Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022 – 2023 theo Thông tư 22 5 Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 4 (Đáp án + Ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 5 Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022 – 2023 giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 năm 2022 – 2023.

Mỗi đề thi đều có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận 4 mức độ theo Thông tư 22, giúp thầy cô tham khảo xây dựng đề thi giữa kì 2 năm 2022 – 2023 cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 2 môn Toán lớp 4. Mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây:

Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt 4 theo Thông tư 22 – Đề 1

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

TRƯỜNG:……………………………….
Lớp: 4…………………………………….
Họ và tên …………………………………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
MÔN: TIẾNG VIỆT
NĂM HỌC: 2022 – 2023

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đề bài: Đọc bài văn sau:

Dù sao trái đất vẫn quay!

Xưa kia, người ta cứ nghĩ rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và muôn ngàn vì sao phải quay xung quanh cái tâm này. Người đầu tiên bác bỏ ý kiến sai lầm đó là nhà thiên văn học Ba Lan Cô-péc-ních. Năm 1543, Cô-péc-ních cho xuất bản một cuốn sách chứng minh rằng chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời. Phát hiện của nhà thiên văn học làm mọi người sửng sốt, thậm chí nó còn bị coi là tà thuyết vì nó ngược với những lời phán bảo của Chúa trời.

Chưa đầy một thế kỉ sau, năm 1632 nhà thiên văn học Ga-li-lê lại cho ra đời một cuốn sách mới cổ vũ cho ý kiến của Cô-péc-ních. Lập tức, tòa án quyết định cấm cuốn sách ấy và mang Ga-li-lê ra xét xử. Khi đó, nhà bác học đã gần bảy chục tuổi

Bị coi là tội phạm, nhà bác học già buộc phải thề từ bỏ ý kiến cho rằng trái đất quay. Nhưng vừa bước ra khỏi cửa tòa án, ông đã bực tức nói to:

– Dù sao trái đất vẫn quay!

Ga-li-lê phải trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày. Nhưng cuối cùng, lẽ phải đã thắng. Tư tưởng của hai nhà bác học dũng cảm đã trở thành chân lí giản dị trong đời sống ngày nay.

Theo Lê Nguyên Long, Phạm Ngọc Toàn

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Cô-péc-ních là nhà thiên văn học của nước nào ? M1

A. Ba Lan
B. Anh
C. Đức
D. Nga

Câu 2. Cô-péc-ních viết sách chứng minh điều gì ? M1

A. Mặt trời là một hành tinh quay xung quanh trái đất.
B. Trái đất là một hành tinh quay xung quanh mặt trời.
C. Mặt trời, mặt trăng và muôn ngàn vì sao quay xung quanh trái đất.

Câu 3. Em học tập được đức tính gì của hai nhà bác học qua bài văn trên ?M1

A. Lòng nhân hậu, sự chính trực, lòng dũng cảm.
B. Tính kiên trì, lòng nhân hậu và sự chính trực.
C. Sự chính trực, lòng dũng cảm và tính kiên trì.

Câu 4. Nội dung của bài văn trên là gì? M2

…………………………………………………………………………………………………….….

…………………………………………………………………………………………………………

Câu 5. Trong hai câu tục ngữ sau, câu tục ngữ nào có nghĩa là: Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài? M2

A. Cái nết đánh chết cái đẹp.
B. Trông mặt mà bắt hình dong
D. Con lợn có béo thì lòng mới ngon.

Tham khảo thêm:  

Câu 6. Trong các câu sau, câu nào là câu kể “Ai là gì?”. Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ của câu đó? M3

A. Năm 1543, Cô-péc-ních cho xuất bản một cuốn sách
B. Trái đất là một hành tinh quay xung quanh mặt trời.
C. Tư tưởng của hai nhà bác học dũng cảm đã trở thành chân lí giản dị trong đời sống ngày nay.

Câu 7. Từ cùng nghĩa với từ “Dũng cảm” là từ nào? M1

A. Can đảm
B. Thân thiết
C. Thông minh

Câu 8. Hãy viết hai câu tục ngữ nói về tài trí của con người mà em đã được học? M3

…………………………………………………………………………………………………….….

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………….….

…………………………………………………………………………………………………………

Câu 9. “Gan dạ” có nghĩa là gì ? M2

A. Gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì.
B. Không sợ nguy hiểm.
C. Kiên cường không lùi bước.

Câu10. Chuyển các câu kể sau thành câu khiến? M4

Các bạn tổ Một trực nhật lớp.

…………………………………………………………………………….……………………….

Chiều thứ ba, các bạn đi học Anh văn và Thể dục.

…………………………………………………………………………..……..…….……………

II. BÀI KIỂM TRA VIẾT. (10 điểm)

1. Chính tả: (Nghe – viết) (2đ)

Bài viết:

Hoa mai vàng

Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh hoa mai xòe ra mịn màng như lụa. Những chùm hoa rực rỡ sắc vàng, mượt mà khoe sắc trong những ngày đầu xuân. Đến gần những bông hoa mai vàng rực rỡ ấy, một mùi hương thơm lựng như nếp hương phảng phất bay ra.

Mùa xuân và Phong tục Việt Nam

2. Tập làm văn: (8đ)

Đề bài: Em hãy tả một loài cây mà em yêu thích.

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

I .BÀI KIỂM TRA ĐỌC

1. Đọc thành tiếng (3 điểm)

GV kiểm tra đọc thành tiếng qua các tiết ôn tập ở tuần 28. HS bốc thăm 1 trong các bài TĐ-HTL đã học từ tuần 19 đến tuần 27 sau đó đọc và trả lời câu hỏi của bài đọc.

GV đánh giá điểm dựa vào những yêu cầu sau:

  • Đọc đúng tiếng, đúng từ, nghỉ hơi đúng dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (1đ)
  • Giọng đọc diễn cảm, tốc độ đạt yêu cầu (1đ)
  • Trả lời đúng câu hỏi của GV đưa ra (1đ)

2. Đọc thầm (7 điểm)

Câu 1: A. Ba Lan (0,5 điểm)

Câu 2: B. Trái đất là một hành tinh quay xung quanh mặt trời. (0,5 điểm)

Câu 3: C. Sự chính trực, lòng dũng cảm và tính kiên trì. (0,5 điểm)

Câu 4: Nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì, bảo vệ chân lí khoa học. (1 điểm)

Câu 5: A. Cái nết đánh chết cái đẹp. (0,5 điểm )

Câu 6: B. Trái đất là một hành tinh quay xung quanh mặt trời. (1 điểm)
                      CN                       VN

Câu 7: A. Can đảm (0,5 điểm)

Câu 8: (1 điểm)

Người ta là hoa đất.
Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

Câu 9:B. Không sợ nguy hiểm (0,5 điểm )

Câu 10. (1 điểm)

Ví dụ:

Các bạn tổ Một đi trực nhật lớp đi!

Chiều thứ ba, các bạn đi học Anh văn và Thể dục nhé!

II. BÀI KIỂM TRA VIẾT.

1. Chính tả: (Nghe – viết)

GV đọc cho học sinh viết đoạn văn của Bài viết: Hoa mai vàng

* Đánh giá cho điểm:

  • Bài viết rõ ràng, không lỗi, trình bày đúng đẹp. (2đ)
  • Mỗi lỗi chính tả trong bài (sai /lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định): trừ 0,025 điểm
  • Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,… trừ 0,5 điểm toàn bài

2. Tập làm văn: (8đ)

Đề bài: Em hãy tả một cây có bóng mát mà em yêu thích.

* Đánh giá cho điểm:

  • Mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây. (1,5đ
  • Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây. (4đ)
  • Kết bài: Có thể nêu lợi ích của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây. (1,5đ)

* Bài văn viết có sự sáng tạo (1đ)

Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

Lớp Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng
TN TL TN TL TN TL TN TL
4 Đọc hiểu văn bản Số câu 3 1 1 5
Câu số 1,2,3 4 6
Số điểm 1,5 1,0 1,0 3,5
Kiến thức TV Số câu 1 2 1 1 5
Câu số 7 5,9 8 10
Số điểm 0,5 1 1,0 1,0 3,5
Tổng số câu 4 2 1 1 1 1 10
Tổng số điểm 2,0 1,0 1,0 1.0 1.0 1,0 7
Tham khảo thêm:   Lời bài hát Về đây em lo

Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt 4 theo Thông tư 22 – Đề 2

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

PHÒNG GD&ĐT…..
TRƯỜNG TH-THCS XÃ……..

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2022 – 2023
MÔN: TIẾNG VIỆTLỚP 4

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

– HS bốc thăm đọc 1 đoạn trong những bài sài sau và TLCH:

  • Bài 1. Bốn anh tài. (SGK /4 )
  • Bài 2. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa. (SGK /21 )
  • Bài 3. Hoa học trò. (SGK /43 )
  • Bài 4. Thắng biển. (SGK /76 )
  • Bài 5. Dù sao trái đất vẫn quay. (SGK /85 )

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi:

HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC

Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ:

– Bác Tủ gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ?

Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng. Cốc Nhỏ nhanh nhảu:

-Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à?

Bát sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:

– Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.

Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:

– Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.

Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:

– Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng, ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.

Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:

– Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.

Lê Ngọc Huyển

* Dựa theo nội dung bài đọc khoanh vào chữ cái trước ý đúng cho các câu trả lời dưới đây:

Câu 1: (M1-0,5 điểm): Cốc Nhỏ, Chai Nhựa, Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?

A. Tác dụng của nước
B. Hình dáng của nước
C. Mùi vị của nước
D. Màu sắc của nước

Câu 2: (M1- 0,5 điểm): Sau khi nghe Bác Tủ Gỗ giải thích Cốc Nhỏ, Chai Nhựa, Bát Sứ đã làm gì?

A. Im lặng x
B. Cảm ơn Bác Tủ Gỗ
C. Mùi vị của nước
D. Vẫn tiếp tục cãi nhau.

Câu 3: (M2- 0,5 điểm): Trong tự nhiên nước tồn tại ở những thể nào?

A. Thể rắn, thể lỏng
B. Thể lỏng, thể khí
C. Thể rắn, thể lỏng, thể khí
D. Thể rắn, thể khí

Câu 4: (M2-0,5 điểm): Ý kiến của Cốc nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau?

A. Nước có hình chiếc cốc
B. Nước có hình cái bát
C. Nước có hình như vật chứa nó
D. Nước có hình cái chai

Câu 5: (M3-1 điểm): Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?

A. Nước không có hình dáng cố định
B. Nước có hình dáng giống với vật chứa đựng nó
C. Nước tồn tại ở thể rắn
D. Nước tồn tại ở thể lỏng

Câu 6: (M4-1 điểm): Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ nguồn nước sạch?

Câu 7: (M1-0,5 điểm): Câu: “Bát sứ không đồng tình, ngúng nguẩy” thuộc mẫu câu nào?

A. Ai làm gì? 
B. Ai là gì?
C. Ai thế nào?
D. Không thuộc các mẫu câu trên.

Câu 8: (M2-0,5 điểm)

Trong câu “Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống”.

Chủ ngữ :………………………………

Vị ngữ :………………………………

Câu 9: (M2-1 điểm): Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:

– Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định.

Dấu gạch ngang trong câu trên có tác dụng gì?

………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 10: (M3-1 điểm): Tác dụng của việc dùng hình ảnh so sánh, nhân hóa trong câu văn, bài văn là gì?

Tham khảo thêm:  

………………………………………………………………………………………

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

1. Chính tả (nghe-viết) (2 điểm)

Khuất phục tên cướp biển

Cơn tức giận của tên cướp thật dữ dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm

lăm chực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết:

– Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên toà sắp tới.

Trông bác sĩ lúc này với gã kia thật khác nhau một trời một vực. Một đằng thì đức

độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt

chuồng.

2.Tập làm văn (8 điểm)

Đề: Tả một loại cây ăn quả hoặc cây bóng mát mà em yêu thích.

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

  • HS đọc bài trôi chảy, diễn cảm .(2 điểm)
  • Trả lời câu hỏi đúng. (1 điểm)

(Giáo viên linh động ghi điểm phù hợp với cách đọc bài và TLCH của từng HS.)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Câu 1: (M1-0,5 điểm) B. Hình dáng của nước

Câu 2: (M1- 0,5 điểm) B. Cảm ơn Bác Tủ Gỗ

Câu 3: (M2- 0,5 điểm) C. Thể rắn,thể lỏng , thể khí

Câu 4: (M2-0,5 điểm) C. Nước có hình như vật chứa nó

Câu 5: (M3-1 điểm) A. Nước không có hình dáng cố định

Câu 6: (M4-1 điểm) Nước là nguồn tài nguyên quý giá và rất cần thiết đối với cuộc sống của chúng ta.Vì vậy chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường như: Không vứt rác xuống sông, suối, hồ, ao.., không thải trực tiếp vào nguồn nước. Hạn chế sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước.

Câu 7: (M1-0,5 điểm) A. Ai làm gì?

Câu 8: (M2-0,5 điểm)

  • Chủ ngữ: Cô chủ nhỏ
  • Vị ngữ: lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống

Câu 9: (M2-1 điểm) Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật

Câu 10: (M3-1 điểm) Tác dụng của việc dùng hình ảnh so sánh, nhân hóa trong câu văn, bài văn là làm cho câu văn, bài văn thêm: giàu hình ảnh, sinh động, phong phú, hấp dẫn.

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

I. Chính tả (nghe – viết) (2 điểm) (khoảng 15 phút)

1. Chính tả: 2 điểm

– HS nghe – viết đúng bài chính tả ( tốc độ khoảng 80 chữ/ 20 phút), chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: trình bày đúng qui định, viết sạch đẹp : 1 điểm

– Viết đúng, không sai lỗi nào: 1 điểm

  • Nếu viết sai 1 lỗi trừ 0.25 điểm, sai 2-3 lỗi: trừ 0.5 điểm, sai 4-5 lỗi: trừ 0.75 điểm
  • Nếu viết sai trên 5 lỗi: 0 điểm

II. Tập làm văn: (8 điểm) (khoảng 35 phút)

2. Tập làm văn (8 điểm)

Đề: Tả một loại cây ăn quả hoặc cây bóng mát mà em yêu thích.

Đảm bảo các yêu cầu sau: 8 điểm

– Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) (6 điểm) cụ thể là:

  • Viết đúng mở bài (1 điểm)
  • Viết đúng thân bài (4 điểm) (Trong đó đảm bảo nội dung 1,5 đ; đảm bảo kỹ năng 1,5 đ; có cảm xúc 1 đ)
  • Viết đúng kết bài (1 điểm)
  • Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả (0,5 đ)
  • Diễn đạt thành câu, viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng (0,5 đ).
  • Bài văn có sáng tạo (1 điểm)

Ma trận đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản

Số câu

2

2

1

1

4

2

Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài văn. Biết vận dụng những điều đã học vào thực tế

Câu số

1, 2

3, 4

5

6

1,2,

3,4

5,6

Số

điểm

1

1

1

1

2

2

2

Kiến thức tiếng Việt

Số câu

1

1

1

1

2

2

Câu số

7

8

9

10

7, 8

9,10

Nắm được mẫu câu kể Ai làm gì.Xác định được chủ ngữ và vị ngữ. Biết tác dụng của dấu gạch ngang. Tác dụng của hình ảnh so sánh, nhân hóa.

Số

điểm

0,5

0,5

1

1

1

2

Tổng số câu

3

3

1

2

1

6

4

Tổng số điểm

1,5

1,5

1

2

1

3

4

Đọc hiểu: 7,0 điểm

7,0

Đọc thành tiếng: 85 tiếng/phút: 2,0 điểm

Trả lời câu hỏi: 1,0 điểm

3,0

Kiểm tra viết: Chính tả: (2 điểm): Nghe viết khoảng 85 chữ/15 phút

2,0

Tập làm văn: Đề: Tả một loại cây ăn quả hoặc cây bóng mát mà em yêu thích.  (8 điểm)

8,0

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022 – 2023 theo Thông tư 22

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022 – 2023 theo Thông tư 22 5 Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 4 (Đáp án + Ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *