Đề thi giữa kì 1 GDCD 7 năm 2023 – 2024 tuyển chọn 12 đề thi giữa kì 1 có ma trận, đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 1 GDCD 7 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.
TOP 12 Đề thi GDCD 7 giữa kì 1 được biên soạn rất đa dạng gồm cả cấu trúc đề 60% tự luận kết hợp 40% trắc nghiệm, 30% trắc nghiệm kết hợp 70% tự luận với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 7 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 12 đề thi giữa kì 1 GDCD 7 năm 2023 – 2024 mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 7, bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 7.
Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 CTST
Đề thi giữa kì 1 GDCD 7 Chân trời sáng tạo
Phần I. Trắc nghiệm (3,0 điểm).
Chọn đáp án em cho là đúng nhất:
Câu 1: Loại hình diễn xướng dân gian nào dưới đây thuộc tỉnh Bắc Ninh?
A. Dân ca quan họ.
B. Hát Xẩm.
C. Hát Then.
D. Hát Xoan.
Câu 2: Trong các anh hùng dân tộc của Bắc Ninh, ai là tổng bí thư khi mới 26 tuổi?
A. Ngô Gia Tự.
B. Nguyễn Văn Cừ.
C. Hoàng Quốc Việt.
D. Nguyễn Đăng Đạo.
Câu 3: Những làng nghề truyền thống thuộc tỉnh Bắc Ninh là
A. bánh đa Kế, mì Chũ, rượu làng Vân.
B. tương Bần, long nhãn sấy, mộc Mĩ Hào.
C. tranh Đông Hồ, đúc đồng Đại Bái, mĩ nghệ Đồng Kị.
D. gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, cốm làng Vòng.
Câu 4: Di tích lịch sử nào không thuộc tỉnh Bắc Ninh?
A. Đình làng Đình Bảng.
B. Lăng và đền Kinh Dương Vương.
C. Đền Bà Chúa Kho
D. Chùa Một Cột.
Câu 5:Hành vi nào sau đây không thể hiện sự quan tâm chia sẻ ?
A. Thấy người bị tai nạn không giúp.
B. Nấu cháo, mua thuốc khi mẹ ốm.
C. Cổ vũ nhiệt tình khi đồng đội tham gia thi đấu thể thao.
D. Thường xuyên gọi điện thăm hỏi ông bà.
Câu 6: Ý kiến nào sau đây không đúng với ý nghĩa của quan tâm, cảm thông chia sẻ?
A. Giúp mọi người có động lực vượt qua khó khăn
B. Mối quan hệ xã hội không bền vững.
C. Nhận được sự tôn trọng, yêu quý của mọi người.
D. Cuộc sống vui vẻ hạnh phúc.
Câu 7: Câu thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn nào dưới đây nói về phẩm chất quan tâm cảm thông chia sẻ?
A. Tích tiểu thành đại.
B. Thương người như thể thương thân .
C. Có công mài sắt có ngày nên kim.
D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Câu 8: Em tán thành với ý kiến nào sau đây?
A. Tặng quà bằng vật chất mới thể hiện sự quan tâm.
B. Chỉ quan tâm, chia sẻ khi gặp khó khăn.
C. Khi được đề nghị thì mới giúp đỡ người khác.
D. Sự quan tâm, cảm thông chia sẻ giúp mọi người cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và yêu thương nhau hơn.
Câu 9: Học tập, tự giác tích cực là
A. chủ động nhờ người khác giúp đỡ.
B. cần nhắc nhở khi thực hiện nhiệm vụ.
C. làm được đến đâu thì làm.
D. chủ động cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ mà không cần ai nhắc nhở.
Câu 10:Không học tập tự giác tích cực sẽ
A. đạt kết quả cao trong học tập.
B. rèn tính tự lập tự chủ.
C. được mọi người tin yêu.
D. học tập sa sút, kết quả học tập thấp
Câu 11: Quan điểm nào sau đây là đúng?
A. Khi kiểm tra mới cần tích cực tự giác.
B. Giáo viên cho điểm cao mới xung phong làm bài.
C. Học sinh không cần xây dựng kế hoạch học tập.
D. Học tập tự giác tích cực giúp rèn luyện tự lập tự chủ.
Câu 12: Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói về học tập tự giác tích cực?
A. Đi một ngày đàng học một sàng khôn
B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
C. Há miệng chờ sung
D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
Phần II. Tự luận (7 điểm).
Câu 1: ( 2,5 điểm). Em hãy kể những việc làm đáng phê phán trong việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương? Em đã làm gì để phát huy truyền thống quê hương em?
Câu 2: ( 3 điểm). Em hãy kể về một tấm gương ( trong lớp, trường…) biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác mà em biết? Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?
Câu 3: (1,5 điểm). Theo em vì sao chúng ta phải học tập tự giác tích cực? Em đã học tập tự giác tích cực như thế nào?
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 7
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
A |
B |
C |
C |
A |
B |
B |
D |
D |
D |
D |
A |
PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 |
Những viêc đáng phê phán (không nên ) trong viêc giữ gìn truyền thống tốt đep của quê hương |
2,5 |
– Viêc đáng phê phán (HS ghi được ít nhất 4 việc). VD: + Chê bai các giá trị truyền thống. + Trêu chọc các thương binh, liêt sĩ, người có công với cách mạng. + Viết, vẽ bậy lên các khu di tích, bảo tàng văn hoá. + Xả rác bừa bãi, tiếp tay cho việc chèo kéo khách du lịch,… tại các lễ hội. … Những việc làm của em trong việc giữ gìn truyền thống trốt đẹp của quê hương (Hs ghi được ít nhất 3 việc làm của bản thân). VD: + Tìm hiểu về truyền thống quê hương mình. +Tham gia các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hoá của địa phương, quê hương. + Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. +Tiếp nối các truyền thống tốt đẹp của quê hương như: chăm chỉ học tập, tham gia các câu lạc bộ nghề truyền thống, âm nhạc, nghệ thuật truyền thống… + Tuyên truyền giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống. + Kính trọng người lớn tuổi, trân trọng những người có công với cách mạng ở địa phương đã chiến đấu vì đất nước… + … |
0,25 0,25 0,25 0,25 1. 5 |
|
2 |
Em hãy kể về một tấm gương ( trong lớp, trường…) biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác mà em biết? Em học tập được điều gì từ tấm gương đó? |
3 |
-HS kể được 1 tấm gương cụ thể. – Liệt kê được ít nhất 2 biểu hiện của biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác của tấm gương đó. VD: +Lắng nghe, động viên +Chia sẻ vật chất ,tinh thần với những người khó khan. +Khích lệ, quan tâm,động viên bạn bè + An ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm + Phê phán tính ích kỉ, thờ ơ, trước khó khăn mất mát của người khác – Học tập được từ tấm gương đó: + Ngưỡng mộ tấm gương đó, sẽ luôn: quan tâm, cảm thông chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của người khác để mọi người trong xã hội luôn được vui vẻ hạnh phúc + có tinh thần tập thể cao, không chủ nghĩa cá nhân, ích kỉ hẹp hòi |
0,5 1 1,5 |
|
3 |
Theo em vì sao chúng ta phải học tập tự giác tích cực? Em đã học tập tự giác tích cực như thế nào? |
1,5 |
– Chúng ta phải tích cực học tập vì: + Giúp chúng ta chủ động, sáng tạo, không ngừng tiến bộ và đạt kết quả cao trong học tập +Rèn tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường bền bỉ +Giúp chúng ta thành công trong cuộc sống, được mọi người tin yêu, quý mến. – Biểu hiện học tập tự giác, tích cực của HS: + Có mục đích động cơ học tập đúng đắn + Chủ động, tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ ( học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, tích cực xây dựng bài, tích cực hợp tác với bạn bè thầy cô trong giờ học…) + luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập + Có kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp với năng lực bản thân… |
0. 75 0. 75 |
* Lưu ý: Khi chấm phần tự luận, giáo viên linh hoạt cho điểm trên kết quả HS đưa ra.
Ma trận đề thi giữa kì 1 GDCD 7
TT |
Chủ đề |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Tỉ lệ |
Tổng điểm |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Giáo dục đạo đức |
Tự hào về truyền thống quê hương. |
4 câu |
0,5câu |
0,5câu |
4 câu |
1câu |
3,5 |
|||||
Quan tâm, cảm thông và chia sẻ. |
4 câu |
1câu |
4 câu |
1câu |
4 |
||||||||
Học tập tự giác, tích cực. |
4 câu |
1câu |
4 câu |
1câu |
2,5 |
||||||||
Tổng |
12 |
1,5 câu |
1câu |
0,5 câu |
12câu |
3câu |
10 điểm |
||||||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
30% |
70% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
100% |
BẢN ĐẶC TẢ
TT |
Mạch nội dung |
Nội dung |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ đánh giá |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Giáo dục đạo đức |
1. Tự hào về truyền thống quê hương |
Nhận biết: – Nêu được một số truyền thống văn hoá của quê hương. – Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương. Thông hiểu: – Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. Vận dụng: – Xác định được những việc cần làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương. Vận dụng cao: – Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương. |
4 TN |
0,5TL |
0,5TL |
|
2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ |
Nhận biết: – Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. Thông hiểu: – Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau. Vận dụng: – Đưa ra lời/cử chỉ động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. – Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. Vận dụng cao: – Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người. |
4 TN |
1TL |
||||
3. Học tập tự giác, tích cực |
Nhận biết: – Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực. Thông hiểu: – Giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực. Vận dụng: – Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này. Vận dụng cao: – Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực. |
4 TN |
1 TL |
||||
Tổng |
12 |
2 |
0,5 |
0,5 |
|||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
|||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
Đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức
Đề thi giữa kì 1 GDCD 7 Kết nối tri thức
PHẦN I : TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 3 điểm – mỗi lựa chọn đúng 0.25 điểm)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?
A. Kiên quyết duy trì các hủ tục lạc hậu
B. Tổ chức ma chay cưới hỏi linh đình.
C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm
D. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền
Câu 2: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương cần lên án hành vi nào sau đây?
A.Tìm hiểu giá trị tốt đẹp của quê hương
B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương
C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương
D. Luôn có trách nhiệm với quê hương
Câu 3: Quê hương Hải Dương có truyền thống làm bánh đậu xanh, bánh gai… đó là truyền thống tốt đẹp về :
A. Ẩm thực.
B. Lễ hội.
C. Nghệ thuật.
D. Văn hóa.
Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện cá nhân biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?
A. Tự ti về văn hoá quê hương
B. Tìm hiểu phong trào của quê hương
C. Bài trừ mọi nét văn hoá của quê hương.
D. Xúc phạm truyền thống văn hoá quê hương.
Câu 5 : Biểu hiện chưa đúng của việc quan tâm cảm thông chia sẻ?
A. Khích lệ động viên bạn bè.
B. Thấy bạn có chuyện buồn thì động viên chia sẻ.
C. Để thể hiện sự quan tâm chia sẻ chỉ cần tặng quà là đủ.
D. Hỏi thăm khi bạn bị ốm.
Câu 6: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác?
A. Giúp đỡ những người gặp khó khăn
B. Chế giễu, trêu trọc người kém may mắn.
C. Ghen ghét, đố kị với người khác.
D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.
Câu 7: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác ?
A. Thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ người thân.
B. Giúp đỡ bố mẹ một số công việc trong gia đình
C. Thương cảm trước nỗi đau của người khác
D. Bao che cho bạn khi mắc lỗi.
Câu 8: Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Chị ngã, em nâng
B. Nhường cơm, sẻ áo
C. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau
D. Một con ngưạ đau cả tàu bỏ cỏ.
Câu 9 : Biểu hiện việc học tự giác tích cực?
A. Thường xuyên học bài làm trước khi đến lớp.
B. Mua sách học tốt, sách giải bài tập để trả lời câu hỏi của thầy cô trên lớp.
C. Trao đổi với bạn trong khi cô giáo đang giảng bài.
D. Nhờ bạn làm hộ bài khó.
Câu 10: Em đồng tình với ý kiến nào sau đây về việc tích cực, tự giác trong học tập?
A. Chỉ học bài khi cần lấy điểm kiểm tra.
B. Luôn chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập không để ai nhắc nhở.
C. Chỉ cần xây dựng kế hoạch học tập còn thực hiện thì tùy thuộc hoàn cảnh.
D. Khi nào thầy cô cho đề cương ôn thi thì mới cần phải học bài.
Câu 11: Đâu không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở.
B. Có mục tiêu học tập rõ ràng để đạt kết quả cao nhất
C. Chủ động lập kế hoạch để đạt mục tiêu đã đề ra.
D. Hoàn thành những nhiệm vụ học tập dễ, còn những nhiệm vụ khó bỏ qua
Câu 12: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào thể hiện tinh thần học tập tự giác, tích cực?
A. H ăn cơm xong, đợi bố mẹ nhắc nhở rồi mới ngồi học bài và làm bài tập về nhà.
B. T không làm bài tập về nhà và hôm sau đến lớp sớm để chép bài các bạn
C. Ngoài giờ học trên lớp, N còn lên thư viện đọc tài liệu, tư liệu tham khảo
D. Bạn A cho rằng chỉ cần học tốt lí thuyết để làm bài kiểm tra.
PHẦN II . TỰ LUẬN: ( 7 điểm)
Câu 1( 3 điểm ) Em hãy liệt kê những việc nên làm và không nên làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Câu 2 (3 điểm ) A và N là bạn học cùng lớp và ở gần nhà nhau. N bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Hết giờ học, A sang nhà đưa vở cho bạn chép và giải thích những chỗ khó hiểu để N có thể theo kịp bài học trên lớp. H cùng lớp thấy vậy cho rằng, A làm thế không đúng vì việc học là nhiệm vụ của học sinh, N phải tự tìm hiểu và hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.
Em có nhận xét gì về việc làm của bạn A? Theo em ý kiến của bạn H như vậy có đúng không ? Tại sao?
Câu 3 ( 1 điểm ) Mỗi khi sang nhà T chơi, thấy T cặm cụi làm thêm những bài tập nâng cao, mở rộng kiến thức, H liền nói: “ Cậu ngốc quá, đây có phải những bài tập thầy cô giao đâu mà phải làm. Chúng mình chỉ cần làm hết các bài tập sách giao khoa là tốt lắm rồi!”
Em có nhận xét gì về lời nói của H? Nếu là T, em sẽ nói gì với H?
Đáp án đề thi giữa kì 1 GDCD 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Mỗi câu đúng được 0.25 điểm
CÂU |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đ.A |
C |
B |
A |
B |
C |
A |
D |
C |
A |
B |
D |
C |
II. PHẦN TỰ LUẬN:
CÂU |
ĐÁP ÁN |
ĐIỂM |
1 |
HS nêu ít nhất 6 việc làm mỗi việc đúng được 0.5 điểm – Việc nên làm: + Tham gia các lễ hội, sinh hoạt văn hoá của địa phương + Tiếp nối các truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những việc làm như: chăm chỉ học tập, tham gia các câu lạc bộ về nghề truyền thống, âm nhạc, nghệ thuật… + Tìm hiểu truyền thống quê hương. + Tuyên truyền giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống quê hương …. – Việc không nên làm: + Chê bai các giá trị truyền thống. + Trêu chọc, coi thường các bác thương binh, người có công với cách mạng. + Lười học, ăn ăn đua đòi, sa vào tệ nạn xã hội + Viết vẽ bậy, xả rác, ra khu di tích của địa phương …… |
1.5 1.5 |
2 |
– Việc làm của An thể hiện là một người biết quan tâm, cảm thong và chia sẻ với nỗi khó khăn của bạn bè, A hiểu cho nỗi khó khăn mà N đang trải qua và sẵn sàng, chịu khó giúp đỡ bạn vượt qua. – Ý kiến của H như vậy là không đúng. Bởi việc bị ốm phải nghỉ học đã là một sự thiệt thòi rất lớn đối với N. Nếu không có A giúp đỡ, giảng giải những kiến thức mới, thì N sẽ rất khó để theo kịp tiến độ học và sẽ bị tụt lùi so với các bạn. |
1.5 1.5 |
3 |
– Không đồng tình với lời nói của H vì trong học tập, để nắm kiến thức thì ngoài các bài tập SGK, học sinh cần tích cực làm thêm các bài tập mở rộng, nâng cao – Nếu là T, em sẽ giảng giải phân tích để H hiểu ý nghĩa của việc tích cực, tự giác ôn tập, làm thêm các bài tập ở ngoài SGK để nâng cao kiến thức, đồng thời khuyên H nên dành thời gian cho việc học tập. |
0.5 0.5 |
Ma trận đề thi giữa kì 1 GDCD7
TT |
Phần/ Chương/ Chủ đề/ Bài |
Nội dung kiểm tra |
Mức độ đánh giá |
Tổng số câu |
||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||
TN |
TL |
TL |
TL |
TN |
TL |
|||
1 |
Bài 1. Tự hào về truyền thống quê hương |
– Nêu được một số truyền thống văn hoá của quê hương. – Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương. |
6 câu |
6 |
||||
2 |
Bài 2. Quan tâm cảm thông và chia sẻ |
– Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. – Đưa ra lời nói/cử chỉ động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. – Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. – Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau. |
5 câu |
1/2 câu |
1/2 câu |
5 |
1 |
|
3 |
Bài 3.Học tập tự giác, tích cực |
– Giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực. – Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực. |
5 câu |
1 câu |
1/2 câu |
1/2 câu |
5 |
2 |
Tổng số câu |
16 |
01 |
01 |
01 |
16 |
3 |
||
Tổng số điểm |
4.0 |
3.0 |
2.0 |
1.0 |
4.0 |
6.0 |
||
Tỉ lệ % |
40 % |
30 % |
20 % |
10 % |
40 % |
60 % |
BẢN ĐẶC TẢ
TT |
Mạch nội dung |
Nội dung |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ đánh giá |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Giáo dục đạo đức |
1: Tự hào về truyền thống quê hương |
Nhận biết: – Nêu được một số truyền thống văn hóa của quê hương. – Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương. Vận dụng: – Phê phán những việc làm trái ngược với truyên thống tốt đẹp của quê hương. – Xác định được những việc làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương. Vận dụng cao: Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương |
6 TN |
|||
2.Quan tâm, cảm thông và chia sẻ |
Nhận biết: Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. Thông hiểu: Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm,cảm thông và chia sẻ với nhau. Vận dụng: – Đưa ra lời nói/cử chỉ động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. – Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. Vận dụng cao: Thường xuyên có những lời nói. Việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người. |
5 TN |
1/2 TL |
1/2 TL |
|||
3. Học tập tự giác, tích cực |
Nhận biết: – Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực Thông hiểu: – Giải thích được vì sao phải hoc tập tự giác, tích cực Vận dụng: – Góp ý nhắc nhở những bạn bè chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này. Vận dụng cao: – Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực. |
5 TN |
1 TL |
1/2 TL |
1/2 TL |
||
Tổng |
16 TN |
1TL |
1TL |
1 TL |
|||
Tỉ lệ % |
40 |
30 |
20 |
10 |
|||
Tỉ lệ chung |
40 % |
60 % |
Đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 Cánh diều
Đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân 7
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm – Mỗi lựa chọn đúng được 0,25 điểm)
Lựa chọn đáp án em cho là đúng nhất:
Câu 1. Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là:
A. truyền thống quê hương.
B. truyền thống gia đình.
C. truyền thống dòng họ.
D. truyền thống dân tộc.
Câu 2. Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?
A. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.
B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.
C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.
D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.
Câu 3: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động?
A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh P thường bỏ cuộc.
B. K luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân.
C. Anh T được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc năm vì sự chăm chỉ và sáng tạo.
D. Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi.
Câu 4: Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Truyền thống quê hương.
B. Phong tục tập quán.
C. Truyền thống gia đình.
D. Nét đẹp bản địa.
Câu 5. Di sản văn hoá là:
A. sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
B. sản phẩm tỉnh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
C. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
D. sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 6 Di sản văn hoá vật thể là:
A. sản phẩm tỉnh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
B. sản phẩm phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
C. sản phẩm vật thể, phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
D. sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Câu 7. Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm:
A. tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, lễ hội, trang phục,…
B. tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội, trang phục, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,…
C. di tích lịch sử văn hoá, tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội,…
D. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm kinh tế có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết
Câu 8. Di sản văn hoá bao gồm:
A. di sản văn hoá tỉnh thần và di sản văn hoá vật thể.
B. di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể.
C. di sản văn hoá vật chất và di sản văn hoá tỉnh thần.
D. di sản văn hoá thể chất và di sản văn hoá tinh thần.
Câu 9: Quan tâm là thường xuyên chú ý đến
A. mọi người và sự việc xung quanh.
B. những vấn đề thời sự của xã hội.
C. những người thân trong gia đình.
D. một số người thân thiết của bản thân.
Câu 10: Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo
A. khả năng của mình.
B. nhu cầu của mình.
C. mong muốn của mình.
D. nguyện vọng của mình.
Câu 11: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự chia sẻ?
A. Chỉ những người giàu có mới biết chia sẻ.
B. Chia sẻ giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người.
C. Chia sẻ là cho hết những gì mà bản thân có.
D. Người biết chia sẻ luôn luôn phải chịu thiệt hơn người khác.
Câu 12: Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Quan tâm.
B. Chia sẻ.
C. Đồng cảm.
D. Thấu hiểu.
Phần II. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Em hãy liệt kê những việc nên làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Câu 2 (3 điểm):)
A và N là bạn học cùng lớp và ở gần nhà nhau. N bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Hết giờ học, A sang nhà đưa vở cho bạn chép và giải thích những chỗ khó hiểu để N có thể theo kịp bài học trên lớp. H cùng lớp thấy vậy cho rằng A làm thế không đúng vì việc học là nhiệm vụ của học sinh, N phải tự tìm hiểu và hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.
a) Em có nhận xét gì về việc làm của bạn A?
b) Theo em, ý kiến của bạn H như vậy có đúng không? Tại sao?
Câu 3 (1 điểm):
Trong giờ kiểm tra môn Giáo dục công dân, N không thuộc bài, H ngồi cạnh đã đưa bài cho N chép.
Theo em, việc làm của H có phải là quan tâm, giúp đỡ bạn không? Vì sao?
Đáp án đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
CÂU |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đ/A |
A |
B |
C |
A |
B |
D |
B |
B |
A |
A |
B |
A |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 (3,0 điểm) |
Tìm hiểu về truyền thống của quế hương mình. Tham gia các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hoá của địa phương, quê hương. Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những việc làm như: chăm chỉ học tập, tham gia các câu lạc bộ về nghề truyền thông, âm nhạc, nghệ thuật truyền thống,.. Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống. |
3,0 điểm |
Câu 2 (3,0 điểm) |
a) Việc làm của bạn A đã thể hiện bạn là một người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nối khó khăn của bạn bè. A hiểu cho nỗi khó khăn mà N đang trải qua và sẵn sàng, chịu khó giúp đỡ bạn vượt qua. b) Ý kiến của H như vậy là không đúng. Bởi vì việc bị ốm phải nghỉ học đã là một sự thiệt thòi rất lớn đối với N. Nếu như không có A giúp đỡ, giảng giải những kiến thức mới, thì N sẽ rất khó để theo kịp tiến độ học và sẽ bị tụt lùi so với các bạn. |
3,0 điểm |
Câu 3 (1,0 điểm) |
Việc làm của H không phải là quan tâm giúp đỡ bạn. Bởi vì việc H đưa bài cho N chép vào giờ kiểm tra sẽ khiến cho N ỷ lại vào H, do vậy những giờ kiểm tra sau N sẽ phụ thuộc vào H và tiếp tục không học bài. Lâu dần hình thành cho N thói quen dựa dẫm vào người khác mà không nỗ lực tự học bằng chính khả năng của bản thân, như vậy là H đang gián tiếp tạo thói quen xấu cho N. |
1,0 điểm |
…………….
Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi giữa kì 1 GDCD 7
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023 – 2024 (Sách mới) 12 Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn GDCD 7 (Có ma trận, đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.