Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023 – 2024 (Sách mới) 3 Đề thi giữa kì 1 Văn 11 (Có đáp án, ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi giữa kì 1 Văn 11 năm 2023 – 2024 tuyển chọn 3 đề kiểm tra có ma trận kèm theo hướng dẫn đáp án chi tiết đầy đủ. Thông qua đề thi giữa kì 1 Văn 11 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi, ôn tập cho các em học sinh của mình.

TOP 3 Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 11 gồm sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều được biên soạn với nhiều mức độ câu hỏi khác nhau gồm phần đọc hiểu và tập làm văn. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 11 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 3 đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 mời các bạn cùng theo dõi.

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều

Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 11

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

NHÀ THƠ VÀ NHỮNG ĐỐI THOẠI

Đối thoại 1: Với một nhà thơ

– Cháu thích làm gì nhất?

– Làm thơ

– (lắc đầu) Khổ lắm!

Đối thoại 2: Với một hoạ sĩ

– Nhớ tặng tôi tập thơ của em nhé!

– Nhất định rồi. Anh sẽ…

– Tôi sẽ đặt lên giá sách ở phòng khách nhà tôi. (!)

Đối thoại 3: Với một người buôn bán

– Cô thử đi buôn một chuyến xem,

Giàu hơn bán chữ trăm lần!

– Tôi không bán chữ

Tôi làm thơ

– Cô sống bằng gì?

– Viết báo

– Tôi chẳng viết nổi một dòng thơ

Quên đi

Đếm tiền sướng hơn chứ!

– Tôi làm thơ để giải toả những mong đợi

Con người tôi nếu trừ thơ, không còn là tôi nữa

Chị ta phá lên cười (!)

01.01.1998

(Vi Thuỳ Linh, Khát, NXB Phụ nữ, 20011, tr.111)

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Bài thơ có sự kết hợp giữa những cuộc đối thoại nào?

Câu 3. Trong bài thơ, nhà họa sĩ muốn được tặng thơ để làm gì?

Câu 4. Dấu chấm lửng (…) trong câu thơ “Nhất định rồi. Anh sẽ…” thể hiện thái độ gì của nhân vật trữ tình khi nghe nhà họa sĩ tỏ ý muốn được tặng thơ?

Câu 5. Tại sao người buôn bán lại “phá lên cười” khi nghe nhà thơ nói về nghề nghiệp của mình?

Câu 6. Hình ảnh nhân vật trữ tình – nhà thơ hiện lên ra sao qua cái nhìn của những nhân vật khác trong bài thơ? Điều đó thể hiện suy nghĩ gì của tác giả về những đam mê trong sáng tạo nghệ thuật?

Câu 11. Nếu đam mê một nghề nào đó nhưng ở vào tình cảnh như nhân vật trữ tình – nhà thơ trong bài thơ trên, bạn sẽ ứng xử như thế nào? Vì sao bạn chọn ứng xử như vậy?

Câu 8. Theo bạn, nếu một nhà thơ làm thơ “chỉ để giải tỏa những mong đợi” có tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đích thực không? Vì sao?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết một bài luận khoảng 500 – 800 chữ phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ Nhà thơ và những đối thoại (được dẫn ở trên) của Vi Thùy Linh.

Đáp án đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6.0

1

Thể thơ tự do.

0.5

2

Bài thơ có sự kết hợp giữa những cuộc đối thoại: giữa nhà thơ với đồng nghiệp (một nhà thơ thuộc thế hệ đàn anh), giữa nhà thơ với nhà họa sĩ, giữa nhà thơ với người buôn bán.

0.5

3

Nhà họa sĩ muốn được tặng thơ để “đặt lên giá sách ở phòng khách”.

0.5

4

Dấu chấm lửng thể hiện sự hồi hộp, mong muốn được biết nhà họa sĩ sẽ tiếp nhận như thế nào với tập thơ của mình.

1.0

5

Người đi buôn “phá lên cười” khi nghe nhà thơ nói về cái nghiệp làm thơ của mình vì với người đi buôn thì lời lãi là mục đích chính nên chị ta coi việc làm thơ là vô bổ, phù phiếm.

1.0

6

Qua cái nhìn của đồng nghiệp (đối thoại 1), nhà thơ hiện lên là người đáng thương, vì thích làm thơ là “khổ lắm”; qua cái nhìn của người họa sĩ, nhà thơ cũng giống như một người thợ bình thường, tạo ra những sản phẩm để trưng bày; qua cái nhìn của người đi buôn, nhà thơ hiện ra như một sự gàn dở vì làm những công việc phù phiếm. Điều đó thể hiện sự thấu hiểu những khó khăn, cô độc của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật.

1.0

11

– Nêu được cách ứng xử: rõ ràng.

– Trình bày lí do chọn cách ứng xử như vậy: nội dung trình bày đảm bảo tính logic, thuyết phục, hợp tình, hợp lí.

1.0

8

– Nêu được quan điểm của mình.

– Lí giải được quan điểm: nội dung lí giải đảm bảo tính logic, thuyết phục, ngắn gọn.

0.5

II

VIẾT

4.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

0.25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu sau:

2.5

* Giới thiệu được tên tác phẩm, tên tác giả, thể thơ tự do. Trình bày được những nội dung khái quát của bài thơ.

* Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp:

– Bài thơ mang hình thức một câu chuyện kể về ba cuộc đối thoại giữa nhà thơ với một nhà thơ đàn anh, một họa sĩ và một người buôn bán.

+ Ở đối thoại 1: nhân vật trữ tình được nhà thơ đàn anh thương cảm khi nói ra ý thích làm thơ; đó là sự thương cảm một cách ái ngại, cám cảnh cho những khổ ải của nghiệp cầm bút.

+ Ở đối thoại 2: nhân vật trữ tình có cảm giác hồi hộp, phấp phỏng khi được đề nghị tặng thơ; tuy nhiên sự vui mừng ấy nhanh chóng biến thành nỗi thất vọng khi nhà họa sĩ dùng thơ để trưng bày ở phòng khách.

+ Ở đối thoại 3: nhân vật trữ tình thấy mình thấy lạc lõng khi trong mắt người buôn bán, nhà thơ trở thành kẻ gàn dở vì làm những việc vô ích.

– Bài thơ có hình thức khác thường: bề ngoài giống như sự chắp vá vu vơ của những mẩu đối thoại tản mạn nhưng thực chất là những trăn trở, suy nghĩ về nghề nghiệp, về những thôi thúc sáng tạo tự thân của người nghệ sĩ.

d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.5

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 11

TT

Kĩ năng

Nội dung kiến thức / Đơn vị kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tỉ lệ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc

Thần thoại và sử thi

3

3

1

1

60

Truyện

Thơ trữ tình

2

Viết

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

1*

1*

1*

1*

40

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

Tổng

25

35

30

10

100

Tỉ lệ%

60

40

Đặc tả

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức/Kĩ năng

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tỉ lệ %

Nhận biết

Thông hiểu

Vận Dụng

Vận dụng cao

1

1. Đọc hiểu

1. Thần thoại.

Nhận biết:

– Nhận biết được không gian, thời gian trong truyện thần thoại.

– Nhận biết được đặc điểm của cốt truyện, câu chuyện, nhân vật trong truyện thần thoại.

– Nhận biết được đề tài; các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại.

– Nhận biết được bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong truyện thần thoại.

Thông hiểu:

– Tóm tắt được cốt truyện.

– Phân tích được những đặc điểm của nhân vật; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm.

– Chỉ ra được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại; lí giải được mối quan hệ giữa đề tài, chi tiết, câu chuyện và nhân vật trong tính chỉnh thể của truyện thần thoại.

– Xác định được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; chỉ ra và phân tích được những căn cứ để xác định chủ đề của văn bản.

– Lí giải được tình cảm, thái độ của người kể chuyện với nhân vật trong truyện thần thoại.

– Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản.

– Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Vận dụng:

– Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.

– Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học.

Vận dụng cao:

– Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản.

– Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng,… trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân.

– Liên hệ để thấy một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm thần thoại thuộc những nền văn học khác nhau.

3

3

1

1

50

2. Sử thi.

Nhận biết:

– Nhận biết được đặc điểm của không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật trong sử thi.

– Nhận biết được người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất); điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật, … trong sử thi.

– Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của sử thi.

– Nhận biết được bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong sử thi.

Thông hiểu:

– Tóm tắt được cốt truyện của đoạn trích / tác phẩm.

– Phân tích được những đặc điểm của nhân vật trong sử thi; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong đoạn trích / tác phẩm.

– Xác định được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; chỉ ra và phân tích được những căn cứ để xác định chủ đề của văn bản.

– Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản.

– Lí giải được tác dụng của việc lựa chọn nhân vật người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất); lựa chọn điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật, … trong sử thi.

– Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài; các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của sử thi; lí giải được mối quan hệ giữa đề tài, chi tiết, câu chuyện và nhân vật trong tính chỉnh thể của sử thi.

– Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật, sự kiện trong sử thi.

Vận dụng:

– Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.

– Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học.

Vận dụng cao:

– Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản.

– Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân.

– Liên hệ để thấy một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm sử thi thuộc những nền văn học khác nhau.

3. Truyện.

Nhận biết

Nhận biết lời kể, ngôi kể, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

– Nhận biết đề tài, không gian, thời gian, chi tiết tiêu biểu trong truyện.

– Nhận biết được những đặc điểm của nhân vật, cốt truyện, câu chuyện trong tác phẩm truyện.

– Nhận biết được bối cảnh lịch sử – văn hóa được thể hiện trong văn bản truyện.

Thông hiểu

– Tóm tắt được cốt truyện và lí giải được ý nghĩa, tác dụng của cốt truyện.

– Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện và lí giải được mối quan hệ giữa các yếu tố này trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

– Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của việc lựa chọn lời kể, ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm.

– Phân tích, đánh giá được đặc điểm của nhân vật và vai trò của nhân vật trong tác phẩm.

– Xác định được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm; chỉ ra được những căn cứ để xác định chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

– Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản.

– Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Vận dụng

– Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.

– Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học.

Vận dụng cao:

– Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản.

– Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân.

– Liên hệ để thấy một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm truyện thuộc những nền văn học khác nhau.

4. Thơ trữ tình.

Nhận biết:

– Nhận biết được các biểu hiện của thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, đối và các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ.

– Nhận biết được bố cục, những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong bài thơ.

– Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ.

– Nhận biết được bối cảnh lịch sử – văn hóa được thể hiện trong bài thơ.

– Nhận biết được những biểu hiện trực tiếp của tình cảm, cảm xúc trong bài thơ.

Thông hiểu:

– Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ.

– Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp và các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.

– Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp của bài thơ.

– Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ bài thơ.

Vận dụng:

– Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do bài thơ gợi ra.

– Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học Vận dụng cao:

– Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong bài thơ để lí giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ.

– Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn, cách cảm nhận riêng của tác giả về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

2

Viết

1. Nghị luận về một vấn đề xã hội.

Nhận biết:

Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

– Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

– Giới thiệu được vấn đề xã hội và mô tả được những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

– Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận.

Thông hiểu:

– Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.

– Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

– Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

– Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

– Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic.

Vận dụng cao:

– Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm; vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếng Việt để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết..

– Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết về vấn đề xã hội.

1*

1*

1*

1* câuTL

40

2. Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học.

Nhận biết:

– Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại của tác phẩm.

Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận.

Thông hiểu:

– Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học.

– Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm.

– Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

– Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm.

– Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm).

– Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic.

Vận dụng cao:

– Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm.

– Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết.

– Vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếng Việt lớp 10 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.

Tổng số câu

3 + 1*

3 + 1*

1 + 1*

1+ 1*

9

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

100%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Tham khảo thêm:  

* Phần kĩ năng viết có 1 câu được xếp chung cho tất cả các cấp độ.

Đề thi giữa kì 1 Văn 11 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 11

PHÒNG GD&ĐT…………

TRƯỜNG THPT……….

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM 2023 – 2024

Môn Ngữ văn 11

I. PHẦN ĐỌC (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

MÙI RƠM RẠ QUÊ MÌNH…

Ngọc Bích

(1) Tôi sinh ra từ một vùng sâu vùng xa ở bưng biền Đồng Tháp, lớn lên giữa hương đồng cỏ nội. Nơi tôi sống ruộng lúa không hẳn là thẳng cánh cò bay mà đủ ngan ngát mùi rơm rạ sau mỗi mùa gặt.

(2) Đối với những người sinh ra và lớn lên ở thôn quê thì dường như cánh đồng đã trở thành một phần ký ức chẳng thể nào quên, bởi nó gắn liền với tuổi thơ – phần thời gian trong trẻo nhất của một đời người.

(3) Trong ký ức của tôi, bức tranh đồng quê sống động một cách kỳ lạ. Đó là những sân phơi trải đầy lúa vàng, tụi con nít vẫn hay đi tới đi lui trên những thảm lúa ngoài sân để lúa mau khô, những bước chân nhỏ xinh in ngang dọc trên đệm lúa vàng. Chúng bước nhanh thật nhanh để tránh cái nắng trên đầu và cái nóng hừng hực dưới chân. Ngày mùa trong tôi còn là những ụ rơm, nhánh rạ trơ ra sau vụ gặt. Đâu đâu cũng thấy rơm rạ ngút ngàn, vàng những lối đi.

(4) Tôi thương cái mùi rơm rạ quê mình. Nó cứ thoang thoảng rồi loang dần, quấn chặt vào sống mũi. Mùi rơm rạ là mùi của đồng ruộng, mùi của mồ hôi ba ngày vác cuốc ra đồng, mùi của niềm vui mùa lúa trúng, mùi nỗi buồn nơi khoé mắt mẹ sau mỗi vụ thất thu.

(5) Nồi cơm mới thơm lừng, không những thơm bởi hạt gạo mà còn vì được đun bằng bếp rơm, lửa cháy bùng, cơm sôi ùng ục. Đó là cái mùi cứ phảng phất theo tôi, để rồi những tháng năm sau đóm tôi đi khắp mọi miền, đi qua những đồng lúa xanh tít mắt bất chợt nhớ đến mùi thơm ấy, mùi hương của rơm rạ và mùi của chén gạo thơm hương lúa mới. Cái mùi ấy ngan ngát trong lồng ngực không dễ quên của biết bao con người lớn lên từ ruộng đồng như tôi.

(6) […] Tôi lớn lên giữa mùi rơm rạ quê hương, mấy đứa bạn tôi giờ mỗi đứa một nơi. Có đứa qua xứ Tây Đô lập nghiệp, có đứa đi làm dâu tận vùng miệt thứ Cà Mau. Còn tôi… sống và làm việc ở phố thị xa hoa, đêm đêm nhớ nhà, nhớ mùi rơm rạ mà bật khóc. Chao ôi, cái mùi rạ nồng nồng khó tả.

(11) Mỗi lần về nhà đúng mùa gặt lúa, tôi hít lấy một hơi thật sâu như muốn nuốt hết cái không khí ấy, nhớ về mình còn là đứa trẻ của những tháng năm xưa. Những tháng năm đầu trần ngồi máy kéo ra đồng nghịch rơm, những tháng năm còn được nằm trọn trong vòng tay của ba mẹ.

(8) Có sợi rơm nào bay theo gió vương qua cành lá non, phảng phất hương vị của mùa mới, mùa của yêu thương, ước vọng và hy vọng. Tôi mang theo những khát khao, những ước mơ của mình gửi vào hương vị đó để thấy ấm áp, góp nhặt yêu thương cho riêng mình.

(9) Những kí ức tuổi thơ gắn liền với mùi rơm rạ quê hương bỗng chốc ùa về làm cho con đường đến sân bay trở nên ngắn ngủi. Tôi và anh tài xế công nghệ kia tạm gác lại những ký ức miền Tây thân thương của mình để hoà vào nhịp sống hối hả. Tôi tin là nó chỉ tạm lắng lại trong tâm thức mỗi người rồi đến khi gặp người “rà đúng tần số” hoặc đôi khi chỉ cần nhắc về hai tiếng miền Tây thì những ký ức thân thương ấy lại ào ạt ùa về. Đã là tuổi thơ, là quê hương thì làm sao mà quên cho được.

(Nhiều tác giả, Nghĩa tình miền Tây, NXB Hồng Đức, 2022, tr. 41-44)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong văn bản. (0,5 điểm) Phân tích tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố đó trong các đoạn (3), (4), (5) của văn bản. (0,5 điểm)

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Kể lại một truyện cổ tích hoặc một truyện ngắn mà anh (chị) yêu thích Dàn ý + 16 bài văn mẫu hay nhất

Câu 2. Xác định cách giải thích nghĩa của từ “ngan ngát” trong văn bản. (1,0 điểm)

Câu 3. Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được dùng trong đoạn (4). (1,0 điểm)

Câu 4. Xác định chủ đề của văn bản. (0,5 điểm) Em nhận xét như thế nào về chủ đề ấy? (0.5 điểm)

Câu 5. Em có đồng ý với quan điểm của tác giả rằng: những ký ức “chỉ tạm lắng lại trong tâm thức mỗi người” bởi “đã là tuổi thơ, là quê hương thì làm sao mà quên cho được”? Vì sao? (1,0 điểm)

Câu 6. Trong văn bản, tác giả đã đã gửi vào ký ức tuổi thơ “những khát khao, những ước mơ” để “thấy ấm áp, góp nhặt yêu thương cho riêng mình”. Còn với em, kí ức tuổi thơ có ý nghĩa gì trong cuộc sống con người? Hãy viết câu trả lời từ 8 – 10 dòng. (1,0 điểm)

II. PHẦN VIẾT (4,0 điểm)

Tình huống: Em tham gia vào chiến dịch Hoa phượng đỏ trong đội hình “Truyền thông 4.0”. Trong buổi ra mắt của đội, mỗi thành viên phải trình bày quan điểm của mình về “Trách nhiệm của giới trẻ trong thời đại 4.0”.

Nhiệm vụ: Hãy viết một bài văn nghị luận về một trách nhiệm mà em cho là quan trọng nhất đối với người trẻ trong thời đại 4.0.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 11

I. PHẦN ĐỌC

Câu

Nội dung

Điểm

1

Học sinh chỉ ra được ít nhất 01 yếu tố tự sự và 01 yếu tố trữ tình. Chẳng hạn:

+ Yếu tố tự sự: “Đó là những sân phơi trải đầy lúa vàng, tụi con nít vẫn hay đi tới đi lui trên những thảm lúa ngoài sân để lúa mau khô, những bước chân nhỏ xinh in ngang dọc trên đệm lúa vàng. Chúng bước nhanh thật nhanh để tránh cái nắng trên đầu và cái nóng hừng hực dưới chân.”

+ Yếu tố trữ tình: “Tôi thương cái mùi rơm rạ quê mình. Nó cứ thoang thoảng rồi loang dần, quấn chặt vào sống mũi.”

Tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố đó:

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt;

+ Vừa giúp tái hiện những kí ức tuổi thơ gắn với cánh đồng quê, vừa bộc lộ trực tiếp tâm tư, tình cảm của tác giả.

Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt khác, miễn hợp lí, thuyết phục.

0.25

0.25

0.25

0.25

2

– Học sinh chỉ ra nghĩa của từ “ngan ngát” được giải thích trong tác phẩm: Ngan ngát: (mùi thơm) dễ chịu và lan toả ra xa.

– Học sinh xác định cách giải thích nghĩa của từ: phân tích nội dung nghĩa của từ.

0.5

0.5

3

– Học sinh chỉ ra biện pháp tu từ: biện pháp liệt kê (đồng ruộng, mồ hôi ba, niềm vui mùa lúa trúng, nỗi buồn nơi khoé mắt mẹ), điệp từ “mùi”.

– Tác dụng: Tuỳ theo từng biện pháp tu từ, học sinh trình bày tác dụng khác nhau, song cần đáp ứng được các ý sau:

+ Giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho văn bản; tạo nên giọng điệu tha thiết, nhớ thương.

+ Nhấn mạnh ý mà tác giả muốn biểu đạt: những kỉ niệm thân thương gắn với mùi rơm rạ, mùi hương rơm rạ bao hàm tất cả những mùi hương khác của quê hương, gia đình; nhấn mạnh sự khắc sâu, không phai mờ của mùi rơm rạ trong tâm trí tác giả.

0.25

0.25

0.115

4

– Chủ đề của văn bản: Từ việc tái hiện những kí ức thân thương với cánh đồng, mùi rơm rạ quê hương; tác giả bộc lộ tình yêu thương, nỗi nhớ mong kỉ niệm xưa, đồng thời gián tiếp bộc lộ tình yêu quê hương, đất nước.

– Học sinh nhận xét về chủ đề. Chẳng hạn: Việc chọn lựa một mùi hương thân thuộc mà bình dị của đồng quê như mùa rơm rạ làm trung tâm của bài viết thay vì những gì cao cả, lớn lao là một cách độc đáo để thể hiện tình yêu quê hương. Qua những sự vật gần gũi, nhỏ bé, ta càng thấy được người viết gắn bó với quê hương sâu sắc, yêu quê hương từ những gì bình dị nhất.

0.5

0.5

5

– Học sinh trả lời đồng ý hay không.

– Học sinh lí giải lựa chọn của bản thân. Có thể lí giải theo nhiều cách, miễn hợp lí,thuyết phục.

0.25

0.115

6

– Học sinh nêu được ý nghĩa của kí ức tuổi thơ với cuộc sống con người.

– Học sinh phân tích, lí giải được các ý nghĩa ấy. (Vì sao kí ức tuổi thơ lại mang đến những ý nghĩa đó?)

– Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.

0.25

0.5

0.25

II. PHẦN VIẾT

Nội dung

Điểm

Mở bài

Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận: một trách nhiệm mà học sinh cho là quan trọng nhất đối với người trẻ trong thời đại 4.0.

0.25

Nêu khái quát được quan điểm của người viết về vấn đề cần bàn luận.

0.25

Thân bài

Giải thích được vấn đề cần bàn luận: Học sinh giải thích trách nhiệm mình chọn lựa là gì; nêu một số biểu hiện của trách nhiệm ấy trong thời đại 4.0.

0.25

Trình bày được hệ thống luận điểm thể hiện quan điểm của người viết.

+ Học sinh trình bày ít nhất 02 luận điểm; các luận điểm tạo thành một hệ thống, triển khai các phương diện của vấn đề.

+ Hệ thống luận điểm giúp thể hiện được quan điểm của người viết đã nêu ở mở bài.

0.5

0.25

Nêu được lí lẽ thuyết phục, đa dạng để làm sáng tỏ luận điểm: Các lí lẽ học sinh nêu ra phải thuyết phục, đa dạng. Có thể đáp ứng một số tiêu chí sau: (1) Soi chiếu vấn đề trên nhiều khía cạnh; (2) có những cơ sở vững chắc (từ lí thuyết và thực tiễn); (3) lập luận chặt chẽ. *

0.25

Nêu được bằng chứng đầy đủ, phù hợp, xác đáng để làm sáng tỏ lí lẽ:

+ Học sinh có nêu được bằng chứng phù hợp với lí lẽ;

+ Học sinh có phân tích bằng chứng để làm sáng tỏ lí lẽ;

0.25

0.25

Trao đổi với các ý kiến trái chiều một cách hợp lí:

+ Học sinh nêu ra được ít nhất 01 ý kiến trái chiều.

+ Học sinh trao đổi với ý kiến trái chiều một cách hợp lí.

0.25

0.25

Kết bài

Khẳng định lại quan điểm của bản thân.

0.25

Đề xuất giải pháp, bài học phù hợp.

0.25

Kĩ năng trình bày, diễn đạt

Có mở bài, kết bài gây ấn tượng.

0.25

Diễn đạt rõ ràng, rành mạch, không mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp:

+ Diễn đạt rõ ràng, rành mạch;

+ Không mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.

0.25

0.25

TỔNG

10.0 ĐIỂM

Ma trận đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Đọc hiểu văn bản tản văn.

0

1.0

0

3.0

0

1.0

0

1.0

60

2

Viết

Viết một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

2.0

0

4.0

0

2.0

0

2.0

100

Tỉ lệ %

20.0%

40.0%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Đề thi giữa kì 1 Văn 11 Kết nối tri thức

Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 11

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Nếu bạn có sự chuẩn bị thì đó là phiêu lưu khám phá. Nếu không, đó là chuyến đi mạo hiểm.

Với một số người, cuộc sống là một hành trình. Trong khi với người khác, cuộc sống là một đường đua. Dù cuộc sống là hành trình hay đường đua thì nhiệm vụ của bạn vẫn là hướng về phía trước. Bạn không thể ở lì một chỗ nếu bạn vẫn còn thở, còn làm việc và còn tương tác với thế giới. Cứ tưởng tượng bạn như một con sò sống bên bờ biển, ngay cả khi bạn nằm im không di chuyển thì những con sóng vẫn có thể đưa bạn đi từ nơi này đến nơi khác. Nếu bạn có sự chủ động, bằng cách định hướng cuộc phiêu lưu của mình, thì bạn cũng lường trước được nơi bạn được đưa tới. Ngược lại, nếu cứ phó mặc cho con sóng thì bạn vẫn phiêu lưu đó thôi, nhưng bạn sẽ không biết mình sẽ đi đâu về đâu.

Chúng ta thường rất sợ mạo hiểm nhưng lại quên mất rằng càng sợ thì càng khiến bản thân lâm vào mạo hiểm. Trong điều kiện cuộc sống luôn bắt con người vận động, hành động mạo hiểm nhất chính là đứng yên… Tôi rất thích hai từ “dấn thân”, vì nó đã lột tả gần như trọn vẹn cuộc sống ngắn ngủi của con người. Chúng ta rất nhỏ bé, để tồn tại, bạn phải học cách vượt lên thay vì đứng yên một chỗ.

(Trích Đến cỏ dại cũng đàng hoàng mà sống, Phạm Sĩ Thanh)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Tham khảo thêm:   Một số biện pháp dạy tiết Luyện từ và câu lớp 3 Phương pháp giúp học sinh học tốt môn Luyện từ và câu

Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả, sự khác biệt giữa chuyến phiêu lưu khám phá và chuyến đi mạo hiểm là gì?

Câu 3 (1 điểm): Anh/chị hiểu thế nào về lối sống được đề cập trong câu văn Cứ tưởng tượng bạn như một con sò sống bên bờ biển, ngay cả khi bạn nằm im không di chuyển thì những con sóng vẫn có thể đưa bạn đi từ nơi này đến nơi khác?

Câu 4 (2 điểm): Viết một đoạn văn (10 – 12 dòng) để trả lời cho câu hỏi Khi đối mặt với thử thách trong cuộc sống, anh/chị chọn “đứng yên” hay “dấn thân”? Vì sao?

B. PHẦN LÀM VĂN (6 điểm)

Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo từ khi gặp thị Nở đến khi bị thị cự tuyệt trong đoạn trích Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 11

A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4,0 điểm)

Câu

Đáp án

Biểu điểm

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

Nếu bạn có sự chuẩn bị thì đó là phiêu lưu khám phá. Nếu không, đó là chuyến đi mạo hiểm.

0,5 điểm

Câu 3

Cứ tưởng tượng bạn như một con sò sống bên bờ biển, ngay cả khi bạn nằm im không di chuyển thì những con sóng vẫn có thể đưa bạn đi từ nơi này đến nơi khác.

– Đánh giá: Câu văn đề cập đến một lối sống khá phổ biến trong bộ phận thế hệ trẻ hiện nay

– Giải thích:

+ Bạn như một con sò nằm im không di chuyển, sống bên bờ biển là nói đến lối sống không có sự vận động, không tự thay đổi để thích nghi và vươn lên trước những biến động trong cuộc sống.

+ Dù vậy, những con sóng vẫn có thể đưa bạn đi từ nơi này đến nơi khác nghĩa là lối sống đó sẽ khiến con người trở nên thụ động, bị xô đẩy bởi hoàn cảnh và không biết mình sẽ đi đâu về đâu.

0,25 điểm

0,115 điểm

Câu 4

1. Hình thức:

– Đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo dung lượng.

– Không sai chính tả, không mắc các lỗi về diễn đạt, dùng từ.

0,5 điểm

2. Nội dung:

– Nêu rõ sự lựa chọn của bản thân: Dấn thân

– Lí giải sự lựa chọn:

+ Giải thích: dấn thân là gì?

Dấn thân là vượt lên phía trước, sẵn sàng đương đầu với thử thách, khó khăn phía trước à Đánh giá: là hành động tích cực.

+ Nguyên nhân: với cá nhân/ với cộng đồng, “dấn thân” có ý nghĩa gì?

· Vượt lên khó khăn tức là bạn dám thoát ra khỏi cái bóng của bản thân, mở rộng giới hạn của chính mình, đạt hiệu quả cao trong công việc – khẳng định bản thân

· Tạo ra cơ hội tốt cho bản thân phát triển để gặt hái được thành công, cuộc sống vui vẻ hơn, có ý nghĩa hơn

– Dẫn chứng: nhiều sinh viên ra trường không ngại khó, ngại khổ xung phong đến vùng xa xôi, hẻo lánh mang cái chữ và ánh sáng tri thức cho trẻ em vùng cao…

– Mở rộng: cần phân biệt dấn thân và liều lĩnh; phê phán những người luôn ngại ngần, sợ hãi, chạy trốn trước khó khăn.

– Liên hệ: rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

1,5 điểm

B. PHẦN LÀM VĂN: (6,0 điểm)

Hình thức

Đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

1,0 điểm

Đủ luận điểm, luận cứ, lập luận chặt chẽ, có liên kết.

Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

Nội dung

A. MỞ BÀI

– Giới thiệu tác giả Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo.

– Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận và giới hạn đề: Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo từ khi gặp thị Nở đến khi thị bị cự tuyệt là một thành công lớn trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao.

0,115 điểm

B. THÂN BÀI

1. Khái quát đầu: giới thiệu chung về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt ngắn gọn cốt truyện.

2. Phân tích

2.1. Giới thiệu về nhân vật Chí Phèo, tóm tắt ngắn gọn cuộc đời Chí Phèo trước khi gặp thị Nở

– Chí Phèo là một con người đáng thương khi bị bỏ rơi từ nhỏ, lớn lên nhờ sự cưu mang của dân làng Vũ Đại. Năm 20 tuổi, anh làm canh điền cho nhà Lí Kiến.

– Chí Phèo là một con người có bản chất lương thiện, giàu lòng tự trọng, có ước mơ về một mái ấm gia đình giản dị.

– Bởi một con ghen tuông vô lí, Lí Kiến đã đẩy Chí vào tù. Nhà tù thực dân đã biến một anh thanh niên tốt bụng, hiền lành thành một tên lưu manh, rồi bị Bá Kiến – tên địa chủ cường hào đục khoét biến thành một “con quỷ dữ”.

– Trước khi gặp thị Nở, Chí Phèo triền miên trong cơn say rượu. Hắn mất đi ý thức, cảm xúc con người và trở thành tay sai đắc lực, công cụ hữu hiệu của Bá Kiến à Là “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại.

2.2. Gặp thị Nở

– Giới thiệu nhân vật thị Nở: là người đàn bà xấu xí, dở hơi, ế chồng à làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn lương thiện, tràn đầy tình yêu thương của cô.

– Cuộc gặp gỡ của Chí Phèo với thị Nở: Chí Phèo đến với thị Nở bằng bản năng sinh vật của một gã đàn ông say rượu, bằng tính cách của một thằng lưu manh vừa ăn cướp vừa la làng

– Chí Phèo thức tỉnh, trở về với con người lương thiện.

2.3. Diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp thị Nở

– Tỉnh rượu:

+ Ý thức về không gian sống cái lều ẩm thấp

+ Lắng nghe các âm thanh của cuộc sống: tiếng cười nói của những người đi chợ, tiếng chim hót ríu rít, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo, tiếng những người bán vải nói chuyện với nhau

– Tỉnh ngộ: nhận thức được thời gian quá khứ – hiện tại – tương lai

+ Nhớ về quá khứ với ước mơ có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng bỏ lại một con lợn nuôi làm vốn liếng, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm à Nuối tiếc

+ Ý thức được bi kịch của hiện tại: già mà vẫn còn cô độc, đã tới cái dốc bên kia của đời… à Đau khổ

+ Nghĩ đến tương lai: như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau à Mù mịt, lo sợ

– Khát vọng hoàn lương thể hiện qua chi tiết bát cháo hành:

+ Những cảm xúc của con người quay trở lại trong con người Chí Phèo: ngạc nhiên, xúc động thấy mắt hình như ươn ướt, vừa vui vừa buồn, ăn năn

+ Suy nghĩ: những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo ăn rất ngon à cảm nhận được vị ngon của cháo và cảm nhận được hương vị của tình yêu thương mà bấy lâu nay hắn chưa bao giờ có.

+ Hành động:

· Hắn thấy lòng thành trẻ con, hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ

· Tỏ tình với thị Nở: giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?, hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui

à Khát khao hạnh phúc, khát khao mái ấm gia đình

+ Đặt niềm tin, hi vọng vào thị Nở sẽ mở đường cho hắn quay trở lại xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện

à Khát khao lương thiện

2.4. Ý nghĩa chi tiết bát cháo hành và ý nghĩa cuộc gặp gỡ với thị Nở

– Ý nghĩa chi tiết bát cháo hành:

+ Là liều thuốc giải cảm hữu hiệu, liều thuốc giải độc khiến Chí thức tỉnh

+ Chứa đựng tình thương, sự quan tâm của con người dành cho đồng loại

+ Là hạnh phúc muộn màng mà Chí được hưởng

– Ý nghĩa cuộc gặp gỡ với thị Nở:

+ Thức tỉnh phần người bấy lâu nay bị vùi lấp ở Chí để hắn trở về sống kiếp người một cách bình yên.

+ Khẳng định bản chất lương thiện của con người dù họ bị vùi dập, hủy hoại, tha hóa.

+ Thông điệp: sức mạnh của tình yêu thương có thể cảm hóa con người

3. Khái quát cuối

– Giá trị nội dung: hiện thực và nhân đạo

+ Phản ánh mâu thuẫn giai cấp gay gắt ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám

+ Thể hiện tình yêu thương của Nam Cao với những số phận nghèo khổ

+ Tố cáo xã hội bất nhân đẩy những người nông dân hiền lành lương thiện vào con đường tha hóa

+ Phát hiện, khẳng định, đề cao bản chất lương thiện của con người nghèo khổ

+ Khẳng định sức mạnh cảm hóa con người của tình yêu thương

– Giá trị nghệ thuật

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật thông qua hành động, độc thoại nội tâm

+ Nghệ thuật kể chuyện linh hoạt, không theo thứ tự thời gian một chiều

+ Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ sống động, phù hợp với cá tính riêng của từng nhân vật

0,5 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

C. KẾT BÀI

– Khẳng định lại nội dung: Đoạn trích miêu tả diễn biến tâm lí của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở đến khi bị thị cự tuyệt là một đoạn văn xuất sắc, thể hiện rõ tài năng của Nam Cao trong nghệ thuật xây dựng nhân vật tiêu biểu, điển hình.

– Khẳng định giá trị, ý nghĩa trường tồn của tác phẩm.

0,115 điểm

Ma trận đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu

2

1

3

3,0

Thực hành tiếng Việt

1

1

1,0

Làm văn

1

1

6,0

Tổng số câu TN/TL

2

1

1

1

5

10,0

Điểm số

1,0

1,0

2,0

6,0

10,0

10,0

Tổng số điểm

1,0 điểm

10 %

1,0 điểm

10 %

2,0 điểm

20 %

6,0 điểm

60 %

10 điểm

100 %

10 điểm

BẢN ĐẶC TẢ

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

1. Đọc hiểu

Nhận biết

– Xác định được phương thức biểu đạt chính của văn bản.

– Từ văn bản, chỉ ra được điểm khác nhau giữa “chuyến phiêu lưu khám phá” và “chuyến đi mạo hiểm”

2

– C1

– C2

Vận dụng

Viết đoạn văn trả lời cho câu hỏi: Khi đối mặt Khi đối mặt với thử thách trong cuộc sống, anh/chị chọn “đứng yên” hay “dấn thân”? Vì sao?

1

C4

2. Thực hành tiếng Việt

Thông hiểu

– Lí giải được cách hiểu của bản thân về lối sống được đề cập trong câu văn Cứ tưởng tượng bạn như một con sò sống bên bờ biển, ngay cả khi bạn nằm im không di chuyển thì những con sóng vẫn có thể đưa bạn đi từ nơi này đến nơi khác?

1

C3

3. Làm văn

Vận dụng cao

Viết bài văn phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo từ lúc gặp thị Nở đến khi bị thị cự tuyệt trong đoạn trích Chí Phèo của Nam Cao.

1

Phần B

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023 – 2024 (Sách mới) 3 Đề thi giữa kì 1 Văn 11 (Có đáp án, ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *