Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 (Có đáp án) Đọc hiểu Ngữ văn 11 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 sẽ tổng hợp các đề đọc hiểu thuộc chương trình học môn Ngữ văn lớp 11.

Tài liệu bao gồm 2 bộ đề đọc hiểu (Ngữ liệu ngoài SGK) cho 3 bộ sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều do chúng tôi tổng hợp. Bạn đọc có thể tham khảo để nắm được nội dung chi tiết ngay sau đây.

Tài liệu gồm:

  • Bộ số 1: 17 đề đọc hiểu của 3 bộ sách CD, KNTT và CTST (Có đáp án)
  • Bộ số 2: 107 đề đọc hiểu tổng hợp (Có đáp án)
  • File Word có thể chỉnh sửa.
  • File PDF thuận tiện in trên Mobile.

1. Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 (Bộ số 1)

Xem thêm:

  • Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
  • Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 Cánh diều

2. Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 (Bộ số 2)

2.1 Đề đọc hiểu Ngữ văn 11 – Đề số 1

Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Giữa năm 2015, bà Lê Thị Thảo, mẹ của Hòa, quyết định tặng thận…

[…] Tháng 3-2016, Hòa lên bàn mổ để tặng một quả thận cho một người phụ nữ trạc tuổi mẹ mình. Người được nhận thận quê ở Hà Nam, đã bị suy thận nhiều năm và cần được ghép thận để tiếp tục được sống.

[…] Để tặng được quả thận, từ khi quyết định hiến tặng đến khi lên bàn mổ, bà Thảo đã phải hơn 10 lần một mình một xe máy từ Bắc Ninh ra bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội để làm các xét nghiệm. Con gái bà Thảo cũng vậy, và cuối năm 2016 khi mẹ con bà được mời lên truyền hình để nói về ý nghĩa của việc hiến tặng mô tạng, hai mẹ con lại chở nhau bằng xe máy từ Bắc Ninh lên Hà Nội rồi vội vã trở về ngay trong đêm… Nếu có ai hỏi về chuyện hiến thận đã qua, bà chỉ phẩy tay cười: “Cứ nghĩ bình thường đi, bình thường với nhau đi, bây giờ tôi chẳng đang rất khỏe là gì…”

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 1 lớp 5 năm 2023 - 2024 theo Thông tư 22 30 Đề thi môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Tiếng Anh, Tin học, Lịch sử - Địa lí lớp 5

Và nhờ cái “bình thường” của mẹ con bà Thảo, giờ đây có thêm hai gia đình được hạnh phúc vì người thân của họ được khỏe mạnh trở lại. Ở Bắc Ninh, gia đình bà Thảo cũng đang rất vui vẻ. Nỗi đau đớn của ca đại phẫu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài, như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình.

Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kì lạ, nhưng khi gặp họ và trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kì lạ chút nào, họ chỉ muốn tặng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được!”

(Trích Hai mẹ con cùng hiến thận, Lan Anh, Báo Tuổi trẻ, ngày 31/5/2018)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Chỉ ra lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 3. Nỗi đau đớn của ca đại phẫu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài, như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình.

a. Xét về mặt cấu trúc, câu trên thuộc kiểu câu gì?

b. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu trên.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về ý nghĩa của việc từ thiện trong cuộc sống Viết đoạn văn về việc làm từ thiện

Câu 4. Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kì lạ, nhưng khi gặp họ và trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kì lạ chút nào, họ chỉ muốn tặng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được!

a. Xác định thành phần biệt lập có trong câu trên.

b. Theo em, thứ hạnh phúc tinh thần mà người viết không thể nào định danh được là gì?

2.2 Đề đọc hiểu Ngữ văn 11 – Đề 2

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

“Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa
Gần gũi nhất vẫn là cây lúa
Trưa nắng khát ước về vườn quả
Lúc xa nhà nhớ một dáng mây
Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây
Một làn khói, một mùi hương trong gió…

Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ
Mọc vô tình trên lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi
Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.”

(Trích Cỏ dại, Vĩnh Linh)

Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Tác giả đã kể ra những sự vật gần gũi, thân quen nào?

Câu 3. Trong những sự vật ở quê nhà gần gũi mà tác giả kể trên, theo anh/chị tác giả gửi gắm tình cảm vào sự vật nào nhiều nhất? Vì sao?

Câu 4. Qua đoạn thơ trên, anh/chị hãy nêu cảm nghĩ về quê hương của mình.

2.3 Đề đọc hiểu Ngữ văn 11 – Đề 3

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa, nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”

Tham khảo thêm:  

(Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2.  Nêu nội dung chính của văn bản trên.

Câu 3.  Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.

Câu 4. Theo quan điểm riêng của anh/chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì?

2.4 Đề đọc hiểu Ngữ văn 11 – Đề 4

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim cỏ những nhịp đập yêu thương.”

(Trích “Lời khuyên cuộc sống…”)

Câu 1. Thao tác lập luận chính của đoạn trích là gì?

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3. Đoạn trích giúp anh/chị nhận ra bài học gì?

Câu 4. Anh/chị hãy nêu suy nghĩ của mình về quan điểm: “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 (Có đáp án) Đọc hiểu Ngữ văn 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *