2 và C4H4.

Câu 17. Cho cân bằng hoá học sau:

mathrm{H}_2(g)+mathrm{I}_2(g) rightleftharpoons 2 mathrm{HI}(g)

Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng trên là

A. mathrm{K}_{mathrm{C}}=frac{[2 H I]}{left[H_2right] cdotleft[I_2right]}.

B. mathrm{K}_{mathrm{C}}=frac{left[H_2right] cdotleft[I_2right]}{2[H I]}.

C. mathrm{K}_{mathrm{C}}=frac{[H I]^2}{left[H_2right] cdotleft[I_2right]}.

D. mathrm{K}_{mathrm{C}}=frac{left[H_2right] cdotleft[I_2right]}{[H I]^2}.

Câu 18. Cho phản ứng thuận nghịch sau:

mathrm{CO}_3^{2-}+mathrm{H}_2 mathrm{O} rightleftharpoons mathrm{HCO}_3^{-}+mathrm{OH}^{-}

Trong phản ứng thuận, chất đóng vai trò là base theo thuyết Bronsted – Lowry là

A. mathrm{CO}_3^{2-}.
B. mathrm{H}_2 mathrm{O}.
C. mathrm{HCO}_3^{-}.
D. OH.

Câu 19. Ammonia tan nhiều trong nước là do

A. phân tử có liên kết cộng hoá trị không cực.

B. có khả năng tạo liên kết hydrogen với nước.

C. phân tử có liên kết ion.

D. NH3 là một chất khí, mùi khai.

Câu 20. Trong khí quyển, khi có sấm sét nitrogen bị oxi hóa để tạo thành oxide của nitrogen. Oxide được tạo thành bởi quá trình này có công thức là

A. NO.

B. N2O5.

C. N2O.

D. N2O4.

Câu 21. Dãy gồm các kim loại không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là

A. Zn, Cu, Au, Pt.

B. Al, Fe, Au, Pt.

C. Mg, Cu, Au, Pt.

D. Mg, Ag, Au, Pt.

Câu 22. Cho phản ứng hoá học sau:

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

Vai trò của của SO2 trong phản ứng trên là

A. chất khử.

B. acid.

C. base.

D. chất oxi hoá.

Câu 23. Cho kim loại Cu tác dụng với acid H2SO4 đặc, nóng. Khí sinh ra có tên gọi là

A. khí oxygen.

B. khí hydrogen.

C. khí carbonic.

D. khí sulfur dioxide.

Câu 24. Cho phổ hồng ngoại của chất X như hình dưới đây:

Phân tử chất X có chứa nhóm chức?

A. – CHO.

B. – COOH.

C. – OH.

D. –NH2.

Câu 25. Cho hình vẽ mô tả quá trình chiết hai chất lỏng không trộn lẫn vào nhau:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Chất lỏng nhẹ hơn sẽ nổi lên trên trên phễu chiết.

B. Chất lỏng nhẹ hơn sẽ được chiết trước.

C. Chất lỏng nặng hơn sẽ ở phía dưới đáy phễu chiết.

D. Chất lỏng nặng hơn sẽ được chiết trước.

Câu 26. Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ X được cho như hình vẽ bên dưới:

Phân tử khối của hợp chất hữu cơ X là

A. 80.

B. 78.

C. 76.

D. 50.

Câu 27. Công thức hoá học nào sau đây không phù hợp với thuyết cấu tạo hoá học?

A. CH3 – CH2 – OH.

B. CH3–O=CH–CH3.

C. CH3 – CH2 – CH2 – NH2.

D. CH3Cl.

Câu 28. Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau?

A. CH3C6H4Cl và C6H5Cl.

B. CH3OH và CH3CH2OH.

C. CH3OCH3 và CH3 CH2OH.

D. C6H5OH và C2H5OH.

II. PHẦN TỰ LUẬN. (3,0 điểm)

Câu 29. Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất X như sau: carbon là 52,17%; hydrogen là 13,04%; còn lại là oxygen.

Biết phân tử khối của X là 46. Xác định công thức phân tử của hợp chất X.

Câu 30. Viết đồng phân cấu tạo mạch carbon hở của hợp chất hữu cơ có công thức phân tử: C4H10O.

Câu 31. Sulfur dioxide là chất khí, không màu, có mùi hắc, độc,… Đặc biệt, khí sulfur dioxide là một trong những tác nhân gây mưa acid. Hãy đề xuất các biện pháp nhằm giảm lượng khí sulfur dioxide thải vào bầu khí quyển?

3.2 Đáp án đề thi học kì 1 Hóa học 11

Phần I: Trắc nghiệm

1 – A

2 – B

3 – D

4 – A

5 – D

6 – B

7 – B

8 – D

9 – A

10 – C

11 – D

12 – B

13 – B

14 – D

15 – A

16 – B

17 – C

18 – A

19 – B

20 – A

21 – B

22 – D

23 – D

24 – B

25 – B

26 – B

27 – B

28 – C

Phần II. Tự luận

Câu 29:

Gọi công thức tổng quát của X là CxHyOz.

%O = 100% – %C – %H = 34,79%.

text { Ta có tỉ lệ: } mathrm{x}: mathrm{y}: mathrm{z}=frac{% C}{12}: frac{% H}{1}: frac{% O}{16}=frac{52,17}{12}: frac{13,04}{1}: frac{34,79}{16}=2: 6: 1

Vậy công thức đơn giản nhất của X là C2H6O.

Mối liên hệ giữa công thức phân tử và công thức đơn giản nhất của X là:

CxHyOz = (C2H6O)n.

Theo bài ra, phân tử khối của X là 46 nên: 46n = 46 Þ n = 1.

Công thức phân tử của X là: C2H6O.

Câu 30:

Các đồng phân:

Câu 31:

Mội số biện pháp nhằm giảm lượng khí sulfur dioxide thải vào bầu khí quyển là:

– Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo;

– Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên;

– Cải tiến công nghệ sản xuất, có biện pháp xử lí khí thải và tái chế các sản phẩm phụ có chứa sulfur.

……………

Xem thêm nội dung chi tiết đề thi trong file tải về

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2023 – 2024 (Sách mới) 5 Đề kiểm tra học kì 1 Hóa 11 (Có đáp án, ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *