Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 16 Đề thi giữa kì 2 Văn 7 (Có ma trận, đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 16 Đề thi giữa kì 2 Văn 7 năm 2022 – 2023 bao gồm đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Tài liệu bao gồm đề thi giữa kì 2 Văn 7 sách Kết nối tri thức, Cánh diều và sách Chân trời sáng tạo.

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 7 được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Văn lớp 7 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7, đề thi giữa kì 2 môn Toán 7.

Bộ đề thi giữa kì 2 Văn 7 năm 2022 – 2023 (Sách mới)

  • Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức
  • Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 Cánh diều
  • Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức

Đề thi Văn giữa kì 2 lớp 7

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau:

“THAM LAM” ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÁC CHÍNH LÀ NGUỒN GỐC
CỦA MỌI THÓI XẤU

Ngoài ra, ranh giới giữa thói xấu và đức tốt chỉ là một sợi tóc. Ví dụ như thói ngạo mạn và lòng dũng cảm. Thói lỗ mãn và tính cương trực. Thói ngoan cố và lòng thành thực. Tính nông nổi và sự nhanh nhạy. Tố chất gốc tự nó không phải là xấu.

Tuy vậy, duy có một thứ, vốn dĩ tố chất gốc đã là xấu, cho nên bất cứ ở đâu, dù ở mức độ nào và nhằm mục đích ra sao, thì nó vẫn cứ là thói xấu. Thứ đó chính là tham lam.

Tham lam thường ngấm ngầm nảy sinh trong lòng. Tham vọng khiến người ta lập mưu tính kế hãm hại người khác nhằm thoả mãn sự ghen tức, hay xoa dịu nỗi bất hạnh của chính mình. Vì thế những kẻ ôm ấp lòng tham không hề đóng góp gì mà chỉ phá hoại hạnh phúc xã hội.
Ghen ghét, lường gạt, giả dối là những thói mà người ta thường gọi là lừa đảo bịp bợm. Đây là một thói đê tiện. Nhưng nó không phải là nguyên nhân đẻ ra sự tham lam. Ngược lại, phải thấy rằng chính tham lam đã sản sinh ra những thói đê tiện ấy mới đúng.

Tham lam là nguồn gốc của mọi thói xấu. Có thể nói: Không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam.

Thái độ cay cú ngờ vực, ghen tức, hèn nhát… cũng từ tham lam mà ra. Từ những hành vi thậm thụt, mật đàm, mưu mô cho đến việc lôi kéo bè cánh, ám sát, nổi loạn… tất cả đều phát sinh từ tham lam.

Trên phạm vi quốc gia, những tai hoạ do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân. Khi đó thì mọi lợi ích công đều biến thành lợi ích riêng của một nhóm người.

(Trích Khuyến học, Fukuzawa Yukichi, Phạm Hữu Lợi dịch, NXB Dân trí)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Ở văn bản trên, tác giả cho ta thấy những kẻ ôm ấp lòng tham có đem lại lợi ích cho xã hội không? (Biết)

A. Có
B. Không

Câu 2: Câu “Không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam” có mấy phó từ? (Biết)

A. 1 phó từ
B. 2 phó từ
C. 3 phó từ
D. 4 phó từ

Câu 3: Câu “Trên phạm vi quốc gia, những tai họa do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân” có trạng ngữ không? (Biết)

A. Có
B. Không

Câu 4: Đoạn văn “Tham lam là nguồn gốc của mọi thói xấu. Có thể nói: Không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam.” sử dụng phép liên kết nào? (Biết)

A. Phép liên tưởng
B. Phép thế
C. Phép lặp
D. Phép nối

Câu 5: Câu “Ngoài ra, ranh giới giữa thói xấu và đức tốt chỉ là một sợi tóc” có mấy số từ? (Biết)

A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn

Câu 6: Trong văn bản trên, hành vi của kẻ tham lam được thể hiện qua những đâu? (Biết)

A. Mưu mô, gian dối,lừa đảo, thường xuyên không nói đúng sự thật…
B. Thậm thụt, mật đàm, mưu mô cho đến việc lôi kéo bè cánh, ám sát,…
C. Thường lấy đồ của người khác khi họ không để ý làm của riêng cho mình.
D. Hay kết bè phái để chia rẽ, kéo cánh, làm những việc trái với lương tâm.

Câu 7: Vấn đề bàn luận trong văn bản trên là gì? (Hiểu)

A. Bàn về lòng nhân ái
B. Bàn về tính trung thực
C. Bàn về lòng khiêm tốn
D. Bàn về tính tham lam

Câu 8: Trong đoạn văn “Ngoài ra, ranh giới giữa thói xấu và đức tốt chỉ là một sợi tóc. Ví dụ như thói ngạo mạn và lòng dũng cảm. Thói lỗ mãn và tính cương trực. Thói ngoan cố và lòng thành thực. Tính nông nổi và sự nhanh nhạy. Tố chất gốc tự nó không phải là xấu.”, tác giả đã dùng phép lập luận nào? (Hiểu)

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 6 Unit 8: Skill 2 Soạn Anh 6 trang 23 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2

A. Giải thích
B. Đối chiếu
C. So sánh
D. Phản đề

Câu 9: Qua văn bản trên em rút ra bài học gì cho bản thân? (Vận dụng)

Câu 10: Em có đồng ý với suy nghĩ của tác giả “Trên phạm vi quốc gia, những tai hoạ do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân” không? Vì sao? (Vận dụng).

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Em hãy viết bài văn bàn về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm. (Vận dụng cao)

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I ĐỌC HIỂU 6,0
1 B 0,5
2 C 0,5
3 A 0,5
4 C 0,5
5 A 0,5
6 B 0,5
7 D 0,5
8 B 0,5
9 HS nêu được bài học phù hợp cho bản thân. 1,0
10 HS nêu được ý kiến của mình sao cho phù hợp. Lí giải hợp lí (phù hợp với chuẩn mực đạo đức) 1,0
II VIẾT 4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: suy nghĩ cá nhân đối với hiện tượng một vấn đề mà em quan tâm. 0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; sau đây là một số gợi ý:

2.5

a. Nêu vấn đề

b. Triển khai vấn đề

– Thực trạng của vấn đề

– Nguyên nhân của vấn đề

– Tác hại của vấn đề

– Một số giải pháp

c. Kết thúc vấn đề

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

Ma trận đề thi giữa kì 2 Văn 7

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

6

0

2

0

0

2

0

60

2

Viết

Nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

30

5

10

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

35%

25%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Bảng đặc tả

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/ Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

– Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận.

– Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống.

– Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).

Thông hiểu:

– Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản.

– Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng.

– Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

– Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; các biện pháp tu từ như: nói quá, nói giảm nói tránh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.

Vận dụng:

– Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản.

– Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản.

6TN

2TN

2TL

2

Viết

Nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng.

1TL*

Tổng

6TN

2TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

35

25

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 Cánh diều

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

KIẾN VÀ CHÂU CHẤU

Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp bạn kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ. Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò truyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”. Kiến trả lời: “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châu chấu ạ”. “Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa”. Châu chấu mỉa mai. Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn.

Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, châu chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn kiến của chúng ta thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè.

(Truyện ngụ ngôn “Kiến và Châu chấu”- trang 3-NXB thông tin)

Câu 1. Truyện Kiến và châu chấu thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngụ ngôn.
B. Truyện đồng thoại.
C. Truyền thuyết.
D. Thần thoại.

Câu 2. Vào những ngày hè, chú châu chấu đã làm gì?

A. Nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng ca hát ríu ra ríu rít.
B. Siêng năng làm bài tập về nhà cô giáo phát.
C. Cần cù thu thập đồ ăn dự trữ cho mùa đông.
D. Giúp châu chấu mẹ dọn dẹp nhà cửa.

Tham khảo thêm:  

Câu 3. Châu chấu đã rủ kiến làm gì cùng mình?

A. Cùng nhau thu hoạch rau củ trên cánh đồng.
B. Trò chuyện và đi chơi thoả thích.
C. Cùng nhau về nhà châu chấu chơi.
D. Cùng nhau chuẩn bị lương thực cho mùa đông.

Câu 4. Trạng ngữ trong câu sau được dùng để làm gì ?

“Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít.”

A. Chỉ nguyên nhân.
B. Chỉ thời gian.
C. Chỉ mục đích.
D. Chỉ phương tiện.

Câu 5. Vì sao kiến không đi chơi cùng châu chấu?

A. Kiến không thích đi chơi.
B. Kiến không thích châu chấu.
C. Kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông.
D. Kiến không muốn lãng phí thời gian.

Câu 6. Theo em, châu chấu là những hình ảnh đại diện cho những kiểu người nào trong cuộc sống?

A. Những người vô lo, lười biếng.
B. Những người chăm chỉ.
C. Những người biết lo xa .
D. Những người chỉ biết hưởng thụ.

Câu 7. Vì sao kiến lại có một mùa đông no đủ?

A. Kiến còn dư thừa nhiều lương thực.
B. Kiến chăm chỉ, biết lo xa.
C. Kiến được bố mẹ cho nhiều lương thực.
D. Được mùa ngô và lúa mì.

Câu 8. Từ “kiệt sức” có nghĩa là gì?

A. Không còn sức để làm.
B. Không có sức khỏe.
C. Yếu đuối.
D. Yếu ớt.

Câu 9. Nếu là châu chấu trong câu chuyện, em sẽ làm gì trước lời khuyên của kiến?

Câu 10 . Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Trò chơi điện tử là món tiêu khiển khiển hấp dẫn, nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?

Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 7

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 A 0,5
2 A 0,5
3 D 0,5
4 B 0,5
5 C 0,5
6 A 0,5
7 B 0,5
8 A 0,5

9

– HS nêu được : – Em sẽ nghe theo lời kiến

– Em sẽ chăm chỉ cùng kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông

1,0

10

Bài học rút ra:

– Luôn chăm chỉ trong học tập và làm việc, không được ham chơi, lười biếng.

– Biết nhìn xa trông rộng.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về trò chơi điện tử

0,25

c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận

HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

0,5

– Nêu được vấn đề cần nghị luận

– Giải thích được khái niệm trò chơi điện tử là gì?

– Thực trạng của việc chơi trò chơi điện tử của lứa tuổi học sinh.

– Chỉ ra những lợi ích và tác hại của trò chơi điện tử.

– Đề xuất giải pháp.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.

0,25

Ma trận đề thi giữa kì 2 Văn 7

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngụ ngôn

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

1. Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 7

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

NGƯỜI ĂN XIN

Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ hoe và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại… Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay.

Trên người tôi chẳng có tài sản gì. Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

– Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:

– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.
Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

(Theo Tuốc-ghê-nhép)

Câu 1. Văn bản “Người ăn xin” thuộc kiểu loại văn bản nào?

A. Tự sự.
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.

Câu 2. Dáng vẻ của ông lão ăn xin được miêu tả như thế nào?

A. Đôi môi tái nhợt.
B. Đôi mắt đỏ hoe và giàn giụa nước mắt.
C. Áo quần tả tơi thảm hại.
D. Người ăn xin già lọm khọm.

Câu 3. Khi ông lão chìa tay xin, cậu bé có hành động như thế nào?

A. Lục túi và quyết định tặng ông ổ bánh mì mình vừa mua.
B. Lục túi và cho ông số tiền xu trong túi.
C. Xua tay và nói: “Cháu chẳng có gì để cho ông hết!”
D. Lục hết túi nọ túi kia nhưng chẳng có gì để cho ông lão.

Tham khảo thêm:  

Câu 4. Những lời nói và hành động ân cần của cậu bé đã chứng tỏ điều gì?

A. Cậu bé rất thương ông lão ăn xin
B. Cậu bé rất sợ ông lão ăn xin.
C. Cậu bé không thích giúp đỡ ông lão ăn xin.
D. Cậu bé rất ghét ông lão ăn xin.

Câu 5. Cậu bé không có gì để cho ông lão nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão điều gì?

A. Một chút bánh mì và thức ăn.
B. Sự thông cảm và kính trọng.
C. Một lời xin lỗi mong ông đừng giận.
D. Một chút tiền lẻ để mua áo ấm.

Câu 6. Khi ông lão cảm ơn cậu bé, cậu bé nhận ra, mình đã nhận được điều gì từ ông lão ăn xin?

A. Cậu nhận được sự thương cảm từ ông lão ăn xin.
B. Cậu nhận được lòng biết ơn, sự đồng cảm từ ông lão ăn xin.
C. Cậu nhận được một lời xin lỗi từ ông lão ăn xin.
D. Cậu nhận được một bài học từ ông lão ăn xin.

Câu 7. Từ “Tài sản” có nghĩa là gì?

A. Là vật chất hoặc tinh thần của cậu bé.
B. Là của cải vật chất hoặc tinh thần có giá trị của cậu bé.
C. Là của cải vật chất có giá trị của cậu bé.
D. Là tinh thần có giá trị của cậu bé.

Câu 8. Ông lão nói: “Như vậy cháu đã cho lão rồi”, câu nói cho thấy điều gì?

A. Ông lão cảm ơn vì cậu bé đã cho ông thứ gì đó.
B. Ông lão đã thương cảm rằng cậu cũng không có gì cả.
C. Ông lão đã hiểu rằng cậu không có gì để cho lão.
D. Ông lão đã thấu hiểu tấm lòng chân thành của cậu.

Câu 9. Nêu nội dung chính của câu chuyện?

Câu 10 . Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1 A

0,5

2 D

0,5

3 D

0,5

4 A

0,5

5 B

0,5

6 B

0,5

7 B

0,5

8 D

0,5

9

* HS nêu được :

– Câu chuyện ca gợi tình thương giữa con người với con người, chỉ cần có tấm lòng giúp đỡ người khó khăn hơn mình dù mình không có gì cũng là một điều đáng trân quý.

1,0

10

* Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện. Hs có thể nêu 1 trong các bài học sau:

– Hãy biết yêu thương, đồng cảm và giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

– Ca ngợi tấm lòng nhân ái, biết đồng cảm xót thương tới những mảnh đời bất hạnh, khốn khổ như ông lão ăn xin.

– Cách cho và nhận trong cuộc sống chỉ cần chân thành, có tấm lòng thì đều đáng quý.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về sự đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay

0,25

c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

0,5

– Nêu được vấn đề cần nghị luận: Đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay đối với tất cả mọi người.

– Giải thích được khái niệm “ Đồng cảm”là gì? “ Chia sẻ” là gì?

+ Đồng cảm: Là biết rung cảm trước những buồn, vui của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời mình, luôn đặt mình trong hoàn cảnh của mọi người để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của mình.

+ Sẻ chia: Cùng người khác sẻ chia niềm vui, nỗi buồn, sẵn sàng có mặt khi người khác cần. Không tỏ thái độ thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kị, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ.

– Bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên: Hs có thể nêu ý kiến tán thành, không tán thành hoặc vừa tán thành vừa không tán thành.

– Sử dụng lí lẽ,

– Nêu bằng chứng.

– Kết hợp lí lẽ và bằng chứng.

Ví dụ: Khi tán thành phải chỉ ra được những mặt lợi của sự đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay đối với tất cả mọi người….)

Mặt lợi củasựđồng cảm và sẻ chia: Là nếp sống đẹp, là lối sống được coi trọng trong xã hội ta hiện nay.

+ Làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn.

+ Làm cho một dân tộc, một đất nước trở nên vững mạnh (dẫn chứng ).

Mặt hạn chế: Nhiều sống ích kỷ, vô cảm do bị cuốn theo những tham vọng vật chất của nhiều người trong xã hội hiện nay.

* Khẳng định lại ý kiến của bản thân.

– Phải biết sống đồng cảm, sẻ chia không chỉ trong suy nghĩ, tình cảm mà phải hành động thực tế .

– Có tinh thần giúp đỡ, hi sinh cho những người xung quanh mình.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.

0,25

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện Tự sự

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

……………

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi Văn 7 giữa kì 2 năm 2022 – 2023

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 16 Đề thi giữa kì 2 Văn 7 (Có ma trận, đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *