Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 5 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn GDCD 6 (Có đáp án + Ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 5 Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 năm 2022 – 2023.

Mỗi đề thi đều có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô tham khảo xây dựng đề thi giữa kì 2 năm 2022 – 2023 cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn, Tin học, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên 6. Mời thầy cô và các em tải 5 đề giữa kì 2 môn GDCD 6:

Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

  • Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 1
  • Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 2
  • Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 3

Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 1

Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 6

TRƯỜNG THCS…………
Họ và tên: …………………..
Lớp: 6A …………………..

Thứ ……… ngày ….. tháng 03 năm 2023

KIỂM TRA GIỮA HKII
Năm học: 2022 – 2023
MÔN: GDCD- LỚP 6
Thời gian: 45 phút

Câu 1: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội được gọi là

A. tình huống sư phạm.
B. tình huống nguy hiểm.
C. tình huống vận động.
D. tình huống phát triển.

Câu 2: Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ

A. tự nhiên.
B. tin tặc.
|C. con người.
D. lâm tặc.

Câu 3: Chủ động tìm hiểu, học tập các kỹ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin để thoát khỏi

A. nguy hiểm
B. người tốt.
C. bản thân.
D. bố mẹ.

Câu 4: Chủ động tìm hiểu, học tập các kỹ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta có thái độ như thế nào khi ứng phó với tình huống nguy hiểm trong cuộc sống?

A. Lo sợ và hoảng loạn
B. Lo sợ và rụt rè.
C. Bình tĩnh và tự tin.
D. Âm thầm chịu đựng.

Câu 5: Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức

A. của cải vật chất, thời gian, sức lực.
B. các truyền thống tốt đẹp.
C. các tư tưởng bảo thủ
D. lối sống thực dụng.

Câu 6: Sống tiết kiệm không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Biết quý trọng thành quả lao động của bản thân và người khác.
B. Đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc.
C. Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.
D. Bị người khác khinh bỉ và xa lánh.

Câu 7: Đối lập với tiết kiệm là

A. xa hoa, lãng phí.
B. cần cù, chăm chỉ.
C. cẩu thả, hời hợt.
D. trung thực, thẳng thắn.

Câu 8: Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta

A. làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.
B. sống có ích.
C. yêu đời hơn
D. tự tin trong công việc.

Câu 9: Công dân là người dân của

A. một làng.
B. một nước.
C. một tỉnh.
D. một huyện.

Câu 10: Công dân là người dân của một nước, có quyền và nghĩa vụ do

A. pháp luật quy định.
B. người khác trao tặng.
C. mua bán mà có.
D. giáo dục mà có.

Câu 11: Căn cứ để xác định công dân của một nước là dựa vào

A. Quốc tịch.
B. chức vụ.
C. tiền bạc.
D. địa vị

Câu 12: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người

A. có Quốc tịch Việt Nam
B. sinh sống ở Việt Nam.
C. đến Việt Nam du lịch.
D. hiểu biết về Việt Nam

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1 (4 điểm): Thế nào là tiết kiệm? Nêu biểu hiện của tiết kiệm. Tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào? Hãy nêu một số việc làm thể hiện tính tiết kiệm của em?

Câu 2 (3 điểm): Trên đường đi làm về, bác Nga phát hiện một đứa bé sơ sinh bị bỏ rơi ở gốc đa đầu làng. Thấy em bé khóc, đói, không ai chăm sóc nên bác đã đưa em bé về nhà, làm các thủ tục nhận con nuôi và đặt tên cho bé là Bình An.

Câu hỏi: Theo em, bé Bình An có được mang quốc tịch Việt Nam không? Vì sao?

Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 6

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

ĐA

B

C

A

C

A

D

A

A

B

A

A

A

II. PHẦN TỰ LUẬN

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1

(4 điểm)

Tiết kiệm là: biết sử dụng 1 cách hợp lí, đúng mức của cải, vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

Tiết kiệm biểu hiện ở việc: chi tiêu hợp lí; tắt các thiết bị điện và khoá vòi nước khi không sử dụng; sắp xếp thời gian làm việc khoa học; sử dụng hợp lí và khai thác hiệu quả tài nguyên (nước, khoáng sản,…); bảo quản đồ dùng học tập, lao động khi sử dụng; bảo vệ của công;…

– Ý nghĩa:

+ Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng thành quả lao động của bản thân và của người khác.

+ Đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc và thành công.

– HS liên hệ bản thân

0,5 điểm

0,75 điểm

0,75 điểm

0,5 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Theo em, bé Bình An được mang quốc tịch Việt Nam. Vì theo Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014. Điều 18. Quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam.

1. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

2 điểm

1 điểm

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn cách sử dụng viên uống rau củ DHC đúng và hiệu quả nhất

Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 6

TT

Mạch nội dung

Chủ đề

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tỉ lệ

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục KNS

Ứng phó với tình huống nguy hiểm.

2 câu

2 câu

4 câu

1,0

2

Giáo dục kinh tế

Tiết kiệm

2 câu

2 câu

1/2 câu

1/2câu

4 câu

1 câu

5,0

3

Giáo dục pháp luật

Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2 câu

2 câu

1/2 câu

1/2 câu

4 câu

1 câu

4.0

Tổng

6

6

1/2

1,0

1/2

12

2

10 điểm

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

30%

70%

Tỉ lệ chung

60%

40%

100%

Bản đặc tả đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 6

TT

Mạchnội dung

Chủ đề

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Giáo dục KNS

1. Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Nhậnbiết:

Nêu được tình huống nguy hiểm là gì?

– Nêu được hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em.

Thông hiểu:

Nêu được cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn.

Vận dụng:

Thực hành cách ứng phó trong một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn.

2TN

2TN

2

Giáo dục kinh tế

2. Tiết kiệm

Nhận biết:

Nêu được khái niệm của tiết kiệm

– Nêu được biểu hiện của tiết kiệm (thời gian, tiền bạc, đồ dùng, điện, nước, ..)

Thông hiểu:

– Giải thích được ýnghĩa của tiết kiệm.

Vận dụng:

– Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống, học tập.

– Phê phán những biểu hiện lãng phí thời gian, tiền bạc, đồ dùng, …

Vận dụng cao:

Nhận xét, đánh giá việc thực hành tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh.

2 TN

2 TN

1/2 TL

1/2 TL

3

Giáo dục pháp luật

3. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhận biết:

Nêu được khái niệm công dân.

-Nêu được quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Thông hiểu:

-Trình bày được căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam, công dân Việt Nam.

Vận dụng:

Thực hiện được một số quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam.

2 TN

2 TN

1/2

1/2

Tổng

06 TN

06 TN

+1/2TL

1,5 TL

1/2 TL

Tỉ lệ %

30

30

30

10

Tỉ lệ chung

60%

40%

Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 2

Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng số câu

Tổng

thời gian

TỶ

LỆ

%

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

CH TN

Thời gian

CH

TL

Thời gian

CH TN

Thời gian

CH

TL

Thời gian

CH TN

Thời gian

CH

TL

Thời gian

CH TN

Thời gian

CH

TL

Thời gian

CH

TN

CH

TL

1

Ứng phó với tình huống nguy hiểm

1. Khái niệm, biểu hiện của những tình huống nguy hiểm.

2. Chủ động học tập, tìm hiểu cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm.

2

2

1

1

0,5

5

0,5

9

3

1

17

27,5%

2

Tiết kiệm

1. Khái niệm, biểu hiện của tiết kiệm.

2. Biểu hiện của tiết kiệm.

3. Hiểu và xác định được thành ngữ có liên quan tới tiết kiệm

2

2

0,8

6

2

2

1

1

0,2

3

5

1

14

37,5%

3

Công dân nước CHXHCNVN

1.Khái niệm công dân, quốc tịch.

2.Hiểu và xác định được quyền và nghĩa vụ của công dân nước CHXHCNVN

4

4

1

10

4

1

14

35,0%

Tổng

8

8

0,8

6

2

2

1

10

2

2

0,7

8

0,5

9

12

3

45

15

Tỷ lệ %

40

30

20

10

30

70

100

Tổng điểm

4

3

2

1

3

7

10

Bảng đặc tả đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6

TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Chuẩn kiến thức kỹ năng/yêu cầu cần đạt cần kiểm tra Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

1

Ứng phó với tình huống nguy hiểm

1. Khái niệm, biểu hiện của những tình huống nguy hiểm.

2. Chủ động học tập, tìm hiểu cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm.

1. Nhận biết:

– Biết được cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm

2. Thông hiểu

Hiểu được cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm

3. Vận dụng:

Có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào tình huống cụ thể

4. Vận dụng cao:

Đóng vai xử lí tình huống cụ thể trong cuộc sống

2

C 1, 2

1,5

C 3

C 15 (0,5%)

0.5

C 15

(0,5%)

2

Tiết kiệm

1. Khái niệm, biểu hiện của tiết kiệm.

2. Biểu hiện của tiết kiệm.

3. Hiểu và xác định được thành ngữ có liên quan tới tiết kiệm

1. Nhận biết:

– Biết được thế nào là tiết kiệm, một số biểu hiện của tiết kiệm.

2. Thông hiểu:

– Hiểu được biểu hiện của tiết kiệm

3. Vận dụng:

– Nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo yêu cầu của tính tiết kiệm

3,8

C 4,5

C 13

(0,8 %)

2

C 7, 8

1.2

C6, 13 (0,2%)

3

Công dân nước CHXHCNVN

1. Khái niệm công dân, quốc tịch.

2. Hiểu và xác định được quyền và nghĩa vụ của công dân nước CHXHCNVN

1. Nhận biết:

– Nhận biết được khái niệm công dân, quốc tịch.

2. Thông hiểu:

Hiểu và xác định được quyền và nghĩa vụ của công dân nước CHXHCNVN

4

C9,10,11,12

1

C 14

Tổng

8,8

3

2,7

0,5

Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6

PHÒNG GD VÀ ĐT…..

TRƯỜNG: THCS…..

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II – NĂM HỌC 2022 – 2023
Môn thi: GDCD – Lớp 6

Thời gian làm bài: 45 phút
không tính thời gian phát đề

Phần I. Trắc nghiệm: 3 điểm (Mỗi câu đúng 0.25 đ)

* Khoanh tròn vào chữ cái của ý mà em cho là đúng nhất ở mỗi câu hỏi sau:

Câu 1: Hành vi nào sau đây không đúng tình huống nguy hiểm con người?

A. Trước khi ra khỏi nhà H khóa cửa cẩn thận.
B. Khi ở nhà một mình người lạ xin vào nhà, H bảo chờ cha mẹ về.
C. Tình huống nguy hiểm chỉ xảy ra với trẻ em.
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Người lạ cho H tiền và rủ H đi chơi
B. Thấy một nhóm học sinh lớp bạn gây đòi đánh bạn cùng đi học với mình, H tránh đi coi như không liên quan tới mình.
C.Trên đường đi học về H rủ bạn tắm sông.
D. Cuối tuần H xin cha mẹ cho mình đi học bơi ở trung tâm .

Câu 3: Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, công nhân ở các tỉnh thành khác trở về địa phương em. Em và gia đình cần phải làm gì?

A. Đến nhà thăm hỏi, động viên
B. Kỳ thị, xa lánh
C. Ở nhà, tránh tiếp xúc
D.Tất cả các ý a, b, c

Câu 4: Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?

A. Tiết kiệm tiền để mua sách.
B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.
C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.
D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.

Câu 5: Câu nào sau đây nói về đức tính tiết kiệm?

A. Tích tiểu thành đại.
B. Học, học nữa, học mãi.
C. Có công mài sắt có ngày nên kim.
D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Câu 6: Nhà em trồng luống rau ở ngoài vườn, hằng ngày em thường thấy bố em lấy nước sử dụng trong gia đình để tưới rau trong khi đó trong nhà không có đủ nước sạch để dùng, không lấy nước ngoài ao để tưới rau. Sau khi học xong bài này, em sẽ khuyên bố như thế nào?

A. Khuyên bố dùng nước ngoài ao để tưới rau, nước trong nhà để dùng cho sinh hoạt gia đình.
B. Không nói gì cả.
C. Em đồng tình với việc làm đó của bố.
D. Em lấy nước sạch ra tưới rau giúp bố.

Câu 7: Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta:

A. làm giàu cho bản thân, gia đình và đất nước.
B. sống có ích.
C. yêu đời hơn.
D. tự tin trong công việc.

Câu 8: Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em sẽ làm gì?

A. Chơi game.
B. Lên Facebook nói chuyện với mọi người.
C. Đi chơi với bạn bè.
D. Học bài cũ và soạn bài mới, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà.

Câu 9: Trường hợp nào là công dân nước CHXHCN Việt Nam?

A. Trẻ em mồ côi cha mẹ.
B. Mẹ là người Việt Nam, bố là người nước ngoài.
C. Mẹ là người nước ngoài, bố là người Việt Nam.
D. Cả A, B, C.

Câu 10: Công dân nước CHXHCNVN là?

A. Tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam
B. Tất cả những người có quốc tịch Việt Nam.
C. Tất cả những người Việt Nam dù sinh sống ở quốc tịch nào.
D. Tất cả những người có quyền và nghĩa vụ do nhà nước Việt Nam quy định.

Câu 11: Người Việt Nam dưới 18 tuổi được gọi là công dân nước CHXNCN Việt Nam không?

A. Có vì người đó sinh ra tại Việt Nam.
B. Có vì người đó đủ tuổi theo quy định của pháp luật.
C. Không vì người đó không sinh ra tại Việt Nam.
D. Không vì người đó không đủ tuổi theo quy định của pháp luật.

Câu 12: Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu?

A. Luật Quốc tịch Việt Nam.
B. Luật hôn nhân và gia đình.
C. Luật đất đai.
D. Luật trẻ em.

Phần II. Tự luận (7 điểm):

Câu 13: (2,5 điểm) Thế nào là tiết kiệm? (Nhận biết – 1đ). Nêu biểu hiện của tiết kiệm (Nhận biết – 1đ). Cho ví dụ? (Vận dụng – 0.5đ)

Câu 14: (2,5 điểm) Bố mẹ M là người Anh qua Việt Nam làm ăn và sinh sống, M sinh ra ở Việt Nam. Theo em, M có phải là công dân Việt Nam hay không? Vì sao? (Thông hiểu 2.5đ)

Câu 15: (2 điểm). Nghỉ học, N được bố mẹ cho đi du lịch biển cùng cơ quan của bố. Khi đang bơi cùng mọi người, N bất ngờ bị dòng xoáy cuốn ra xa bờ. Quá bất ngờ và sợ hãi nên N cố gắng thoát khỏi dòng nước bằng cách bơi ngược dòng. Thật may vì có một bác đang bơi gần đó thấy N gặp nguy hiểm nên gọi cứu hộ trên biển và N được lực lượng cứu hộ đưa lên thuyền.

a. Theo em có nhận xét gì về cách ứng phó của bạn N? (Vận dụng 1đ)

b. Nếu em là N, trong tình huống trên em sẽ làm như thế nào? (Vận dụng cao 1đ)

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6

Phần I. Trắc nghiệm: 3 điểm(Mỗi câu đúng 0.25 đ)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án C D C A A A A D D B D A

Phần II. Tự luận (7 điểm):

Câu Nội dung Điểm

13

(2,5 điểm)

– Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác

– Biểu hiện: bảo quản đồ, chi tiêu hợp lí, không xa hoa lãng phí, biết tự sắp xếp thời gian phù hợp…

– HS lấy đúng ví dụ về thực hành tiết kiệm (tuỳ vào ví dụ hs lấy)

Vd: Tiết kiệm tiền ăn sáng để mua sách tham khảo.

(1 đ)

(1,0 đ)

(0,5 đ)

14

(2,5 điểm)

– M không phải là công dân Việt Nam.

– Vì M sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam nhưng bố mẹ M là người mang quốc tịch Anh chỉ sang Việt Nam làm ăn sinh sống không có quốc tịch Việt Nam (xác định quốc tịch theo huyết thống- quốc tịch của cha hoặc mẹ)

(1,0đ)

(1,5đ)

15

(2 điểm)

a. Nhận xét:

N chưa ứng phó đúng khi bị cuốn vào dòng nước xoáy. Vì, nếu N làm như thế rất nguy hiểm đến tính mạng.

b. Nếu là N em sẽ:

Bình tĩnh, thả lỏng người theo dòng nước chảy, khi hết dòng ngược nước, em sẽ bơi song song vào bờ và ra hiệu cho lực lượng cứu trợ đến giúp.

(1,0đ)

(1,0đ)

Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 3

Ma trận đề thi giữa kì 2 môn GDCD 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

TT Chủ đề/Bài Nội dung kiểm tra Số lượng câu hỏi cho từng mức độ nhận thức Tổng số câu
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
TN TL TN TL TL TL TN TL

1

Ứng phó với tình huống nguy hiểm.

– Khái niệm, biểu hiện của những tình huống nguy hiểm.

– Nhận biết các kĩ năng để ứng phó với tình huống nguy hiểm.

– Hiểu được những tình huống nguy hiểm sẽ gây hậu quả xấu với cá nhân, gia đình, xã hội.

3

1/2

01

1/2

1/2

1/2

04

02

2

Tiết kiệm

– Nhận biết khái niệm, biểu hiện tiết kiệm. Nêu được ví dụ nói về tiết kiệm và ngược lại.

– Hiểu được ý nghĩa của đức tính tiết kiệm.

– Đưa ra được ví dụ cụ thể.

3

1/2

01

1/2

04

01

3

Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Nhận biết khái niệm công dân là gì

– Căn cứ để xác định công dân của một nước.

– Liên hệ những việc làm của bản thân để xứng đáng là công dân của nước Việt Nam.

2

1/2

2

1/2

04

01

Tổng số câu

8

1,5

4

1,5

1/2

1/2

12

4

Tổng số điểm

2,0

2,5

1,0

2,5

1,0

1,0

3,0

7,0

Tỉ lệ %

45

35

10

10

30

70

Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 6

I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0đ).

Hãy chọn 01 đáp án đúng nhất trong các đáp án đã cho sau: (Mỗi câu đúng, đạt 0,25đ)

Câu 1: Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau:

“Tình huống nguy hiểm từ…là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình, làm thiệt hại đến tính mạng, tài sản của cá nhân và xã hội”.

A. con người
B. thiên nhiên
C. động vật.
D. máy móc.

Câu 2: Phương án nào dưới đây thể hiện là một tình huống nguy hiểm do con người gây ra?

A. Bão
B. Sấm sét
C. Bạo lực học đường
D. Động đất

Câu 3: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về hành vi tiết kiệm?

A. Qua cầu rút ván
B. Năng nhặt chặt bị
C. Có chí thì nên
D. Ở hiền gặp lành

Câu 4: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có Quốc tịch tại

A. Trung Quốc.
B. Nhật Bản.
C. Nga.
D. Việt Nam.

Câu 5: Hành vi nào sau đây thể hiện tiết kiệm?

A. Bật điện ngay cả khi trong phòng đã sáng rõ.
B. Xả nước uống để rửa tay.
C. Tranh thủ thời gian học để chơi game.
D. Tắt quạt, điện khi ra khỏi lớp học.

Câu 6: Khi đang di chuyển trên đường mà gặp sấm, sét em sẽ:

A. Tiếp tục di chuyển xem như không có chuyện gì.
B. Dừng xe lại chỗ có gốc cây to để trú vì đó là nơi an toàn.
C. Chạy nhanh đến nhà gần nhất xin trú, chờ hết sấm sét mới di chuyển tiếp.
D. Đứng giữa đường chờ hết sấm, sét rồi đi tiếp vì đó cũng là cách an toàn.

Câu 7: Mỗi sáng mẹ cho em mười ngàn ăn sáng, em ăn hết năm ngàn, còn năm ngàn em bỏ vào heo đất là biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

A. Ngoan ngoãn.
B. Tiết kiệm.
C. Chăm chỉ.
D. Lười biếng.

Câu 8: Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, công dân ở các tình thành khác trở về địa phương em. Em và gia đình cần phải làm gì để phòng, chống dịch?

A. Tránh tiếp xúc ít nhất 3 ngày đầu để phòng ngừa.
B. Kỳ thị, xa lánh họ vì sợ lây dịch.
C. Đến nhà họ chơi vì lâu ngày rất nhớ.
D. Gọi chính quyền địa phương xử lí.

Câu 9: Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em thường làm việc nào dưới đây?

A. Chơi game.
B. Lên Facebook nói chuyện với mọi người.
C. Đi chơi với bạn bè.
D. Học bài, làm bài tập, giúp đỡ gia đình.

Câu 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là?

A. Những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam
B. Những người có quốc tịch Việt Nam.
C. Những người Việt Nam dù sinh sống ở nước nào.
D. Những người có quyền và nghĩa vụ do nhà nước Việt Nam quy định.

Câu 11: Tình huống nào sau đây không phải là tình huống nguy hiểm?

A. Mưa, gió, bão.
B. Sấm, sét.
C. Sạt, lở đất.
D. Nhật thực, nguyệt thực.

Câu 12: Anh T có bố là người Việt, mẹ là người Nga, anh T khai sinh và mang Quốc tịch Việt Nam nhưng bố mẹ lại cho anh sang Nhật Bản du học và đến Anh làm việc. Theo em anh T là công dân nước nào?

A. Việt Nam
B. Nước Nga
C. Anh
D. Nhật Bản

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 13: (2,0đ): Theo em, đức tính tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào? Hãy nêu hai ví dụ chưa biết tiết kiệm.

Câu 14: (2,0đ): Theo em, để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người và thiên nhiên, chúng ta cần phải có những kĩ năng gì? Em cần ghi nhớ những số điện thoại của ai?

Câu 15: (1,0đ). Công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước?

Câu 16: Tình huống: (2,0đ)

Trời nắng nóng, sau khi chơi đá bóng xong, các bạn rủ nhau xuống sông tắm.

Hỏi: a. Theo em, hành vi của các bạn có phải là tình huống nguy hiểm không? Vì sao?

b. Nếu em cùng đi đá bóng với các bạn, em nên làm gì trong tình huống trên?

Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 6

I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0đ). Học sinh trả lời đúng 0.25đ/câu.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

C

B

D

D

C

B

A

D

B

D

A

II: TỰ LUẬN (7,0đ).

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 13

2,0 điểm

– Học sinh trình bày được ý nghĩa của tiết kiệm.

+ Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng thành quả lao động; đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc và thành công.

– Nêu hai ví dụ chưa biết tiết kiệm.

+ Mẹ cho mười ngàn ăn sáng, em đòi thêm năm ngàn để ăn hàng.

+ Em chưa biết tranh thủ thời gian rảnh rỗi để học bài và làm bài tập.

1,0

0,5

0,5

Câu 14

2,0 điểm

– Theo em, để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người và thiên nhiên, chúng ta cần phải có những kĩ năng sau:

– Chủ động tìm hiểu, học tập các kĩ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin, thoát khỏi nguy hiểm trong cuộc sống.

– Luôn ghi nhớ các số điện thoại của người thân, các số điện thoại khẩn cấp:

+ 111: Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em

+ 112: Yêu cầu trợ giúp, tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn quốc

+113: Gọi công an hoặc cảnh sát khi có việc liên quan tới an ninh, trật tự

+114: Gọi cơ quan phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.

0,5đ

0,5đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

Câu 15

1,0 điểm

– HS nêu được khái công dân.

+ Công dân là người dân của một nước.

– Căn cứ để xác đinh công dân của một nước.

+ Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân của nước đó.

0,5đ

0,5đ

Câu 16

2,0 điểm

a. Theo em, hành vi của các bạn có phải là tình huống rất nguy hiểm. Vì các bạn đi tắm mà không có người lớn đi cùng, không mặc áo phao nên nguy cơ đuối nước rất cao.

b. Nếu em cùng đi với các bạn, em sẽ can ngăn không có các bạn tự ý xuống sông tắm.

– Nếu các bạn không nghe, em sẽ báo với người lớn ở gần đó hoặc chạy về báo với bố mẹ để ngăn chặn kịp thời, tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

1,0

0,5đ

0,5đ

….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi giữa học kì 2 môn GDCD 6!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 5 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn GDCD 6 (Có đáp án + Ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Mẫu đơn xin học hè Đơn xin học thêm hè

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *