Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 12 Đề thi giữa kì 2 Lý 10 (Có đáp án, ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 10 năm 2022 – 2023 bao gồm 12 đề có đáp án chi tiết kèm theo. Tài liệu được biên soạn cả đề trắc nghiệm kèm theo tự luận bao gồm 3 sách Kết nối tri thức, Cánh diều và sách Chân trời sáng tạo.

Đề thi giữa kì 2 Vật lí 10 được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Lí lớp 10 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Ngoài ra để đạt kết quả cao các bạn xem thêm đề thi giữa kì 2 Hóa học 10, đề thi giữa kì 2 Toán 10.

Bộ đề thi giữa kì 2 Vật lý 10 năm 2022 – 2023

  • Đề thi giữa kì 2 Vật lý 10 Kết nối tri thức 
  • Đề thi giữa kì 2 Vật lý 10 Cánh diều
  • Đề thi giữa kì 2 Vật lý 10 Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 2 Vật lý 10 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra giữa kì 2 Vật lý 10

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Năng lượng có tính chất nào sau đây?

A. Là một đại lượng vô hướng.
B. Có thể tồn tại ở những dạng khác nhau.
C. Có thể truyền từ vật này sang vật khác, hoặc chuyển hóa qua lại giữa các dạng khác nhau và giữa các hệ, các thành phần của hệ.
D. Các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Một lực F không đổi liên tục kéo một vật chuyển động với vận tốc có độ lớn v theo hướng của F. Công suất của lực F là

A. F.v.t
B. F.v
C. F.t
D. F.v2

Câu 3: Công thức tính động năng của vật khối lượng m

Câu 4: Phát biểu nào sau đây SAI:

A. Động lượng là một đại lượng vectơ.
B. Xung của lực là một đại lượng vectơ.
C. Động lượng tỉ lệ với khối lượng vật.
D. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi.

Câu 5: Chọn đáp án đúng

Câu 6: Cần cẩu khi hoạt động, thực hiện trao đổi năng lượng với vật khác dưới dạng nào sau đây?

A. Thực hiện công.
B. Truyền nhiệt.
C. Phát ra các tia nhiệt.
D. Không trao đổi năng lượng.

Câu 7: Công suất được xác định bằng

A. giá trị công có khả năng thực hiện.
B. công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
C. công thực hiện trên đơn vị độ dài.
D. tích của công và thời gian thực hiện công.

Câu 8: Chọn câu sai trong các câu sau. Động năng của vật không đổi khi vật

A. chuyển động thẳng đều.
B. chuyển động với gia tốc không đổi.
C. chuyển động tròn đều.
D. chuyển động cong đều.

Câu 9: Hai vật có khối lượng m1 = 1 kg, m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3 m/s và v2 = 1 m/s. Tìm độ lớn tổng động lượng của hệ trong trường hợp vec tơ V1 và V2 cùng hướng. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật một.

A. 0 kg.m/s.
B. 5 kg.m/s.
C. 4 kg.m/s.
D. 6 kg.m/s.

Câu 10: Chọn đáp án đúng. Va chạm mềm

A. xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc sau va chạm.
B. là va chạm trong đó vật xuất hiện biến dạng đàn hồi trong khoảng thời gian va chạm, sau va chạm vật lấy lại hình dạng ban đầu và tiếp tục chuyển động tách rời nhau.
C. động năng của hệ sau va chạm bằng động năng của hệ trước va chạm.
D. tổng động lượng của hệ trước và chạm nhỏ hơn tổng động lượng của hệ sau va chạm.

Câu 11: Mặt Trời trao đổi năng lượng với vật khác dưới dạng nào sau đây?

Tham khảo thêm:   12 tiệm hair salon nhuộm tóc đẹp nhất ở TP.HCM mà bạn nên ghé

A. Thực hiện công.
B. Truyền nhiệt.
C. Phát ra các tia nhiệt.
D. Không trao đổi năng lượng.

……….

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Bài 1: Từ độ cao 180 m người ta thả rơi một vật nặng không vận tốc ban đầu. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10m/s2 . Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Khi thế năng bằng động năng thì vật có độ cao h và vận tốc v. Giá trị h/v gần giá trị nào sau đây nhất?

Bài 2: Một viên đạn khối lượng 1 kg đang bay theo phương thẳng đứng với vận tốc 500 m/s thì nổ thành 2 mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh thứ nhất bay theo phương ngang với vận tốc 500√2 m/s hỏi mảnh 2 bay với tốc độ là bao nhiêu?

Bài 3: Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng kiện hàng nặng 1000 kg lên cao 30 m. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian tối thiểu để thực hiện công việc trên?

Ma trận đề thi giữa kì 2 Vật lí 10

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức, kĩ năng

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng số câu

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Trắc nghiệm

Tự luận

1

Năng lượng

1.1. Năng lượng và công

1

1

2

1 (TL)

4

1

1.2. Công suất – Hiệu suất

1

1

2

4

1.3. Động năng và thế năng

1

1

1

1

4

1.4. Định luật bảo toàn cơ năng

1

1

2

1 (TL)

4

1

2

Động lượng

2.1. Động lượng

1

1

2

4

2.2. Định luật bảo toàn động lượng

1

1

2

1

5

2.3. Các loại va chạm

1

1

1

1 (TL)

3

1

Tổng số câu

28

3

Tỉ lệ điểm

7,0

3,0

Lưu ý:

– Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

– Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm; số điểm cho câu hỏi tự luận được tính riêng cho từng câu.

– Câu tự luận thuộc các câu hỏi vận dụng cao.

………….

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Vật lí 10

Đề thi giữa kì 2 Vật lý 10 Kết nối tri thức

Đề thi giữa kì 1 Vật lý 10

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Người ta đẩy một cái thùng gỗ nặng 55 kg theo phương nằm ngang với lực 220 N làm thùng chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang. Biết lực ma sát cản trở chuyển động có độ lớn Fms = 192,5 N. Gia tốc của thùng

A. 0,5 m/s2.
B. 1 m/s2.
C. 4 m/s2.
D. 3,5 m/s2.

Câu 2: Một vật có khối lượng 3 kg đang nằm yên trên sàn nhà. Khi chịu tác dụng của lực F cùng phương chuyển động thì vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s2. Lực ma sát trượt giữa vật và sàn là 6 N. (Lấy g = 10 m/s2). Độ lớn của lực F là

A. 6 N.
B. 9 N.
C. 15 N.
D. 12 N.

Câu 3: Vật m = 3 kg chuyển động lên mặt phẳng nghiêng góc 450 so với phương ngang dưới tác dụng của lực kéo F. Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng (lấy g = 10 m/s2). Độ lớn của lực F khi vật trượt đều là:

A. 15 N.
B. 30 N.
C. 15√2N.
D. 15√3N.

Câu 4: Một ôtô khối lượng 1 tấn đang chuyển động với vận tốc không đổi 36 km/h trên đoạn đường nằm ngang AB dài 696 m. Lực phát động là 2000 N. Lực ma sát có độ lớn là

A. 1800 N.
B. 4000 N.
C. 2000 N.
D. 1820 N.

Câu 5: Công thức moment lực là

A. M = F.d
B. M = F:d
C. M = F2.d
D. M = F.frac{d}{2}

Câu 6: Một lực 4 N tác dụng vào một vật rắn có trục quay cố định tại O, khoảng cách AO là 50 cm. Độ lớn của moment lực này là

A. 200 N.m.
B. 2 N.m.
C. 20 N.m.
D. 8 N.m.

Câu 7: Điều kiện cân bằng của vật có trục quay cố định là

A. tổng các moment lực tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì chọn làm trục quay) bằng 0.
B. moment lực tác dụng lên vật có độ lớn cực tiểu.
C. moment lực tác dụng lên vật có độ lớn cực đại.
D. tổng các moment lực tác dụng lên vật có độ lớn cực đại.

Câu 8: Khi ngẫu lực tác dụng lên vật

A. chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến.
B. chỉ làm cho vật tịnh tiến chứ không quay.
C. làm cho vật vừa quay vừa tịnh tiến.
D. làm cho vật đứng yên.

Câu 9: Một người dùng tay tác dụng lực F nâng vật là một thanh rắn đồng chất dài 1 m như hình dưới đây. Biết góc giữa thanh và sàn nhà là 300 và thanh rắn có trọng lượng 20 N. Độ lớn của lực F là

A. 10 N.
B. 20 N.
C. 10√3 N.
D=frac{20}{3}N

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác nhưng không thể truyền từ vật này sang vật khác.
B. Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác.
C. Năng lượng có thể truyền từ vật nà y sang vật khác nhưng không tác dụng lực lên vật.
D. Năng lượng không thể truyền từ vật này sang vật khác, từ nơi này đến nơi khác.

Tham khảo thêm:   Mẫu thông báo tuyển dụng Thông báo tuyển dụng (5 Mẫu)

Câu 11: Khi đun nước bằng ấm điện thì có quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng chính nào xảy ra?

A. Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
B. Nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng.
C. Quang năng chuyển hóa thành điện năng.
D. Quang năng chuyển hóa thành hóa năng.

Câu 12: Đơn vị của công là

A. jun (J).
B. niutơn (N).
C. oát (W).
D. mã lực (HP).

Câu 13: Trường hợp nào sau đây trọng lực tác dụng lên ô tô thực hiện công phát động?

A. Ô tô đang xuống dốc.
B. Ô tô đang lên dốc.
C. Ô tô chạy trên đường nằm ngang.
D. Ô tô được cần cẩu cẩu lên theo phương thẳng đứng.

Câu 14: Một lực F = 50 N tạo với phương ngang một góc α = 30o, kéo một vật và làm vật chuyển động thẳng đều trên một mặt phẳng ngang. Công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn đường bằng 5 m là

A. 216 J.
B. 115 J.
C. 0 J.
D. 250 J.

Câu 15: Công suất là

A. đại lượng đo bằng lực tác dụng trong một đơn vị thời gian.
B. đại lượng đo bằng công sinh ra trong thời gian vật chuyển động.
C. đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của người hay thiết bị sinh công.
D. đại lượng đo bằng lực tác dụng trong thời gian vật chuyển động.

Câu 16: Đơn vị không phải đơn vị của công suất là

A. N.m/s.
B. W.
C. J.s.
D. HP.

……

Đáp án đề thi giữa kì 1 Vật lý 10

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1. Đáp án đúng là A.

Câu 2. Đáp án đúng là D.

Câu 3. Đáp án đúng là C.

Câu 4. Đáp án đúng là C.

Câu 5. Đáp án đúng là A.

Công thức moment lực là M = F.d

Trong đó:

+ M là moment lực, có đơn vị N.m;

+ F là lực tác dụng, có đơn vị N;

+ d là cánh tay đòn của lực đó, có đơn vị m.

Câu 6. Đáp án đúng là B.

Từ hình vẽ, ta thấy lực có độ lớn 4 N và cánh tay đòn d = 50 cm = 0,5m. Áp dụng công thức tính moment lực là M = F.d = 4.0,5 = 2 N.m

Câu 7. Đáp án đúng là A.

Điều kiện cân bằng của vật có trục quay cố định là: Tổng các moment lực tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì chọn làm trục quay) bằng 0.

Câu 8. Đáp án đúng là A.

Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng đặt vào một vật. Khi ngẫu lực tác dụng lên vật chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến.

Câu 9. Đáp án đúng là A.

Câu 10. Đáp án đúng là B.

Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác và luôn được bảo toàn.

Câu 11. Đáp án đúng là A.

Khi đun nước bằng ấm điện, điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

Câu 12. Đáp án đúng là A.

Đơn vị của công là: jun (J).

Câu 13. Đáp án đúng là A.

Ta thấy trong trường hợp A: 0 < α < 900 nên: trọng lực tác dụng lên ô tô sinh công phát động.

Câu 14. Đáp án đúng là A.

Câu 15. Đáp án đúng là C.

Công suất là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của người hay thiết bị sinh công.

Câu 16. Đáp án đúng là C.

Câu 17. Đáp án đúng là B.

Khi vật chuyển động cùng hướng với lực và lực không đổi thì: P = Fv.

Câu 18. Đáp án đúng là C.

Câu 19. Đáp án đúng là B.

Đổi 70 năm = 70.86400.365 =2207520000 s.

Công thực hiện của trái tim là:

A = P.t = 3 . 2207520000 = 6622560000 (J)

Ô tô muốn thực hiện công này thì phải mất thời gian là:

t = 6622560000 : (3.105)= 22075,2 (s)

Câu 20. Đáp án đúng là A.

Câu 21. Đáp án đúng là A.

Câu 22. Đáp án đúng là D.

Câu 23. Đáp án đúng là B.

Khi bóng rơi xuống sàn thì thế năng chuyển hóa thành động năng, nhiệt năng, năng lượng âm thanh.

Câu 24. Đáp án đúng là A.

Câu 25. Đáp án đúng là A.

Câu 26. Đáp án đúng là C.

Câu 27. Đáp án đúng là B.

Câu 28. Đáp án đúng là C.

Trọng lượng của vật là:

P = 10.m = 10.40 = 400 (N)

Công của lực kéo (công toàn phần) là:

A = F.s = 480.5 = 2400 (J)

Công có ích để kéo vật:

Tham khảo thêm:   Gợi ý 7 cách chế biến cá nheo dân dã, thơm ngon, lạ miệng

Ai = P.s = 400.5 =2000 (J)

Công hao phí là:

Ahp = A – Ai = 2400 – 2000 = 400 (J)

…………

Ma trận đề thi giữa kì 1 Vật lý 10

T

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức, kĩ năng

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng số câu

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Trắc nghiệm

Tự luận

1

Công, năng lượng và năng suất

1.1. Năng lượng và sự chuyển hoá năng lượng

1

2

2

1 (TL)

5

1

1.2. Công cơ học

1

2

1

4

1.3. Công suất

1

1

1

3

1.4. Động năng. Thế năng

1

1

1

3

1.5. Cơ năng. Định luật bảo toàn cơ năng

1

1

1

1 (TL)

3

1

1.6. Hiệu suất

1

1

1

3

2

Động lượng

2.1. Động lượng

1

1

1

3

2.2. Định luật bảo toàn động lượng

1

1

2

1 (TL)

4

1

Tổng số câu

28

3

Tỉ lệ điểm

7,0

3,0

………….

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Lý 10

Đề thi giữa kì 2 Vật lý 10 Cánh diều

Đề thi giữa kì 2 Vật lý 10

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Công thức tính công của một lực là:

A. A = F.d.
B. A = mgh.
C. A = F.s.sinα.
D. A=frac{1}{2}mv^2

Câu 2: Động năng của một vật khối lượng m, chuyển động với vận tốc v là:

Câu 3: Nếu khối lượng vật tăng gấp 2 lần, vận tốc vật giảm đi một nửa thì

A. động lượng và động năng của vật không đổi.
B. động lượng không đổi, động năng giảm 2 lần.
C. động lượng tăng 2 lần, động năng giảm 2 lần.
D. động lượng tăng 2 lần, động năng không đổi.

Câu 4: Một quả đạn pháo đang chuyển động thì nổ và bắn thành hai mảnh:

A. Động lượng và cơ năng toàn phần đều không bảo toàn.
B. Động lượng và động năng được bảo toàn.
C. Chỉ cơ năng được bảo toàn.
D. Chỉ động lượng được bảo toàn.

Câu 5: Công là đại lượng

A. vô hướng, có thể âm hoặc dương.
B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
C. vectơ, có thể âm, dương hoặc bằng không.
D. vectơ, có thể âm hoặc dương.

Câu 6: Chỉ ra câu sai trong các phát biểu sau:

A. Thế năng của một vật có tính tương đối. Thế năng tại mỗi vị trí có thể có giá trị khác nhau tùy theo cách chọn gốc tọa độ.
B. Động năng của một vật chỉ phụ thuộc khối lượng và vận tốc của vật. Thế năng chỉ phụ thuộc vị trí tương đối giữa các phần của hệ với điều kiện lực tương tác trong hệ là lực thế.
C. Công của trọng lực luôn luôn làm giảm thế năng nên công của trọng lực luôn luôn dương.
D. Thế năng của quả cầu dưới tác dụng của lực đàn hồi cũng là thế năng đàn hồi.

Câu 7: Động lượng của một hệ kín là đại lượng:

A. không xác định.
B. bảo toàn.
C. không bảo toàn.
D. biến thiên.

Câu 8: Một viên đạn đang bay với vận tốc 10 m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất, chiếm 60% khối lượng của viên đạn và tiếp tục bay theo hướng cũ với vận tốc 25 m/s. Tốc độ và hướng chuyển động của mảnh thứ hai là:

A. 12,5 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
B. 12,5 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.
C. 6,25 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
D. 6,25 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.

Câu 9: Một người nhấc một vật lên đều có khối lượng 6 kg lên độ cao 1 m rồi mang vật đó đi ngang được một độ dịch chuyển 30 m. Công tổng cộng mà người đó là:

A. 1860 J.
B. 1800 J.
C. 160 J.
D. 60 J.

Câu 10: Một vật được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc 6 m/s, bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10 m/s2. Vị trí mà thế năng bằng động năng có độ cao là:

A. 0,9 m.
B. 1,8 m.
C. 3 m.
D. 5 m.

Câu 11: Một vật có khối lượng M chuyển động với vận tốc v Vectơ động lượng của vật là:

Câu 12: Công suất của một người kéo một thùng nước chuyển động đều khối lượng 15 kg từ giếng sâu 6 m lên trong 20 giây (g = 10 m/s2) là:

A. 90 W.
B. 45 W.
C. 15 W.
D. 4,5 W.

Câu 13: Một vật khối lượng 1 kg đang có thế năng 1,0 J đối với mặt đất, lấy g = 9,8 m/s2. Khi đó, vật ở độ cao là bao nhiêu so với mặt đất.

A. 0,102 m.
B. 1,0 m.
C. 9,8 m.
D. 32 m

………..

Ma trận đề thi giữa kì 2 Vật lí 10

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức, kĩ năng

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng số câu

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Trắc nghiệm

Tự luận

1

Năng lượng

1.1. Năng lượng

1

1

2

4

1.2. Công

1

1

2

4

1.3. Bảo toàn năng lượng

1

1

2

1 (TL)

4

1

1.4. Chuyển hoá năng lượng

1

1

1

1

4

2

Động lượng

2.1. Động lượng

1

2

1

1

5

2.2. Định luật bảo toàn động lượng

1

1

2

1 (TL)

4

1

2.3. Động lượng và năng lượng trong va chạm

1

1

1

1 (TL)

3

1

Tổng số câu

28

3

Tỉ lệ điểm

7,0

3,0

……….

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa học kì 2 Vật lí 10

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 12 Đề thi giữa kì 2 Lý 10 (Có đáp án, ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *