Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 10 học kì 1 9 Đề kiểm tra 45 phút lớp 10 môn Lịch sử ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 10 học kì 1 là tài liệu rất hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 10 tham khảo.

Đề kiểm tra 1 tiết Sử 10 học kì 1 tổng hợp 9 đề kiểm tra có đáp án kèm theo bảng ma trận. Thông qua tài liệu này các bạn học sinh có thêm nhiều tư liệu ôn tập củng cố kiến thức để nhanh chóng giải được các câu hỏi Sử 10. Đồng thời cũng là tài liệu hay giúp quý thầy cô ra đề kiểm tra cho các em học sinh. Vậy sau đây là 9 đề kiểm tra 1 tiết Sử 10, mời các bạn theo dõi tại đây.

Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 10 học kì 1

Đề kiểm tra 1 tiết Sử 10 học kì 1 – Đề 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4,0 điểm), mỗi câu 0,5 điểm .

* Mức độ nhận biết.

Câu 1: Thế nào là thị tộc?

A. Gồm 2-3 thế hệ, có chung dòng máu.

B. Gồm 2-3 thế hệ, sống cạnh nhau.

C. Gồm 2-3 thế hệ, gắn bó với nhau.

D. Gồm 2-3 thế hệ, có cùng nguồn gốc xa xôi.

Câu 2: Nói đến Kim tự tháp là nhắc đến quốc gia cổ đại nào ở phương Đông?

A. Ấn Độ.

B. Trung Quốc.

C. Ai Cập.

D. Lưỡng Hà.

*Mức độ thông hiểu.

Câu 1: Nguyên tắc vàng trong xã hội nguyên thủy được thể hiện ở?

A. Mọi người đều phải làm việc.

B. Mọi người đều được hưởng thụ.

C. Mọi người hợp tác lao động và hưởng thụ như nhau.

D. Có làm có hưởng và không làm thì không hưởng.

Câu 2: Cống hiến lớn nhất của cư dân phương Tây cổ đại Hi Lạp – Rô Ma là?

A. Số đếm.

B. Hệ thống chữ cái.

C. La bàn

D. Toán học.

*Mức độ vận dụng.

Câu 1: Cuộc cách mạng đá mới khác với thời đồ đá cũ ở điểm nào?

A. Kỹ thuật ghè công cụ.

B. Kỹ thuật mài công cụ.

C. Biết làm ra nhiều loại công cụ.

D. Con người biết chăn nuôi, trồng trọt, làm gốm.

Câu 2: Nhà nước cổ đại phương Đông mang tính chất gì?

A. Dân chủ chủ nô.

B. Dân chủ nhân dân

C. Chuyên chế cổ đại

D. Dân chủ cộng hòa .

Câu 3: Thành tựu văn hóa nào ra đời sớm nhất ở phương Đông cổ đại ?

A. Chữ Viết.

B. Toán học.

C. Lịch và thiên văn học.

D. Kiến trúc.

Câu 4 : Đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì ?

A.Săn bắt, hái lượm kết hợp với trồng trọt và chăn nuôi

B. Trồng trọt và chăn nuôi kết hợp với công thương

C. Lấy nghề nông làm gốc

D. Phát triển đều các ngành kinh tế .

II. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á chủ yếu trên các lĩnh vực nào? Lấy ví dụ

Câu 2 (2,0 điểm). Trình bày những tiến bộ trong đời sống con người thời đá mới .

Câu 3 (2,0 điểm).Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước lại phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn ở châu Á và châu Phi ?

Đề kiểm tra 1 tiết Sử 10 học kì 1 – Đề 2

I – PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1. Chữ viết đầu tiên của người phương Đông cổ đại là chữ gì?

A. Chữ tượng hình

B. Chữ tượng ý

C. Chữ tượng thanh

D. Chữ Nôm

Câu 2. Ngành kinh tế chủ yếu trong xã hội cổ đại phương Đông là gì?

A. Thủ công nghiệp

B. Thương nghiệp

C. Nông nghiệp

D. Công nghiệp

Câu 3. Hoàng đế cuối cùng của Ấn Độ là ai?

A. A-cơ-ba

B. Ao-ren-dép

C. Gian-han

D. Sa-gia-ha

Câu 4. Vương triều Gúp-ta do ai sáng lập?

A. Bim-bi-sa-ra sáng lập, vào năm 1500 TCN

B. A-sô-ca sáng lập vào thế kỉ II

C. A-cơ-ba sáng lập vào thế kỉ IV

D. Gúp-ta sáng lập, vào đầu công nguyên

Câu 5. Bắc Kinh và Nam Kinh vừa là trung tâm kinh tế vừa là trung tâm chính trị vào thời kì nào ở Trung Quốc?

A. Thời Minh – Thanh.

B. Thời Đường – Tống

C. Thời Tần – Hán

D. Thời Xuân Thu – Chiến Quốc

Câu 6. Thời nhà Minh bỏ các chức Thừa tướng, thái uý và thay vào đó bằng chức gì?

A. Quan văn, quan võ

B. Tiết độ sứ

C. Các quan thượng thư phụ trách các bộ.

D. Không thay thế chức nào

Câu 7. Chế độ quân điền dưới thời nhà Đường là gì?

A. Lấy ruộng đất của địa chủ, quan lại chia cho nông dân

B. Lấy ruộng đất của nông dân giàu chia cho nông dân nghèo

Tham khảo thêm:   Bài phát biểu sơ kết học kỳ 1 năm 2023 - 2024 Lời phát biểu của lãnh đạo, giáo viên, phụ huynh, học sinh

C. Lấy ruộng đất của nhà nước chia bình quân cho mọi người

D. Lấy ruộng công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân

Câu 8. Người nước nào đã tính được một năm có 365 ngày và ¼, nên họ định ra một tháng có 30 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày.

A. Hi Lạp

B. Rô-ma

C. Trung Quốc

D. Ai Cập

Câu 9. Nhóm người gồm 2-3 thế hệ già trẻ cùng có chung dòng máu, đó là biểu hiện của tổ chức nào trong xã hội nguyên thuỷ?

A. Thị tộc

B. Bộ lạc

C. Bầy người nguyên thủy

D. Người vượn cổ

Câu 10. Khi tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội như thế nào?

A. Của cải dư thừa dẫn đến khủng hoảng thừa

B. Xã hội phân chia kẻ giàu, người nghèo dẫn đến phân chia thành giai cấp

C. Những người giàu có phung phí của cải thừa

D. Người tối cổ đã bắt đầu biết chế tác công cụ.

Câu 11. Người tối cổ đã có những phát minh lớn gì ghi dấu ấn trong thời nguyên thuỷ?

A. Giữ lửa trong tự nhiên

B. Ghè đẽo công cụ bằng đá thật sắc.

C. Chế tạo công cụ bằng đá

D. Giữ lửa và tạo ra lửa

Câu 12. Đặc điểm của thị quốc ở Địa Trung Hải?

A. Địa Trung Hải mỗi quốc gia nhiều thành thị

B. Ở Địa Trung Hải có nhiều phụ nữ sống ở thành thị

C. Ở Địa Trung Hải mỗi thành thị là một quốc gia

D. Ở Địa Trung Hải mỗi thành thị có nhiều quốc gia

Câu 13. Nhà Tần thống nhất Trung Quốc vào khoảng thời gian nào?

A. Khoảng năm 122 TCN

B. Khoảng năm 212 TCN

C. Khoảng năm 221 TCN

D. Khoảng năm 215 TCN

Câu 14. Vào khoảng thời gian nào cư dân Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt?

A. Khoảng thiên niên kỉ I TCN

B. Khoảng thiên niên kỉ II TCN

C. Khoảng thiên niên kỉ III TCN

D. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN

Câu 15. Các nước nào đã chịu ảnh hưởng rất rõ rệt về văn hoá truyền thống của Ấn Độ?

A. Trung Quốc

B. Ấn Độ C. Mông Cổ

D. Các nước Đông Nam Á

Câu 16. Tính cộng đồng trong thị tộc được biểu hiện như thế nào?

A. có sự phân biệt giữa giàu và nghèo

B. Mọi sinh hoạt và của cải được coi là của chung, việc chung và làm chung

C. Tập hợp một số thị tộc, sông cạnh nhau, có họ hàng với nhau và cùng một nguồn gốc tổ tiên xa xôi

D. Các thị tộc có quan hệ gắn bó với nhau

II – PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: Những thành tựu nổi bật của văn hóa Trung Quốc phong kiến? (3 điểm)

Câu 2. Nêu sự giống nhau và khác nhau cơ bản của vương triều Hồi giáo đê-li và vương triều Mô-gôn? (3 điểm)

Đề kiểm tra 1 tiết Sử 10 học kì 1 – Đề 3

I. Phần trắc nghiệm

Chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1. (0,5đ) Hợp quần xã hội đầu tiên của loài người được gọi là gì?

A. Bầy người nguyên thủy.

B. Thị tộc

C. Bộ lạc.

D. Các quốc gia cổ đại.

Câu 2. (0,5đ) Ý nào sau đây KHÔNG phải biểu hiện của tính cộng đồng trong Thị tộc?

A. Sự phân chia giàu nghèo trong xã hội.

B. Sự bình đẳng giữa các thành viên.

C. Mọi của cải được coi là của chung.

D. Sự hưởng thụ của cải bằng nhau.

Câu 3. (0,5đ) Sở hữu trong thị tộc là

A. sở hữu tư nhân.

B. sở hữu tập thể.

C. sở hữu một vài tập thể.

D. sở hữu nhà nước.

Câu 4. (0,5đ) Trong xã hội phương Đông là mâu thuẫn cơ bản nhất là mâu thuẫn giữa các giai cấp nào?

A: Nhà vua với nông dân công xã.

B: Qúy tộc với nông dân công xã.

C: Quý tộc với nô lệ.

D: Địa chủ với nông dân.

Câu 5. (0,5đ) Vì sao các quốc gia cổ đại phương Đông lại thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp?

A: Nhờ các chính sách của nhà nước.

B: Nhờ các dòng sông mang phù sa bồi đắp.

C: Nhờ sự cần cù, chăm chỉ lao động của nhân dân.

D: Nhờ biết sử dụng công cụ bằng sắt sớm.

Câu 6. (0,5đ) Các vị thần Brahma, Visnu; Siva, Indra là những vị thần của tôn giáo nào?

A. Phật giáo

B. Đạo Hindu

C. Đạo Hồi

D. Đạo Islam.

II. Phần tự luận

Câu 1 (4đ): Phân tích các đặc điểm khác nhau của các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây?

Câu 2 (2đ): Giải thích vì sao A-cơ-ba được nhân dân Ấn Độ suy tôn làm Đấng Chí tôn?

Đề kiểm tra 1 tiết Sử 10 học kì 1 – Đề 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM(5 ĐIỂM)

Câu 1. Phương thức kiếm sống của Người tối cổ là

A. săn bắn, hái lượm.

B. trồng trọt, làm gốm.

C. trồng trọt, chăn nuôi.

D. săn bắt, hái lượm.

Câu 2. “Nguyên tắc vàng” của xã hội nguyên thủy là

A. hưởng thụ công bằng.

B. yêu thương lẫn nhau.

C. sự tự do và bình đẳng.

D. Kiếm thức ăn nuôi sống thị tộc.

Câu 3. Phát minh quan trọng nhất, giúp cải thiện cuộc sống của Người tối cổ là

A. biết chế tác công cụ lao động.

B. biết cách tạo ra lửa.

C. biết sử dụng lửa để nướng thức ăn.

D. biết trồng trọt và chăn nuôi.

Câu 4. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của hợp quần xã hội đầu tiên của con người?

Tham khảo thêm:   Đặc sản Sapa: Top 19 đặc sản ngon nên thử và mua làm quà

A. Có người đứng đầu.

B. Có phân công lao động giữa nam và nữ.

C. Sống quây quần trong các hang động, mái đá.

D. Có sự phân hóa giàu nghèo.

Câu 5. Trong buổi đầu thời đại kim khí, kim loại nào được sử dụng sớm nhất?

A. Đồng đỏ.

B. Đồng thau.

C. Sắt.

D. Thiếc.

Câu 6. Các quốc gia cổ đại phương Đông chủ yếu hình thành đầu tiên ở khu vực nào?

A. Lưu vực các con sông lớn.

B. Ven bờ biển.

C. Vùng trung du.

D. Vùng núi.

Câu 7. Chữ viết đầu tiên của cư dân phương Đông là

A. chữ tượng thanh

B. chữ tượng hình .

C. Chữ tượng ý.

D. Chữ giáp cốt.

Câu 8. Công trình kiến trúc nào là thành tựu văn hóa Lưỡng Hà cổ đại?

A. Đền Pác-tê-nông.

B.Vườn treo Babilon.

C. Vạn lí trường thành.

D. Kim tự tháp.

Câu 9. Tại sao các công trình kiến trúc ở những quốc gia cổ đại Phương Đông thường đồ sộ?

A. Thể hiện tài năng và sự sáng tạo của cư dân phương Đông.

B. Thể hiện sức mạnh của thần thánh

C. Thể hiện sức mạnh và uy quyền của nhà vua

D. Thể hiện tình đoàn kết dân tộc.

Câu 10. Ý nào không đúng khi nói về nền dân chủ cổ đại ở phương Tây?

A. Người ta không chấp nhận có vua chuyên chế.

B. Mọi người có quyền tham gia Đại hội công dân.

C. Đại hội công dân bầu ra các cơ quan nhà nước quyết định mọi công việc.

D. Hội đồng 500 có vai trò như quốc hội, bầu ra 10 viên chức điều hành như chính phủ.

Câu 11. Giai cấp địa chủ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành từ

A. quan lại và tăng lữ

B. Chủ nô và nông dân giàu có.

C. tăng lữ.

D. quý tộc và một số nông dân giàu có.

Câu 12. Người đầu tiên khởi xướng tư tưởng Nho học ở Trung Quốc là

A. Tuân Tử.

B. Mạnh Tử.

C. Lão Tử.

D. Khổng Tử.

Câu 13. Thể loại văn học phát triển nhất dưới thời Minh, Thanh là

A. thơ.

B. kịch.

C. tiểu thuyết

D. phú

Câu 14. Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập khi

A. quan hệ vua – tôi được xác lập, xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế.

B. quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã được xác lập.

C. quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh được xác lập.

D. vua Tần xưng là Hoàng đế.

Câu 15. Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc là

A. quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng.

B. gây chiến tranh xâm lược bên ngoài

C. mở rộng quan hệ sang phương Tây.

D. thần phục phương Tây

Câu 16. Loại hình kiến trúc nào tiêu biểu và độc đáo cho tín ngưỡng sùng Phật của Ấn Độ?

A. Đền tháp

B. Lăng mộ.

C. Chùa hang.

D. Tượng thần.

Câu 17. Bộ sử thi dài nhất thế giới là

A. Ra-ma-ya-na. B. Ma-ha-bha-ra-ta.

C. I-li-at. D. Ô-đi-xê.

Câu 18. Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến khu vực nào trên thế giới

A. Đông Nam Á

. B. Nam Á

C.Trung Á.

D. Tây Á.

Câu 19. Các ngôi đền bằng đá đồ sộ, hình chóp núi được xây dựng ở Ấn Độ để

A. Thờ Phật.

B. Thờ Linh vật.

C. Thờ thần.

D. Thờ đấng cứu thế.

Câu 20. Ý nào không phản ánh đúng nét nổi bật văn hóa truyền thống Ấn Độ thời kì định hình và phát triển là gì?

A. Sản sinh ra hai tôn giáo lớn của thế giới (Phật giáo, Hinđu giáo)

B. Chữ viết xuất hiện và sớm hoàn thiện tạo điều kiện cho một nên văn học cổ phát triển rực rỡ

C. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển, gắn chặt với tôn giáo

D. Xuất hiện sự giao lưu của văn hóa truyền thống Ấn Độ và văn hóa phương Tây

II. PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)

Câu 1 (2 điểm). Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập như thế nào?

Câu 2 (1 điểm). Em hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ?

Câu 3 (2 điểm). Trình bày sự ảnh hưởng của Văn hóa truyền thống Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á.

Đáp án đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 10 kỳ 1

Đáp án đề kiểm tra 1 tiết Lịch sử 10 học kì 1 – Đề 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)

Câu Đáp án
Câu 1 A
Câu 2 C
Câu 3 C
Câu 4 B
Câu 5 D
Câu 6 C
Câu 7 C
Câu 8 C

II . PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu 1 Đáp án Điểm
2,0 đ Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á chủ yếu trên 4 lĩnh vực.
– Chữ viết: từ chữ Phạn của Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á sáng tạo ra hệ thống chữ viết riêng của mình như :chữ Chăm cổ, Khmer cổ 0,5
– Văn học: văn học dân tộc các nước Đông Nam Á nhiều khi mô phỏng hoặc lấy tích từ các sử thi, truyện thần thoại Ấn Độ. 0,5
– Tôn giáo: các dân tộc Đông Nam Á tiếp thu cả Ấn Độ giáo và Phật giáo.. 0,5
– Kiến trúc: Mô phỏng kiến trúc và kiến trúc Phật giáo như quần thể kiến trúc Ăng – co Vát và Ăng- co Thom … 0,5
Câu 2
2,0 đ Những tiến bộ trong đời sống con người thời đá mới :
– Cuộc sống con người đã có những thay đổi lớn lao, người ta biết : 0,5
+ Trồng trọt, chăn nuôi 0,25
+ Làm sạch tấm da thú che thân 0,25
+ Làm nhạc cụ . 0,25
=>Cuộc sống no đủ hơn, đẹp hơn và vui hơn. Bớt lệ thuộc vào thiên nhiên… 0,75
Câu 3
2,0đ Xã hội có giai cấp và nhà nước phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn ở châu Á và châu Phi ..
– Do điều kiện tự nhiên thuận lợi : Đất đai phù sa màu mỡ , gần nguồn nước tưới, thuận lợi cho sản xuất và sinh sống . 1,0
– Do thủy lợi , người ta đã sống quần tụ thành những trung tâm quần cư lớn và gắn bó với nhau trong tổ chức công xã . Nhờ đó nhà nước sớm hình thành 1,0
Tham khảo thêm:   4 cách làm bánh sinh nhật bông lan trứng muối cực ngon tại nhà

Đáp án đề kiểm tra 1 tiết Lịch sử 10 học kì 1 – Đề 2

I – PHẦN TRẮC NGHIỆM(4 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Chọn A C B D A C D B A B D C C A D B

II – PHẦN TỰ LUẬN ( 6 điểm)

Câu 1:Gợi ý trả lời:

– Nho giáo:

+ Giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng, là cơ sở lí luận, tư tưởng và công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền.

+ Đến đời Tống, Nho giáo phát triển thêm, các vua nhà Tống rất tôn sùng nhà nho.

+ Sau này, học thuyết Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.

+ Đánh giá về mặt tích cực và hạn chế của Nho giáo.

– Phật giáo:

+ Thịnh hành, nhất là thời Đường, Tống. Các nhà sư Trung Quốc sang Ấn Độ tìm hiểu giáo lí của đạo Phật, các nhà sư Ấn Độ đến Trung Quốc truyền đạo.

+ Kinh Phật được dịch, in ra chữ Hán ngày một nhiều, chùa chiền được xây dựng ở các nơi.

– Sử học:

+ Thời Tần – Hán, Sử học trở thành lĩnh vực khoa học độc lập: Tư Mã Thiên với bộ Sử kí, Hán thư của Ban Cố. Thời Đường thành lập cơ quan biên soạn gọi là Sử quán.

+ Đến thời Minh – Thanh, sử học cũng được chú ý với những tác phẩm lịch sử nổi tiếng.

– Văn học:

+ Văn học là lĩnh vực nổi bật của văn hoá Trung Quốc. Thơ ca dưới thời Đường có bước phát triển nhảy vọt, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với những thi nhân mà tên tuổi còn sống mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị…

+ Ở thời Minh – Thanh, xuất hiện loại hình văn học mới là “tiểu thuyết chương hồi” với những kiệt tác như Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung…

– Khoa học – kĩ thuật:

+ Nhiều thành tựu rực rỡ trong các lĩnh vực Toán học, Thiên văn, Y học…

+ Người Trung Quốc có rất nhiều phát minh, trong đó có 4 phát minh quan trọng, có cống hiến đối với nền văn minh nhân loại là giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.

– Nghệ thuật kiến trúc:

Đạt được những thành tựu nổi bật với những công trình như: Vạn lí trường thành, Cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động.

Câu 2:Gợi ý trả lời:

* Giống nhau: Đều là vương triều phong kiến ngoại bang và theo Hồi giáo

* Khác nhau:

– Vương triều Đê-li thực hiện kỳ thị tôn giáo còn vương triều Mô-gôn xóa bỏ kỳ thị tôn giáo ở Ấn Độ…….

– Vương triều Đê-li thực hiện áp bức dân tộc, ưu tiên quyền lợi cho người Thổ, còn vương triều Mô-gôn thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc, phát triển kinh tế, khuyến khích sáng tạo văn hóa…..

Đáp án đề kiểm tra 1 tiết Lịch sử 10 học kì 1 – Đề 3

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1 – A Câu 2 – A Câu 3 – B Câu 4 – D Câu 5 – B Câu 6 – B

II. Phần tự luận

Câu 1:

Đặc điểm Phương Đông Phương Tây

Điều kiện tự nhiên

– Gần lưu vực các con sông lớn.

– Đồng bằng phù sa màu mỡ.

– Khí hậu thuận lợi.

→ Phát triển nông nghiệp

– Địa hình bị chia cẳ, đất đai khô cằn.

– Đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, kín gió.

Thời gian hình thành

Từ thiên niên kỉ IV đến thiên niên kỷ III TCN khi trình độ sản xuất còn thấp kém.

Khoảng từ thiên niên kỉ I TCN → Khi công cụ đồ sắt phổ biến.

Thể chế chính trị

Quân chủ chuyên chế

Dân chủ chủ nô.

Kinh tế

Nông nghiệp là chủ đạo. Thủ công nghiệp và thương nghiệp là ngành bổ trợ.

Thủ công nghiệp và thương nghiệp là ngành chính, nông nghiệp là bổ trợ.

Xã hội

Mâu thuẫn chính là Địa chủ >< nông dân lĩnh canh bằng hình thức địa tô.

Mâu thuẫn chính là Chủ nô >< nô lệ.

Văn hóa

Mang tính cụ thể gắn liền với lao động sản xuất chủ yếu là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Mang tính khái quát thành những định lý những tiên đề.

Câu 2:

Nguyên nhân A-cơ- ba được suy tôn là “Đấng trí tôn” vì ông đã đề ra những chính sách cải cách tiến bộ, đưa Ấn Độ bước sang một bước phát triển mới:

– Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc, số quan lại gốc Mông cổ (thực ra là gốc Trung Á Hồi giáo), gốc Ấn Độ Hồi giáo và cả gốc Ấn Độ Ấn giáo, có tỉ lệ gần như bằng nhau.

– Xây dựng khối hoà hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và cũng có biện pháp hạn chế sự bóc lột quá đáng của chủ đất, quý tộc.

– Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường.

– Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hoá, nghệ thuật.

…………….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 10 học kì 1 9 Đề kiểm tra 45 phút lớp 10 môn Lịch sử của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *